Câu 18. Đầu thế kỉ XX, nước Nga có tình hình chính trị nổi bật là
A. Quân chủ lập hiến.
B. Quân chủ chuyên chế.
C. Dân chủ nhân dân. D. Cộng hòa.
Câu 19. Sắc lệnh đầu tiên của chính quyền Xô Viết khi mới thành lập là A. tổng động viên và Chính sách kinh tế mới.
B. hòa bình và ruộng đất. C. tổng động viên và hòa bình.
D. tổng động viên và cộng sản thời chiến.
Câu 20. Lịch sử thế giới hiện đại có mấy nội dung chủ yếu?
A. Ba. B. Hai.
C. Bốn.
D. Năm.
Câu 21. Đặc điểm nổi bật của tình hình các nước Châu Á giữa hai cuộc chiến
tranh thế giới ( 1919-1939) là đều
A. tồn tại nền kinh tế lạc hậu, bị thực dân Phương Tây xâm lược.
B. có nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển. C. tồn tại hình thức chủ nghĩa thực dân kiểu cũ.
D. có nền kinh tế tư bản kết hợp với nền kinh tế phong kiến.
Câu 22Thế giới lấy năm 1917 là mốc mở đầu cho lịch sử thế giới hiện đại vì A. Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi, mở ra thời kì mới cho lịch sử thế
giới nhân loại.
B. chiến tranh thế giới thứ nhất bước vào giai đoạn kết thúc.
C. tháng 4/ 1917, Mĩ tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất làm thay đổi cục diện của cuộc chiến.
Câu 23. Ý nghĩa được đánh giá to lớn nhất của cách mạng tháng Mười Nga
năm 1917 đối với cách mạng thế giới là
A. mở đường, dẫn lối cho phong trào cách mạng thế giới phát triển.
B. tăng thêm sức mạnh cho hệ thống xã hội chủ nghĩa, C. góp phần đánh bại chủ nghĩa thực dân xâm lược.
D. tạo điều kiện cho các nước đứng lên giành độc lập dân tộc.
Câu 24. Từ phong trào đấu tranh giành độc lập ở các nước Đông Nam Á cuối
thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Việt Nam rút ra được bài học gì để bảo vệ chủ quyền đất nước trong giai đoạn hiện nay ?
A. Phải có tổ chức giữ vai trò lãnh đạo thống nhất, có chính sách ngoại giao mềm dẻo. giao mềm dẻo.
B. Chú trọng phát triển nông nghiệp, cứng rắn trong quan hệ ngoại giao. C. Mở cửa buôn bán tự do, cứng rắn trong quan hệ ngoại giao.
D. Khước từ cải cách, mềm dẻo trong quan hệ ngoại giao.
II. TỰ LUẬN
1 Hãy nêu những nội dung chính của lịch sử thế giới hiện đại (Phần từ năm 1917 đến năm 1945)? đại (Phần từ năm 1917 đến năm 1945)?
Những nội dung chính của lịch sử thế giới hiện đại ( Phần từ năm 1917 đến năm 1945) là:
- Cách mạng tháng Mười nga năm 1917 tháng lợi, lần đầu tiên trong lịch sử chủ nghĩa xã hội đã trở thành hiện thực ở một nước, nằm giữa vòng vây của chủ nghĩa tư bản. Mở ra một thời kì mới trong lịch sử nhân loại: độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội.
- Cao trào cách mạng ở các nước tư bản Âu- Mĩ ( 1918-1933) có bước chuyển biến mới: Giai cấp công nhân trưởng thành, các Đảng cộng sản ra đời ở nhiều nước. Trên cơ sở đó, Quốc tế cộng sản được thành lập,lãnh đạo phong trào cách mạng đi theo con đường Cách mạng tháng Mười Nga- con đường cách mạng Xã hội chủ nghĩa.
- Phong trào độc lập dân tộc ở các nước thuộc địa là đòn tấn công vào tư bản chủ nghĩa. Trong phong trào đó, giai cấp vô sản trưởng thành và tham gia lãnh đạo phong trào cách mạng. - Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới ( 1929-1933) đã dẫn đến hậu quả: chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức, I- ta- li – a, Nhật Bản với ý đồ gây chiến tranh chia lại thế giới.
- Chiến tranh thế giớ thứ hai (1939-1945) là cuộc chiến tranh gây ra những tổn thất khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại, đã kết thúc một thời kì phát triển của lich sử thế giới hiện đại. 2.0: 0.5 0.5 0.5 0.25 0.25 2 Trong số các sự kiện lịch sử từ năm 1917 đến năm 1945,
em hãy lựa chọn 1 sự kiện tiêu biểu nhất và nêu lí do vì sao em chọn sự kiện đó.
Các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1917 đến năm 1945 là: - Sự kiện 1: Cách mạng tháng Mười Nga 1917
Lí giải: Lần đầu tiên trong lịch sử loài người chủ nghĩa xã hội
đã trở thành hiện thực ở một nước, mở ra thời kì mới trong lịch sử của nhân loại: độc lập dân tộc gắn liền vói chủ nghĩa xã hội.
- Sự kiện 2: Quốc tế cộng sản (Quốc tế thứ ba) thành lập năm 1919.
Lí giải: Quốc tế cộng sản ra đời là kết quả của sự phát triển của phong trào cách mạng Châu Âu nói riêng cũng như trên thế giới nói chung . Các Đảng cộng sản ra đơi ở nhiều nước . Quốc tế cộng sản ra đời đã lãnh đạo phong trào cách mạng đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.
- Sự kiện 3: Phong trào đấu tranh độc lập dân tộc ở Châu Á Lí giải: Phong trào đấu tranh giành độc lập ở Châu Á phát triển mạnh mẽ là đòn tấn công vào chủ nghĩa đế quốc. Trong phong trào đó, giai cấp vô sản trưởng thành và tham gia lãnh đạo phong trào cách mạng.
- Sự kiện 4: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929- 1933). Lí giải: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới ( 1929-1933) đẩy các nước tư bản vào cuộc khủng hoảng chưa từng có, dẫn đến hậu quả là chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức, I-ta- li- a, Nhật bảnvà đẩy nhân loại đứng trước nguy cơ một cuộc chiến tranh.
- Sự kiện 5: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) Lí giải: Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai đã gây ra tổ thất khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại , kết thúc một thời kì phát triển của lịch sử thế giới hiện đạị.
( Tùy vào sự lựa chọn sự kiện của mình mà lí giải)
LỊCH SỬ VIỆT NAM
BÀI 24. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC (1858 – 1873) (1858 – 1873)