- Tạo băng từ giả (Skimming): Đây là loại giả mạo giaodịch thẻ sử dụng công nghệ kỹ thuật cao trên cơ sở thu thập thông tin trên băng từ của chủ thẻ thanh toán
1.2.2 Xu hướng phát triển hoạt động thẻ trên Thế giớ
Với tôc độ tăng trưởng kinh tế trên thế giới hiện nay, thanh toán thông qua thẻ sẽ trở thành một phương thức thanh toán thông dụng nhất. Đây là cơ hội cho các NH và tổ chức tín dụng tham gia hoạt động thanh toán thẻ.
Trong lĩnh vực NH, liên minh thẻ EMV (EuroPay, MasterCard và Visa) được xem là nền tảng để nhiều NH đầu tư và triển khai giải pháp phát hành thẻ thông minh, cả 3 tổ chức thẻ đã thông nhất để đưa ra đặc tả kỹ thuật được gọi là "EMV Card Specification" nhằm tạo nền tảng chung đảm bảo tính tương thích giữa các hệ thông thẻ trên toàn thế giới. Tiên phong là châu Âu (chuyển đổi từ năm 1996), mà điển hình là Pháp và Anh. Ở khu vực châu Á, Nhật Bản, Hàn Quôc cũng tiến hành từ những năm 2003-2004. Ở Đông Nam Á, Malaysia và Singapore là những quôc gia đầu tiên chuyển đổi hệ thông thanh toán thẻ sang chuẩn EMV từ năm 2005, tiếp sau đó là Thái Lan, Indonesia, Philipine và Việt Nam.
Giải thích thêm về thẻ chip chuẩn EMV, đó là chuẩn quôc tế về thẻ chip đưa ra thay thế cho công nghệ thẻ từ hiện tại. Thẻ chip (còn gọi là thẻ thông minh) theo chuẩn EMV là sản phẩm thẻ được gắn chip điện tử với bộ vi xử lý như một máy tính thu nhỏ đa chức năng và ứng dụng, có khả năng lưu trữ các thông tin quan trọng được mã hóa với độ bảo mật cao. Sự khác nhau cơ bản giữa thẻ từ và thẻ chip là ở chỗ thẻ chip áp dụng quy trình EMV ngay trên thẻ (ngay trên chip), còn thẻ từ chỉ áp dụng EMV tại kho dữ liệu. Chính vì thế thẻ chip an toàn hơn rất nhiều. Việc
làm thẻ chip giả hay lấy cắp dữ liệu cá nhân từ thẻ để ăn cắp tiền bị hạn chế hơn nhiều so với thẻ từ. Từ đặc điểm này, Hiệp hội Công nghiệp thẻ quôc tế đã khuyến khích các NH, định chế tài chính phát hành thẻ từ chuyển sang thẻ chip nhằm giúp
giảm thiểu rủi ro, giả mạo nhằm tạo cho khách hàng sự yên tâm khi sử dụng sản phẩm thẻ.
Tính đến tháng 9/2006, hơn 250 triệu thẻ Chip Visa theo tiêu chuẩn EMV được phát hành trên toàn cầu (tăng 14% so với 2005) song song với việc triển khai
6,4 triệu máy ATM và POS tương thích (tăng 27,2% so với năm 2005). Phần lớn trong sô thẻ Chip này được phát hành và sử dụng tại châu Âu. Năm 2006, hơn 70% thẻ phát hành tại châu Âu là thẻ Chip.
Tại Pháp, tổ chức thẻ (Cartes Bancaires) được thành lập năm 1984 đã bắt đầu đưa thẻ Chip vào sử dụng tại Pháp đầu những năm 90 của thế kỷ 20 với việc phát hành thẻ B0. Ngày nay, có hơn 42 triệu thẻ chíp được phát hành bởi hơn 180 NH và các định chế tài chính; cùng với sô máy ATM là 40,000 và hơn 600,000 điểm chấp nhận thanh toán trên khắp nước Pháp. Kinh nghiệm của Pháp cho thấy, sau một vài năm sử dụng thẻ chíp, gian lận thẻ trong nội địa đã giảm từ khoảng 25 triệu USD năm 1992 xuông còn gần như bằng 0 năm 1997. Tỷ lệ gian lận cũng đồng thời giảm xuông từ 0.078% còn 0.019%.
Anh là một trong những thị trường thẻ phát triển nhất trên thế giới với 35 triệu chủ thẻ và khoảng 87,6 triệu thẻ đang lưu hành. Thẻ tín dụng từ lâu đã ăn sâu vào hệ thông thanh toán của Anh với 83% người trưởng thành sở hữu ít nhất một thẻ thanh toán trở lên. Động cơ chính thúc đẩy Anh chuyển sang sử dụng thẻ chíp là nhằm hạn chế gian lận thẻ. Năm 1997, tại Anh đã tổn thất đến 20.3 triệu Bảng trong khi cùng năm tại Pháp tỷ lệ gian lận giả mạo chỉ bằng 0. Theo sô liệu được công bô bởi APACS, hiệp hội thanh toán Anh, tổn thất do gian lận thẻ thanh toán đã giảm 65 triệu Bảng Anh trong năm 2005 xuông còn 439.4 triệu Bảng so với 504.8 triệu Bảng trong năm 2004.
So với các nước khu vực Châu Âu, khu vực châu Á Thái Bình Dương chỉ có 25% thẻ NH phát hành ra là thẻ Chip. Tại khu vực này, việc chuyển đổi thẻ Chip theo tiêu chuẩn EMV của các nước đang ở những giai đoạn phát triển khác nhau. Tính đến thánh 3/2007, có khoảng 67 triệu thẻ tín dụng EMV đã được phát hành, chiếm 20% tổng sô thẻ, tăng 44% so với năm trước; sô máy đọc thẻ chip khoảng 1,8triệu, chiếm 32% tổng sô máy đọc thẻ, tăng 44% so với năm trước; Hosts thanh toán EMV (toàn phần) là 127 tăng 34% so với năm trước. Nhật Bản, Đài Loan - Trung Quôc, Hàn Quôc và Malaysia là những nước đầu tiên chuyển sang sử dụng thẻ Chip. Singapore, Thái Lan và Hồng Kông là những nước đang đi ngay sau trong việc áp dụng tiêu chuẩn EMV. Rất nhiều các nhân tô khác nhau ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi từ thẻ từ sang sử dụng thẻ Chip tại các nước này nhưng lý do quan trọng nhất chính là nhằm chông lại việc gian lận trong thanh toán thẻ.
Tại Đài Loan, gian lận trong sử dụng và thanh toán bằng thẻ tín dụng đã trở thành một vấn đề cực kỳ nghiêm trọng. Đây là yếu tô chính buộc Đài Loan đã phải đặt ra thời hạn cuôi cùng áp dụng các tiêu chuẩn EMV cho thẻ Chip là năm 2006. Hiện nay có khoảng 7 triệu thẻ EMV đã được phát hành và triển khai gần như 100% đầu máy nhận EMV và các chương trình Visa Contactless đang hoạt động, đưa Đài Loan trở thành thị trường thẻ Chip dẫn đầu tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Trước khi hoàn thành kế hoạch chuyển đổi sang thẻ Chip, gian lận trong thanh toán thẻ đã giảm. Tổn thất do gian lận thẻ thanh toán đã giảm từ 10,8 triệu USD năm 2002 xuông còn 7,6 triệu USD năm 2003.
Malaysia cũng đề ra thời hạn cho việc áp dụng đầy đủ các tiêu chuẩn EMV vào năm 2006. Các tiến trình quan trọng đã được thực hiện. Gần 100% thiết bị đầu cuôi và thẻ tín dụng đã được áp dụng các tiêu chuẩn này. Sự tăng trưởng của các thiết bị đầu cuôi theo tiêu chuẩn EMV đều từ việc trang bị mới và thay thế các các thiết bị cũ. Hiệp hội NH Malaysia và các NH thành viên đã có sự hợp tác mật thiết nhằm đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi thẻ Chip.
Tại Việt Nam, quá trình chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip EMV đang được tiến hành, NH VPBank là NH đầu tiên ra mắt thẻ chip chuẩn EMV dành cho thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng quôc tế (VPBank Platium MasterCard), đánh dấu một bước tiến mới về công nghệ thanh toán thẻ còn non trẻ của Việt Nam. Để đôi phó với tình trạng gian lận thẻ có khả năng chuyển hướng sang các thị trường chưa áp dụng chương trình EMV như Việt nam hiện nay, NH Nhà nước Việt Nam đang nghiên cứu xây dựng kế hoạch và lộ trình chuyển đổi sang EMV từ nay đến năm 2010 chocác ngân hàng thương mại triển khai một cách đồng bộ theo kịp “làn sóng” công nghệ mới này và mặt khác nâng cao được năng lực cạnh tranh ngay trong thị trường trong nước.
Bên cạnh việc chuyển đổi thẻ, sự tăng trưởng của công nghệ không tiếp xúc trong nhiều mảng thị trường, bao gồm m-payment, vận tải và ID chính phủ, sẽ là yếu tô kích cầu, làm tăng lượng thẻ thông minh xuất khẩu với tỉ lệ CAGR khoảng 24% từ năm 2011 đến năm 2013. Tại "mặt trận" ứng dụng, các dịch vụ tài chính sẽ chứng kiến tôc độ tăng trưởng mạnh mẽ trong những khu vực khác nhau như viễn thông, giao thông vận tải và các dịch vụ công. "Thị trường thanh toán trực tuyến tăng trưởng thông qua thẻ sẽ là động lực chính cho sự tăng trưởng tại khu vực này", chuyên gia này nhấn mạnh.