Phía Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH NAM SÀI GÒN (Trang 72 - 77)

- Công tác thôngtin tuyên truyền về hoạt động thanhtoán thẻ của các NHTM đã có nhiều cô gắng nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu.

Năm CTG VCB Agribank DAF BID Khác Tổng

2.3.1.1 Phía Ngân hàng Nhà nước

Tại Việt Nam, dịch vụ thẻ chỉ mới phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây và được coi là một trong những phương tiện thanh toán hiện đại, thuận tiện, dễ sử dụng nhất hiện nay. Các NHTM không ngừng quảng bá, phát triển và hoàn thiện các tiện ích của thẻ để thu hút khách hàng, để họ làm quen với dịch vụ mới và từ đó sử dụng ngày càng rộng rãi hơn. TÔc độ tăng trưởng bình quân của lượng thẻ phát hành ra lưu thông nằm trong khoảng 150 - 300%/năm. Thẻ trở thành phương tiện thanh toán KDTM chủ yếu phục vụ cho các giao dịch bán lẻ, hiện tỷ trọng thanh toán bằng thẻ chiếm 6% trong tổng sô món giao dịch của các phương tiện thanh toán KDTM. Các dịch vụ thẻ đồng thời cũng là những dịch vụ cơ bản giúp các NHTM, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nhanh chóng tiến lại gần các đôi tượng phục vụ mới là các cá nhân và khu vực dân cư, hình thành nên một kênh huy động vôn hiệu quả thông qua tài khoản cá nhân. Đặc biệt với chủ trương trả lương qua tài khoản cho các đôi tượng hưởng lương từ NSNN của Chính phủ (Chỉ thị sô 20/2007/CT-TTg ngày 24/8/2007), dịch vụ thẻ lại ngày càng đóng vai trò quan trọng để thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội đã được đặt ra, là cơ hội cũng như thách thức đôi với các NHTM Việt Nam. Do đó, những thông tin về các sự cô, rủi ro liên quan đến hoạt động thanh toán thẻ có thể tác động tiêu cực không chỉ đến hoạt động phát hành, thanh toán thẻ của các NHTM, mà còn ảnh hưởng đến các chủ trương chính sách của Chính phủ, NHNN đôi với việc phát triển thanh toán KDTM nói chung và trả lương qua tài khoản nói riêng.

Trong năm 2007, cơ sở pháp lý cho việc phát triển thẻ NH đã hoàn thiện thêm một bước với Quyết định 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15/5/2007 của Thông đôc NHNN ban hành “Quy chế phát hành, sử dụng, thanh toán và cung cấp dịch vụ hỗ trợ thẻ ngân hàng”. Môi trường kinh doanh thẻ được thông thoáng hơn với việc loại bỏ giấy phép con đôi với các NHPH thẻ, nhưng để phát hành hoặc thanh toán thẻ,các tổ chức phát hành hoặc thanh toán thẻ phải đáp ứng những điều kiện cụ thể được Quy chế quy định và NHNN sẽ đánh giá sự tuân thủ của các tổ chức đó. Đôi tượng phát hành thẻ không chỉ là các NHTM, mà còn là tổ chức tài chính phi NH cũng có thể tham gia phát hành thẻ nếu được NHNN chấp thuận, các quy định đi theo hướng chỉ đạo ra một hành lang pháp lý chung, tránh can thiệp cụ thể vào hoạt động của các tổ chức phát hành, thanh toán thẻ. Quyết định sô 38/2007/QĐ-NHNN ngày 30/10/2007 của Thông đôc ban hành “Quy chế cấp, sử dụng và quản lý mã tổ chức phát hành thẻ ngân hàng”. Ngoài ra, nhằm giảm thiểu rủi ro trong thanh toán thẻ và hạn chế việc lợi dụng giao dịch thẻ của các hoạt động tội phạm, gian lận thương mại, rửa tiền do tính chất vô danh của thẻ, Thông đôc đã ban hành Quyết định sô 32/2007/QĐ-NHNN ngày 09/7/2007 về “Hạn mức sô dư đôi với thẻ trả trước vô danh”. Đến năm 2011, với văn bản sô 2033/NHNN-QLNH ngày 12/3/2011, NHNN đã yêu cầu các tổ chức tín dụng tăng cường hoạt động mở thẻ thanh toán quôc tế để tạo điều kiện cho các cá nhân sử dụng thẻ thanh toán quôc tế khi có nhu cầu chi tiêu ở nước ngoài.

Ngoài ra, NHNN tiếp tục củng cô hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động thanh toán thẻ, nhất là các chế tài áp dụng xử lý đôi với các hành vi giả mạo, lừa đảo trong giao dịch thẻ phù hợp với thông lệ quôc tế; hành vi tội phạm thẻ, tiết lộ thông tin, ăn cắp thông tin khách hàng sử dụng vào mục đích gian lận trong thanh toán thẻ; hay cá nhân, đơn vị gây thất thoát dữ liệu thẻ; các đôi tượng gian lận trong thanh toán thẻ (chủ thẻ giả mạo, NH chứng minh được chủ thẻ gian lận cô tình đòi tiền và làm giảm uy tín của NH, ĐVCNT giả mạo, ĐVCNT thông đồng với nhau...). Xây dựng quy định về dự phòng rủi ro trong họat động thanh toán thẻ. Theo đó, có các biện pháp thích hợp và thông nhất để các giải pháp về phát triển thanh toán KDTM thực sự được đi vào cuộc sông. Đồng thời, NHNN tiếp tục nghiên cứu để

xây dựng lộ trình chuyển đổi công nghệ thẻ theo tiêu chuẩn EMV đôi với các tổ chức phát hành thẻ ở Việt Nam, xây dựng cơ chế giám sát của NHNN đôi với thẻ trả trước, dựa trên các nguyên tắc quản lý rủi ro đôi với hoạt động NH điện tử để bảo đảm an toàn cho việc sử dụng và thanh toán thẻ trả trước nói riêng và các

phương tiện thanh toán KDTM nói riêng. Đề xuất xây dựng các tổ chức chuyên trách tập hợp và cung cấp thông tin liên quan đến các phương tiện thanh toán bị mất cắp, bị gian lận; tăng cường vai trò giám sát của NHNN đôi với các phương tiện thanh toán và hệ thông thanh toán.

Để thị trường thẻ phát triển bền vững cần thiết phải có sự liên kết, hợp tác trong hoạt động kinh doanh thẻ giữa các NHTM. Với mục tiêu xây dựng nên một Trung tâm chuyển mạch thẻ thông nhất trong toàn quôc, kết nôi các hệ thông thanh toán thẻ của các tổ chức phát hành thẻ, tổ chức thanh toán thẻ và các liên minh thẻ hiện hành vào một trung tâm chuyển mạch thẻ tập trung, tạo một mạng lưới ATM rộng khắp, mang lại sự thuận tiện cho người sử dụng dịch vụ thẻ NH, để các ATM/POS có thể được sử dụng cho nhiều loại thẻ của các tổ chức phát hành thẻ khác nhau, tạo điều kiện cho các NHTM nhỏ với tiềm lực tài chính hạn chế có thể tham gia vào thị trường thẻ, đồng thời giảm nhẹ gánh nặng đầu tư hạ tầng kỹ thuật cho các NHTM lớn, từ đó mở rộng mạng lưới phục vụ người sử dụng thẻ, trước mắt để thực hiện thành công việc trả lương qua tài khoản và các mục tiêu kinh tế xã hội khác. Chính vì thế, Thông đôc NHNN đã ký ban hành Quyết định sô 3113/QĐ- NHNN ngày 31/12/2007 phê duyệt đề án thành phần về Xây dựng Trung tâm chuyển mạch thẻ thông nhất thuộc đề án tổng thể “Thanh toán KDTM giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020” (ban hành theo Quyết định 291/2006/QĐ-TTg ngày 29/12/2006 của Thủ tướng Chính phủ), nên thời gian tới NHNN cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án thành phần này.

Đến tháng 12/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định sô 2453/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đẩy mạnh TTKDTM tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015, ban hành Nghị định sô 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 về thanh toán KDTM; đây là các văn bản quan trọng định hướng trong lĩnh vực thanh toán KDTM nói chung và hoạt động dịch vụ thẻ NH nói riêng. Ngày 28/12/2012, NHNN đã ban hành Thông tư quy định về phí dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa (Thông tư 35), trong đó quy định nguyên tắc thu phí, biểu khung phí theo lộ trình, tổ chức phát hành thẻ không được thu thêm phí ngoài biểu khung phí dịch vụ thẻ đã ban hành, ĐVCNT không được thu phí giaodịch POS đôi với chủ thẻ, nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích của các chủ thể liên quan, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ và phát triển bền vững; ban hành Thông tư quy định về trang bị, quản lý, vận hành và đảm bảo an toàn hoạt động của ATM (Thông tư 36) nhằm thực hiện song hành đồng bộ với Thông tư 35 từ ngày 01/03/2013, qua đó tăng cường nghĩa vụ và trách nhiệm đảm bảo chất lượng, hiệu quả sử dụng ATM của các tổ chức cung ứng dịch thanh toán có trang bị ATM và các đơn vị liên quan.

Đôi với dịch vụ ATM, NHNN thường xuyên chỉ đạo, đôn đôc, nhắc nhở NHNN chi nhánh, các NHTM có trang bị ATM tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động, rà soát, bổ sung các quy trình, quy định cần thiết trong lắp đặt, sử dụng ATM; phát hiện, xử lý kịp thời những sự cô phát sinh; trong năm 2012, đôi khi vẫn còn xảy ra các trường hợp trục trặc, ngưng hoạt động, quá tải, gây bức xúc cho khách hàng, nhưng nhìn chung dịch vụ ATM đã đáp ứng khá tôt nhu cầu giao dịch của khách hàng, vấn đề chất lượng dịch vụ, an ninh, an toàn cho người sử dụng cũng đã được chú trọng cải thiện, sô vụ phá hoại ATM giảm mạnh; hệ thông được vận hành khá thông suôt và hiệu quả, giảm bớt tình trạng phàn nàn từ phía khách hàng. NHNN đã triển khai một sô hoạt động tuyên truyền, cung cấp thông tin về các phương tiện, dịch vụ thanh toán KDTM, nhất là kết quả triển khai Quyết định 2453, chủ trương thu phí dịch vụ thẻ nội địa, phát triển thanh toán thẻ qua POS, nhằm giúp cho công chúng, người sử dụng và các tổ chức trong xã hội hiểu, tiếp cận và sử dụng các phương tiện, dịch vụ thanh toán KDTM một cách đầy đủ, kịp thời và tạo được sự chuyển biến bước đầu về thói quen sử dụng tiền mặt.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH NAM SÀI GÒN (Trang 72 - 77)

w