Thẻ ghi nợ nộiđịa

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH NAM SÀI GÒN (Trang 89 - 98)

- Thẻ Vietcombank JCB: Ngày 24/09/2012, Vietcombank và Công ty JCB International đã chính thức thông báo khai trương sản phẩm thẻ Tín dụng quôc tế

3 6,45 Nguồn: Vietcombank Nam Sài Gòn (22,714) (17,08) 80 28

2.3.4.2 Thẻ ghi nợ nộiđịa

Biểu đồ 2.4: SÔ lượng phát hành thẻ ghi nợ nội địa tại VCB - NSG qua các

Dựa vào bảng 2.8 và biểu đồ 2.4 có thể thấy rõ điều vừa nói đến ở trên, có thể nói Connect24 là niềm tự hào của Vietcombank khi tỷ lệ phát hành qua các năm nhìn chung luôn có sự gia tăng và chiếm tỷ trọng lớn. Tại VCB - NSG mỗi ngày tiếp nhận xấp xỉ hơn 20 hồ sơ cá nhân đăng ký tài khoản và sử dụng thẻ Connect24 (với tên gọi quen thuộc - thẻ ATM) với mục đích sử dụng khá đa dạng. Nguyên nhân của sự tăng trưởng cũng như chiếm ưu thế như vậy đến từ nhiều phía, một phần do chủ quan của chính khách hàng như: hiện nay theo đề án của NHNN về

Thanh toán KDTM khiến các công ty phải chi trả lương qua thẻ. Chính từ nhu cầu đó, các công ty tìm đến những NH có kinh nghiệm như Vietcombank để vừa đảm bảo được chất lượng của hệ thông thông tin NH, vừa đảm bảo đưa đến cho nhân viên công ty mình mẫu thẻ thông dụng để họ tiện trong việc giao dịch, rút chi tiêu cho đời sông cá nhân.

Địa bàn của VCB - NSG trải rộng khắp các quận như 2, 4, 7, Bình Chánh, ... là nơi có những khu chế xuất, khu công nghiệp, từ đó với những khách hàng doanh nghiệp đem về cho chi nhánh một sô lượng lớn các khách hàng cá nhân cũng nhưthẻ Connect24 nhờ vậy cũng được phát hành nhiều hơn và chiếm tỷ lệ cao trong tổng sô lượng phát hành thẻ của chi nhánh.

SG24 là sản phẩm sinh sau, mang nhiều tiện ích vượt trội chưa từng có như các chương trình ưu đãi, giảm giá tại hệ thông nhà hàng, khách sạn, quán cafe, bar, spa, mỹ phẩm, khu nghỉ mát, các phòng khám, các trung tâm ngoại ngữ, du học, ... cao cấp và sang trọng hàng đầu. Ngoài ra, sử dụng thẻ Vietcombank SG24, chủ thẻ còn được hưởng gói dịch vụ bảo hiểm tai nạn của một hãng bảo hiểm uy tín. Song thực tế tại chi nhánh, lượng phát hành mới của thẻ lại có sự sụt giảm theo thời gian, và đến 25/01/2010 tại website www.vietcombankhcm.com.vn đã chính thức thông báo ngưng phát hành thẻ ghi nợ nội địa Vietcombank SG24.

Nguyên nhân ở đây do là sản phẩm sinh sau một thương hiệu lớn và có sức ảnh hưởng như Connect24 khiến ít nhiều tâm lý người dân có phần dè chừng và thiếu tin tưởng. Xét về đặc tính sử dụng thì 2 dòng thẻ này không có quá nhiều sự khác biệt khiến người dân không chấp nhận bỏ chi phí phát hành thêm hay đổi mới; chính bởi tâm lý đó cùng với sự quảng bá hình ảnh thẻ SG24 chưa thực sự hiệu quả, rộng khắp nên sản phẩm thẻ Vietcombank SG24 không mang lại cho chi nhánh cũng như hệ thông Vietcombank lợi nhuận kỳ vọng.

Cụ thể, tại VCB - NSG doanh sô thanh toán cũng như giao dịch tại ATM đều có sự tăng trưởng qua các năm. Điều đó cho thấy qua mỗi năm, VCB - NSG đều nâng cấp chất lượng dịch vụ để giữ chân khách hàng hiện có tôt hơn, khiến khách hàng tin tưởng và sử dụng thẻ Connect24 nhiều hơn.

Trong doanh sô sử dụng có rất nhiều khoản, trong đó rút tiền và chuyển khoản là hai nguồn doanh thu chính của NH về sản phẩm thẻ. Thông qua doanh sô sử dụng đánh giá rõ được hiệu quả sử dụng thẻ của chính chi nhánh phát hành, việc con sô doanh thu này tăng đều qua các năm chứng tỏ chi nhánh kinh doanh thẻ có lợi nhuận và thành công nhất định. Tuy nhiên, doanh sô chuyển khoản vẫn còn ở mức thấp so với doanh sô rút tiền mặt chứng tỏ người dân vẫn chưa biết và sử dụng

thành thạo những tiện ích mà họ có thể có được khi sử dụng thẻ do chi nhánh phát hành.

Bảng 2.12: Doanh sô thanh toán thẻ Connect24 tại máy ATM tại VCB - NSG Đơn vị tính: đồng Năm 2009 2010 2011 2012 DS rút tiền 176,439,352,23 9 2,083,903,703,65 2 3,948,479,030,98 6 5,162,312,491,12 7 DS chuyển khoản 310,579,951,56 4 505,026,608,55 6 640,782,238,091 731,795,918,20 9 Số lượng giao dịch tại ATM 188,98 6 2,740,55 2 2,901,847 3,314,682

Nguồn: Vietcombank Nam Sài Gòn

Mặc dù sô lượng thẻ có sự biến động lên xuông qua các năm nhưng xét về tình hình giao dịch có thể thấy một sự tăng trưởng vượt bậc về sô lượng. sô lượng giao dịch tại quầy tăng nhanh, chỉ trong vòng 4 năm sô lượng giao dịch đã tăng 1653% cho thấy thói quen sử dụng thẻ ghi nợ đã có sự gia tăng trong đời sông người dân khu vực Nam Sài Gòn; tuy vậy giao dịch chủ yếu vẫn là rút tiền mặt để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày, những tiện ích khác như chuyển khoản,... vẫn chưa được khai thác đúng tầm.

Biểu đồ 2.5: Doanh sô rút tiền và chuyển khoản tại máy ATM chi nhánh

V ới khôi lượng giao dịch tăng đều qua mỗi năm, nguồn lợi nhuận từ doanh thu phí đôi với thẻ Connect24 có được sự tăng trưởng ổn định khá ổn định. Thời gian tới, chi nhánh nên tư vấn hơn nữa cho khách hàng để họ sử dụng dịch vụ chuyển khoản nhiều hơn, từ đó tăng hơn nữa nguồn lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh thẻ.

Bảng 2.13: Doanh thu phí dịch vụ sản phẩm thẻ Connect24 tại VCB - NSG

Đơn vị tính: đồng

Năm 2009 2010 2011 2012

Thu phí phát hành 116,308,391 275,860,017 204,220,221 146,385,549

Thu phí thanh toán thẻ 3,154,768 7,482,473 5,539,303 50,298,605

Nguồn: Vietcombank Nam Sài Gòn

Ứng với sự tăng trưởng về sô lượng thẻ phát hành giai đoạn 2009 - 2010, doanh thu từ phí phát hành trong giai đoạn này cũng có sự tăng trưởng (tăng 159,551,626 đồng), từ giai đoạn sau đến năm 2012 tuy có sự sụt giảm (do sô lượng phát hành bị kém đi) nhưng đây vẫn là một nguồn thu nhập ổn định của chi nhánh trong lúc tình hình kinh tế đang có nhiều khó khăn và biến đổi phức tạp.

Bên cạnh đó, doanh thu phí thanh toán thẻ lại có sự biến động khá mạnh khi 3 năm liên tiếp 2009 - 2011 chỉ ở mức dưới 10 triệu đồng nhưng năm 2012 lại lên đến 50,298,605 đồng. Lý giải cho sự tăng vượt bậc này là do phí thanh toán ở những năm trước đây khá thấp, chỉ chủ yếu là phí khi chuyển khoản qua máy ATM hoặc rút tiền bằng thẻ Connect24 tại cây ATM của NH khác, ngoài ra các loại dịch vụ khác của Vietcombank khách hàng được sử dụng miễn phí.

Nhưng đến năm 2012, hàng loạt những loại phí mới khác nhau đã được Vietcombank đưa vào thu chính thức như: sao kê tài khoản, những tiện ích khác nhau của dịch vụ SMS-banking, v...v.... khiến cho doanh thu phí tăng vọt (bằng 34% doanh thu phí phát hành thẻ). Kế đến năm 2013, vào ngày 28/2 trên website chính thức của mình, Vietcombank đã thông báo điều chỉnh một sô loại phí sử dụng thẻ ghi nợ tại ATM, theo đó bổ sung thêm khoản phí rút tiền nội mạng 1,100đ/1 giao dịch, dự báo trong thời gian tới doanh thu phí thanh toán thẻ sẽ còn có sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn nữa và đem lại nguồn lợi nhuận đáng kể cho phía chi nhánh. Tuy vậy, bên cạnh việc tăng lợi nhuận từ doanh thu phí, chi nhánh nên cải thiện hơn nữa để chất lượng đi kèm với chi phí, từ đó khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng với dịch vụ hỗ trợ của chi nhánh và chấp nhận với những khoản phí mà họ phải trả.

2.3.4.3 Thẻ tín dụng quốc tế

Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ thẻ tín dụng quôc tế được phát hành năm 2012 tại VCB - NSG

Thẻ Visa chiếm tỷ trọng khá cao (67% trong năm 2012) trong khi đó MasterCard lại chỉ chiếm ở mức trung bình 17% mặc dù xét về đặc điểm tiện ích cũng như hạn mức lại có sự tương đồng rất lớn; giải thích cho điều này có thể dựa theo mức độ ưu chuộng đôi với 2 dòng thẻ này, tại Mỹ và Châu Âu chuộng dùng MasterCard hơn, còn Châu Á ưu Visa hơn; còn đôi với đơn vị chấp nhận thẻ thì hầu hết nếu đã chấp nhận Visa đều có chấp nhận cả MasterCard.

Đôi với dòng thẻ Amex thì lại mang nhiều sự khác biệt hơn 2 dòng sản phẩm cùng loại, đây là dòng thẻ do NH hàng đầu tại Mỹ phát hành với khoản phí thường niên và hạn mức khá cao (trên 50 triệu đồng) và thường được giới doanh nhân sử dụng như một cách thể hiện đẳng cẳng. Tại VCB - NSG phát hành thêm dòng thẻ liên kết giữa 3 bên Vietcombank - Vietnam airlines - American Express để gia tăng thêm tiện ích cho người sử dụng khi đi công tác hoặc di chuyển bằng máy bay. Dù chỉ mới chính thức phát hành được trong thời gian ngắn nhưng thẻ Amex đã gia tăng nhanh về sô lượng cũng như đảm bảo về chất lượng thẻ hoạt động.

Việc phát hành đa dạng các chủng loại thẻ tín dụng quôc tế đã giúp cho chi nhánh có nguồn thu nhập ổn định và tạo động lực để đẩy mạnh hơn nữa việc quảng bá thẻ đến rộng khắp địa bàn cư dân quanh khu vực chi nhánh hơn. Tuy nhiên, dođể khuyến khích người dân sử dụng thẻ tín dụng quôc tế nên mức phí thu khi phát hành thẻ của chi nhánh không ở mức quá cao để khách hàng cảm thấy không mất quá nhiều tiền cho việc mở một tài khoản và làm thẻ ngay trong lần đầu giao dịch.

Bảng 2.14: Doanh thu phí phát hành dòng thẻ tín dụng tại VCB - NSG

Đơn vị tính: đồng

Năm 2009 2010 2011 2012

Visa 10,705,147 19,387,176 44,123,823 25,066,445

MasterCard 2,761,083 6,602,590 12,604,944 10,252,593 Am ex 4,209,745 8,672,920 8,870,032 11,034,239

Nguồn: Vietcombank Nam Sài Gòn

Mức phí phát hành và sô lượng thẻ có sự tương đồng cho thấy hiện nay đôi với hoạt động phát hành thẻ tín dụng quôc tế chưa có quá nhiều những ưu đãi về việc phát hành miễn phí thẻ hoặc giảm phí để thu hút thêm khách hàng. Song, đây là biểu phí do Tổng giám đôc NH TMCP Ngoại thương Việt Nam ban hành theo quyết định sô 416/QĐ-NHNT.CS&SPBL nên chi nhánh không thể linh động trong khâu ưu đãi phát hành được.

Bảng 2.15: Doanh sô thanh toán của dòng thẻ tín dụng tại VCB - NSG

Đơn vị tính: đồng Năm 2009 2010 2011 2012 Visa 17,854,960,471 35,386,236,573 57,334,579,134 72,598,942,836 Master Card 5,686,293,144 11,804,659,174 19,111,526,378 24,199,647,612 Am ex 5,261,286,697 10,033,960,298 16,244,797,421 20,569,700,470 JCB 508,249,088 1,798,439,825 2,866,728,957 3,629,947,142 Tổng 29,310,789,400 59,023,295,870 95,557,631,890 120,998,238,060

Nguồn: Vietcombank Nam Sài Gòn

Doanh sô thanh toán thẻ tín dụng tại chi nhánh tăng mạnh qua các năm, trong đó Visa là thẻ có mức độ thanh toán cao nhất, qua đó thấy được một sự thay đổi trong suy nghĩ của dân cư trong vùng, họ đã phần nào biết đến các tiện ích thanh toán KDTM và sử dụng chúng để phục vụ nhiều hơn cho nhu cầu mua sắm cũng

Do hạn mức và mức phí khá cao nên doanh sô thẻ Amex qua các năm không có nhiều biến động, trong thời gian tới tại chi nhánh cần đẩy mạnh hơn nữa công tác quảng bá để nhiều hơn các doanh nhân và những cá nhân có điều kiện có thể tiếp cận được với sản phẩm cao cấp chuyên biệt này.

Dù được chấp nhận thanh toán từ khá lâu trong hệ thông Vietcombank (1998) nhưng thẻ JCB (theo chuẩn EMV) chỉ vừa mới được đưa vào phát hành từ ngày 25/09/2012 trên toàn hệ thông Vietcombank nên sô lượng phát hành đến nay chỉ ở mức 25 thẻ song dự báo trong thời gian tới tại chi nhánh, đây cũng sẽ trở thành một sản phẩm phát triển đầy tiềm năng. JCB là thẻ theo chuẩn công nghệ thẻ chip chuẩn EMV của tổ chức thẻ hàng đầu Công ty JCB International và là tổ chức thẻ duy nhất tại Nhật Bản, chính bởi chất lượng và đầu tư công nghệ cao, thời gian tới không ít những khách hàng - với niềm tin vào các sản phẩm công nghệ đến từ Nhật, sẽ tin dùng và sử dụng thẻ tín dụng Vietcombank JCB nhiều hơn nữa.

Cùng với doanh sô thanh toán tăng trưởng mạnh, khoản doanh thu phí từ hoạt động làm đại lý cũng như phát hành thẻ tín dụng quôc tế đã đem về cho chi nhánh khoản lợi nhuận tương đôi ổn định qua các năm.

Bảng 2.16: Doanh thu phí thanh toán dịch vụ thẻ tín dụng quôc tế VCB - NSG

Đơn vị tính: đồng Năm 2009 2010 2011 2012 Visa 2,142,595,257 4,246,348,389 6,880,149,496 8,711,873,140 Master Card 682,355,177 1,416,559,101 2,293,383,165 2,903,957,713 Am ex 789,193,005 1,505,094,045 2,436,719,613 3,085,455,071 JCB 40,659,927 143,875,186 229,338,317 290,395,771 Tổng 3,654,803,365 7,311,876,720 11,839,590,591 14,991,681,696

Tuy sô lượng thẻ phát hành thấp hơn nhiều so với Visa và MasterCard nhưng doanh thu phí thanh toán của dòng thẻ Amex chiếm tỷ lệ không nhỏ (năm 2012 chiếm xấp xỉ 20%). Đôi với thẻ JCB, tuy chiếm tỷ lệ không cao nhưng qua từng năm đang có sự tăng trưởng dần đều do trong địa bàn chi nhánh ngày càng có nhiềukhu công nghiệp và các nhà đầu tư nước ngoài đến từ Nhật Bản nên nhu cầu thanh toán cũng vì thế cao hơn.

Biểu đồ 2.7: Cơ cấu doanh thu phí thanh toán thẻ tín dụng quôc tế tại VCB - NSG qua các năm

Nguồn: Vietcombank Nam Sài Gòn

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH NAM SÀI GÒN (Trang 89 - 98)

w