Thói quen sử dụng tiền mặt của công chúng: Thẻ thanhtoán rất khó có thể phát triển đôi với một xã hội mà chi tiêu bằng tiền mặt đã trở thành thói quen cô

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH NAM SÀI GÒN (Trang 47 - 49)

phát triển đôi với một xã hội mà chi tiêu bằng tiền mặt đã trở thành thói quen cô hữu, khó thay đổi. Trên thế giới, tại các nước công nghiệp phát triển, người ta mất gần nửa thế kỷ để công chúng có thể làm quen với thẻ thanh toán và các tiện ích do thẻ mang lại. Riêng với Việt Nam, đây thực sự là một thách thức lớn mà các NH phải đôi mặt khi triển khai dịch vụ thẻ thanh toán tại thị trường trong nước.

1.3.2.2 Trình độ dân trí

Là một phương tiện thanh toán hiện đại, sự phát triển của thẻ thanh toán phụ thuộc rất nhiều vào mức độ am hiểu của công chúng. Trình độ dân trí ở đây được xem như là các kiến thức về dịch vụ NH, khả năng tiếp cận và sử dụng thẻ thanh toán, cũng như việc nhận được những tiện ích mà thẻ mang lại.

Tâm lí, lứa tuổi cũng là một yếu tô quan trọng. Những người lớn tuổi thường ít chấp nhận rủi ro và ít dùng thẻ. Trong khi đó những người trong độ tuổi từ 18 đến 45 rất dễ dàng chấp nhận mở tài khoản vì ở độ tuổi này họ khá “nhạy” đôi với những việc thay đổi của công nghệ mới phục vụ cho cuộc sông của mình. Các NH cần chủ động tiếp cận với đôi tượng này sẽ có nhiều cơ hội trong việc phát hành thẻ.

1.3.3 Môi trường pháp lý, xã hội

Đây được xem là yếu tô quan trọng quyết định đến sự hình thành và phát triển dịch vụ thẻ. Vì nó qui định các chủ thể tham gia, lĩnh vực hoạt động và điều chỉnh các môi quan hệ pháp lí phát sinh. Nếu môi trường pháp lí không đồng bộ và đầy đủ sẽ không đảm bảo được lợi ích của các bên tham gia, sẽ không khuyến khích hoạt động này phát triển. Thanh toán thẻ ở Việt Nam vẫn là hoạt động nhiều mới mẻ và một trong những lí do mà hoạt động này chưa phát triển là văn bản pháp luật nước ta hiện nay chưa có qui định hạn chế việc thanh toán bằng tiền mặt nên chưa thay đổi được thói quen dùng tiền mặt của người dân. Bên cạnh đó, NHNN cùng Chính phủ phải tích cực giữ vững sự ổn định tiền tệ, có như vậy điều kiện đời sông người dân mới cải thiện, gia tăng thu nhập cũng như các nhu cầu mua sắm giải trí hiện đại.

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM THẺ TẠI NGÂNHÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM, CHI NHÁNH NAM SÀI GÒN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM, CHI NHÁNH NAM SÀI GÒN 2.1 Tổng quan tình hình hoạt động và phát triển tại Ngân hàng TMCP Ngoại

thương Việt Nam, chi nhánh Nam Sài Gòn

2.1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam Chi Nhánh Nam Sài Gòn - trước đây có tên là Vietcombank Khu chế xuất Tân Thuận, trực thuộc Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 1/10/1993 với trụ sở ban đầu tại Khu chế xuất Tân Thuận, Quận 7, Thành phô Hồ Chí Minh.

Trải qua hơn 18 năm hoạt động, Vietcombank Nam Sài Gòn (VCB - NSG) luôn không ngừng phấn đấu để trở thành một đơn vị kinh doanh đa năng, hoạt động trên đa lĩnh vực, song vẫn cung cấp những dịch vụ truyền thông như vay vôn, huy động, thanh toán, dịch vụ thẻ, tài trợ dự án, kinh doanh vôn, v...v... dựa trên ứng dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại. Bên cạnh đó, VCB - NSG cũng nỗ lực đóng góp sức mình vào công tác xã hội, tham gia những dự án kinh tế lớn để cải thiện đời sông người dân quanh khu vực phía Nam thành phô như Đại lộ Nguyễn Văn Linh, cầu Rạch Miễu, công trình thủy điện Đồng Nai 3 & 4, ... Song song đó là việc tài trợ vôn và cung cấp các dịch vụ tiện ích cho hầu hết các khách hàng DN dù lớn hay nhỏ và phục vụ tận tình, tạo mọi điều kiện để các khách hàng cá nhân có thể tiếp cận được với những dịch vụ NH hiện đại, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của phần đông dân cư trên địa bàn.

Hiện tại chi nhánh có hơn 209 nhân viên với trình độ chuyên môn cao, mạng lưới giao dịch tương đôi rộng với 8 PGD (PGD) trải dài từ các quận 2, 4, 7, Bình Chánh, Nhà Bè. Trụ sở chính của VCB - NSG đặt tại tầng 1 (trệt), tầng 2, tầng 3, tầng 4, tòa nhà V6, Plot V, Khu đô thị mới Him Lam, sô 23 Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Hưng, quận 7, TPHCM.

Kết thúc năm 2011, công tác huy động vôn đạt 7,439 tỷ đồng, dư nợ cho vay đạt 4,715 tỷ đồng, doanh sô kinh doanh ngoại tệ đạt 650 triệu USD, doanh sô thanhtoán xuất nhập khẩu đạt 609 triệu USD, lợi nhuận trước thuế ở mức 247 tỷ đồng và luôn đảm bảo được các chỉ sô hoạt động năm sau cao hơn năm trước. Trước những cạnh tranh gay gắt từ các NHTM khác trên thị trường, lãnh đạo VCB - NSG đã đề ra chính sách mới, thúc đẩy sự tăng trưởng của vôn huy động, từ đó tạo điều kiện tiền đề duy trì hoạt động của Chi nhánh được ổn định cũng như giữ vững vị thế trên toàn hệ thông. Cùng với sự đồng lòng của tập thể, năm 2010 ghi nhận sự gia tăng 1,100 tỷ đồng tiền vôn huy động (tăng 25% so với năm 2009) và đạt mức 5,987 tỷ đồng; đến năm 2011 quy mô lại tiếp tục được mở rộng lên đến 7,439 tỷ đồng (tăng 1,452 tỷ đồng so với năm 2010) - đây là một kết quả đáng khích lệ cho nỗ lực của tuổi trẻ VCB - NSG, qua đó thấy được tiềm lực nhân sự khá tôt của chi nhánh.

2.1.2 Hoạt động dịch vụ tại chi nhánh

2.1.2.1 Hoạt động thanh toán

V ới chính sách đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ NH, phát triển mạng lưới và chính sách ưu đãi đôi với khách hàng, Ban giám đôc Chi nhánh đã tạo điều kiện cho công tác khuếch trương các tiện ích dịch vụ NH, nâng cao chất lượng phục khách hàng nhằm thu hút được đông đảo khách hàng đến sử dụng các dịch vụ của VCB - NSG.

Công tác dịch vụ NH phát triển là một trong những yếu tô quan trọng tác động tôc độ tăng trưởng nguồn vôn huy động của chi nhánh. Đến 31/12/2012 có 1.635 đơn vị mở tài khoản giao dịch, tăng 32% và 31,826 tài khoản cá nhân mở tại VCB - NSG, tăng 52% so với cuôi năm 2010. Trong đó năm 2012 mở mới thêm 398 tài khoản đơn vị và 10,923 tài khoản cá nhân.

Với việc áp dụng công nghệ NH hiện đại, công tác thanh toán của NH đã đảm bảo tính chính xác, kịp thời cho các giao dịch chuyển vôn thanh toán của các khách hàng với thời gian ngắn nhất và chất lượng tôt nhất. Công tác thanh toán điện tử liên NH đạt kết quả cao về sô lượng và chất lượng:

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH NAM SÀI GÒN (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(143 trang)
w