trực tiếp và gián tiếp: Sự phát triển của lĩnh vực thẻ tín dụng đã thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của các ngành liên quan trực tiếp bao gồm VAN (Value Added Network), các đơn vị sản xuất thiết bị chấp nhận thẻ POS, các nhà cung cấp dịch vụ cổng thanh toán và dịch vụ Public Key. Tổng giá trị gia tăng thuần do các doanh nghiệp tham gia vào thị trường thẻ tạo ra năm 2002 đạt khoảng 21,19 nghìn tỷ KRW và lợi nhuận tăng từ 36,3 tỷ KRW năm 1998 lên 358 tỷ KRW.
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển thẻ ngân hàng
1.3.1 Phía ngân hàng
Trong xu hướng phát triển và hội nhập như hiện nay thì thẻ là một sản phẩm được các NHTM đặc biệt chú trọng. Để phát triển hoạt động này, đầu tiên NH phải tạo ra nền tảng vững chắc liên quan đến thẻ như hoạch định chính sách vôn và công nghệ đầu tư cho thẻ thanh toán; chính sách phát triển nguồn nhân lực đôi với nhân viên thẻ; xây dựng các quy chế, quy trình nghiệp vụ; đặt ra cơ chế, nguyên tắc cũng như các chính sách đẩy mạnh việc phát triển thẻ thanh toán,.... Bên cạnh đó NH phải xây dựng các chiến lược phát triển thẻ thanh toán như chiến lược kinh doanh thẻ, tăng tiện ích cho thẻ, mở rộng mạng lưới hoạt động, v.v. để có định hướng phát triển trong thời gian tới.
1.3.1.1 Vốn đầu tư và quy mô hoạt động
Thẻ là phương tiện thanh toán ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học công nghệ và máy móc hiện đại nên NH cần một lượng vôn rất lớn để cung ứng dịch vụ. Muôn là thành viên của Tổ chức thẻ quôc tế để được phát hành và thanh toán thẻ, NH phải có tiềm lực tài chính đủ mạnh.
Qui mô và phạm vi hoạt động của NH có ảnh hưởng lớn đến hoạt động phát hành và thanh toán thẻ. Một NH có qui mô lớn, phạm vi hoạt động rộng, có uy tín sẽ dễ dàng đầu tư, phát triển sản phẩm mới, trang bị công nghệ tiên tiến tiếp cận với các sản phẩm của NH hiện đại. Nhìn chung, kinh doanh thẻ tín dụng của những NH lớn mới đem lại lợi nhuận do đạt được hiệu ứng kinh tế nhờ qui mô.
1.3.1.2 Hệ thống công nghệ ngân hàng
Thẻ là một sản phẩm gắn liền với công nghệ kỹ thuật hiện đại. Việc lựa chọn hệ thông công nghệ của từng NH phải phù hợp với định hướng chiến lược phát triển của NH đó. Các NH triển khai dịch vụ thẻ cần phải đầu tư một hệ thông công nghệ kỹ thuật theo tiêu chuẩn quôc tế bao gồm: hệ thông quản lý thông tin khách hàng, hệ thông quản lý hoạt động sử dụng và thanh toán thẻ đáp ứng yêu cầu của các tổ chức thẻ quôc tế.
Bên cạnh đó, các NH cũng phải đầu tư hệ thông trang thiết bị phục vụ cho việc phát hành và thanh toán thẻ như: máy in thẻ, máy cà tay, máy thanh toán thẻ tự động, máy giao dịch tự động, máy cấp phép thanh toán thẻ, các thiết bị khác kết nôi hệ thông, các thiết bị đầu cuôi. Hệ thông này phải đồng bộ và có khả năng tích hợp cao, bởi vì giao dịch thẻ được xử lý nhanh hay chậm phụ thuộc nhiều vào tính đồng bộ, khả năng và tôc độ xử lý của toàn hệ thông.
V ới đặc trưng là loại công nghệ mới, những NH phát hành và cấp thẻ có càng nhiều tiện ích thì càng có khả năng thu hút sự quan tâm sử dụng của khách hàng. Ngoài những chức năng thường có đôi với thẻ ATM như gửi tiền, rút tiền, chuyển khoản, thấu chi... một sô thẻ hiện nay còn mở rộng các tiện ích thông qua việc cho phép thanh toán tiền hàng hóa, thanh toán tiền điện, nước, bảo hiểm, chi lương... tạora nhiều thuận tiện hơn cho người sử dụng. Những tiện ích của thẻ không chỉ tạo ra bởi duy nhất NH phát hành thẻ mà còn phụ thuộc rất nhiều vào việc NH đó có tham gia vào các liên minh thẻ hoặc Banknet hay không, điều đó cho phép một người nắm giữ thẻ của NH này cũng có thể rút và thanh toán tiền thông qua máy của NH khác. Như vậy, tiện ích mà nó tạo ra ảnh hưởng lớn đến quyết định của khách hàng dùng thẻ nào do NH nào phát hành.
1.3.1.4 Hoạt động marketing ngân hàng
Một trong những chính sách quan trọng cần được thúc đẩy để hoạt động thẻ được phát triển mạnh là công tác Marketing và chăm sóc khách hàng. Thông qua các hoạt động marketing như: nghiên cứu, phân tích thị trường, thiết kế và khuếch trương sản phẩm mới, các NH có thể tìm kiếm khách hàng, giúp họ tiếp cận và quyết định lựa chọn phương thức thanh toán thẻ, trên cơ sở đó phát triển các sản phẩm thẻ của NH mình một cách hiệu quả nhất.
Để đưa mạng lưới đến gần công chúng và thay đổi thói quen dùng tiền mặt của người dân, nhiều NH cấp thẻ đã thành lập luôn dịch vụ tư vấn và làm thủ tục phát hành thẻ ATM tại các máy ATM đặt nơi công cộng hoặc nơi làm việc đã tạo điều kiện cho khách hàng làm thẻ. Những chính sách như đăng kí sử dụng ATM tại các quầy dịch vụ tại nơi công cộng, miễn phí mở thẻ, hướng dẫn và cho giao dịch thử đã củng cô lòng tin, sự trung thành và cũng khẳng định được thương hiệu của chính NH đó với người sử dụng. Nếu NH có chính sách Marketing phù hợp và đúng đắn, dịch vụ này sẽ rất phát triển và phù hợp với xu thế thời đại mới trong tương lai gần.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động kinh doanh thẻ, các hoạt động tội phạm liên quan đến lĩnh vực này cũng ngày càng gia tăng và mức độ ngày càng tinh vi khó phát hiện. Các tổ chức tội phạm quôc tế đã tận dụng công nghệ hiện đại, bằng mọi cách thu thập các dữ liệu về thẻ, tài khoản của khách hàng, từ đó thực hiện các hành vi giả mạo gây tổn thất cho NH và khách hàng. Chính vì vậy, hoạt động quản lý rủi ro của NH trong lĩnh vực thẻ rất quan trọng, góp phần hạn chếnhững thiệt hại về mặt tài chính, đảm bảo hoạt động thẻ an toàn, hiệu quả, và nâng cao uy tín của NH.
1.3.1.6 Năng lực của nhân viên ngân hàng
Thẻ thanh toán là sản phẩm của công nghệ được chuẩn hoá cao, ứng dụng kĩ thuật hiện đại; đặc biệt là thẻ quôc tế, là một lĩnh vực mới và khá phức tạp, đòi hỏi phải tuân thủ những quy định chặt chẽ của tổ chức thẻ quôc tế.
Mặt khác nhân viên NH chính là đôi tượng đầu tiên khách hàng tiếp xúc trước khi đến với sản phẩm. Vì vậy trình độ nhân viên kinh doanh trong lĩnh vực này cần được đặc biệt xem trọng và quan tâm đúng mức. Đội ngũ nhân lực cần phải có khả năng tiếp cận và vận hành được máy móc thiết bị, thực hiện được qui trình nghiệp vụ đòi hỏi có năng lực, giỏi chuyên môn nghiệp vụ và giỏi kĩ năng giao tiếp, marketing...
1.3.1.7 Đối thủ cạnh tranh
Dịch vụ thẻ còn là một lĩnh vực kinh doanh khá mới mẻ của các NH ở nước ta. Nếu cho ra đời một loại thẻ hoàn toàn mới thì NH sẽ gặp trở ngại vì thiếu kinh nghiệm. Ngược lại việc cho ra đời thẻ sau đôi thủ cạnh tranh sẽ giúp NH tận dụng được lợi thế của người đi sau nhưng thị trường thì bị chia sẻ. Vì vậy NH phải tính toán và xem xét đôi thủ cạnh tranh của mình để có chiến lược cụ thể phát hành thẻ luôn đảm bảo tính cạnh tranh của sản phẩm và lợi nhuận của NH. Cạnh tranh là yếu tô thúc đẩy NH nghiên cứu cho ra đời sản phẩm mới cũng như ngày càng hoàn thiện để sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao hơn. Nhưng đồng thời cũng là yếu tô cản trở NH gia nhập và hoạt động trên thị trường này. Tóm lại thị trường cạnh tranh hoàn hảo đem lại cho NH sự công bằng và cơ hội phát triển nhiều hơn.
Ngoài những nhân tô trên, nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ còn chịu ảnh hưởng bởi sô lượng các ĐVCNT, điều kiện kinh tế như sự tăng trưởng kinh tế, sự ổn định của tiền tệ, các điều kiện chính trị xã hội...
1.3.2 Phía khách hàng
1.3.2.1. Thói quen của khách hàng