Thẻ tín dụng quốc tế

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH NAM SÀI GÒN (Trang 59 - 62)

- Công tác thôngtin tuyên truyền về hoạt động thanhtoán thẻ của các NHTM đã có nhiều cô gắng nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu.

2.2.2.1 Thẻ tín dụng quốc tế

Thẻ tín dụng quôc tế luôn là lợi thế hoạt động của Vietcombank trong suôt những năm qua, với ưu điểm là độc quyền về thẻ Amex cũng như đơn vị duy nhất chấp nhận thanh toán 7 loại thẻ quôc tế đã khiến doanh sô về phát hành cũng như thị phần chiếm lĩnh của Vietcombank ở lĩnh vực hoạt động này luôn ở mức cao. Bảng 2.1: sô lượng phát hành thẻ tín dụng quôc tế (lũy kế) qua các năm của một sô

NHTM điển hình trên thị trường

Đơn vị: Chiếc m201 TCB VCB HSBC ACB EIB Khác Tổng 0 43,924 108,502 63,88 9 160,137 33,505 49,019 458,976 201 1201 80,890 285,839 143,360 213,838 55,662 21,304 800,893

2 127,961 485,341 304,810 380,350Nguồn: Hội nghị thẻ Vietcombank122,219 51,832 1,472,514Song, hiện một sô các NHTM khác cũng đã bắt đầu nâng cấp hệ thông, đẩy Song, hiện một sô các NHTM khác cũng đã bắt đầu nâng cấp hệ thông, đẩy mạnh chất lượng phục vụ để có thể trở thành những đại lý chấp nhận thanh toán cho các dòng thẻ quôc tế như con đường Vietcombank đã làm những năm qua. Điều này phần nào đe dọa thị phần mà Vietcombank đã và đang có được rất lớn. Nhìn vào bảng sô liệu 2.1 về sô lượng phát hành thẻ tín dụng quôc tế (lũy kế) trên thị trường để thấy rõ hơn tình hình trong vòng 3 năm gần đây từ 2010 - 2012. Trong vòng 3 năm từ năm 2010 đến 2012, sô lượng thẻ tín dụng do Vietcombank phát hành có sự tăng trưởng khá rõ rệt. Năm 2010, ACB là NH có sô lượng phát hành nhiều nhất trên thị trường, chiếm khoảng 35% thị phần. Trong hội nghị thẻ năm 2010 đã xác định rõ mục tiêu cần phải giành lại “thế thượng phong” trên thị trường và nỗ lực nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ sản phẩm thẻ để khách hàng tin tưởng hơn vào thương hiệu thẻ do Vietcombank phát hành.

Biểu đồ 2.1: SÔ lượng phát hành thẻ tín dụng quôc tế qua các năm

Bị mất ngôi vương vào tay người khác, trong 2 năm kế tiếp, Vietcombank đã thay đổi chiến lược, đưa ra hàng loạt những chương trình ưu đãi để thu hút khách hàng đến với sản phẩm thẻ tín dụng như Tích lũy điểm thưởng được hưởng quà tặng; Sinh nhật Vàng và các đặc quyền vượt trội nhất trong các lĩnh vực NH, bảo hiểm, du lịch và giải trí do Vietcombank liên kết với các tổ chức thành viên, ... Đáp lại những nỗ lực không ngừng đổi mới đó, đến năm 2012, Vietcombank đã vượt qua đôi thủ cạnh tranh chính là ACB với sô lượng khoảng 105 ngàn thẻ và trở thành NHTM có sô lượng thẻ tín dụng phát hành nhiều nhất trên thị trường. Sản phẩm thẻ của Vietcombank không chỉ đổi mới về hình thức mà còn chất lượng phục vụ đi kèm, từ đó tạo sự hài lòng và tin dùng của khách hàng đôi với thương hiệu thẻ tín dụng quôc tế. Dẫu khi xét mặt bằng chung trên thị trường, mỗi NHTM đều cô gắng “bắt chước lẫn nhau” nhằm cạnh tranh một cách ngang ngửa hơn nhưng với tiềm lực vôn có Vietcombank đã tạo dựng thế mạnh hơn hẳn các đôi thủ khác về uy tín thương hiệu.

Song, theo bảng 2.2 ta có thể thấy sự tăng trưởng khá mạnh mẽ của HSBC, với tiềm lực tài chính và kinh nghiệm kinh doanh lâu đời những sản phẩm thẻ quôc tế, trong tương lai, đây sẽ trở thành đôi thủ cạnh tranh chính mà VCB cần theo dõi.

Bảng 2.2: Tỷ lệ % sô lượng phát hành thẻ tín dụng quôc tế (lũy kế) trên thị trường qua các năm của một sô NHTM

Năm TCB VCB HSBC ACB EIB Khác Tổng

2010 9.57% 23.64% 13.92% 34.89% 7.30% 10.68% 100

2011 10.10% 35.69% 17.90% 26.70% 6.95% 2.66% 100

2012 8.69% 32.96% 20.70% 25.83% 8.30% 3.52% 100

Nguồn: Hội nghị thẻ Vietcombank

Dựa theo bảng sô liệu 2.2, Vietcombank có sự tăng trưởng trong vòng 3 năm về sô lượng thẻ tín dụng quôc tế được phát hành của Vietcombank, nhưng 2 năm 2011, 2012 lại xuất hiện dấu hiện chững lại và sụt giảm về thị phần chiếm lĩnh trong khi những đôi thủ cạnh tranh khác đều có sự tăng trưởng đều qua các năm. Nguyên nhân dẫn đến sụt giảm thị phần chiếm giữ bao gồm một mặt do điều kiện nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, người dân có xu hướng thắt chặt chi tiêu, hạn chế sử dụng thẻ tín dụng để quản lý tôt hơn tài chính hiện có; bên cạnh đó các đôi thủ cạnh tranh lại liên tục đưa ra những chương trình ưu đãi, phát hành thẻ miễn phí theo các đợt sự kiện lớn trong năm khiến một phần các khách hàng quay lưng với Vietcombank và tìm đến những địa chỉ mới hấp dẫn hơn.

Nhưng để đánh giá về chất lượng hoạt động, không chỉ dựa vào sô lượng thẻ phát hành được mà cần phải quan tâm đến doanh sô thanh toán - đó được xem như thước đo về hiệu quả sử dụng thẻ của mỗi NHTM. Vietcombank luôn định hướng cô gắng dẫn đầu không chỉ sô lượng phát hành mà còn cả doanh sô thanh toán, có như vậy mới bù đắp chi phí phát hành thẻ cũng như tôi đa hóa lợi nhuận từ dịch vụ thẻ mang lại. Vietcombank luôn đặt chất lượng dịch vụ lên trên hết để có thể phục vụ khách hàng tôt hơn và hướng đến uy tín chất lượng là hàng đầu. Doanh sô thẻ qua 3 năm của Vietcombank phần nào thể hiện rõ hơn mục tiêu cũng như tôn chỉ hoạt động, và để làm được như vậy bản thân NH đã phải nỗ lực nâng cao các chương trình công nghệ hỗ trợ cho sản phẩm thẻ được tôt hơn như phần mềm đôi với máy ATM, hệ thông thanh toán ví điện tử bằng thẻ, .... để khách hàng có thể yên tâm sử dụng sản phẩm thẻ của NH và tạo dựng sự trung thành của khách hàng ngày càng sâu sắc hơn.

Bảng 2.3: Doanh sô thanh toán thẻ tín dụng quôc tế qua các năm của một sô NHTM trên thị trường Đơn vị: Tỷ đồng m STB VCB HSBC ACB CTG EIB Khác Tổng 201 0 1,405 15,226 3,057 3,735 1,896 2,126 1,284 28,728 201 1 4,328 21,316 9,283 8,744 5,505 4,803 4,589 58,569 201 2 4,143 36,262 11,927 7,573 3,035 6,916 720 70,576

Nguồn: Hội nghị thẻ Vietcombank

Tuy sô lượng phát hành chỉ chiếm hơn 30% thị phần nhưng khi xét đên khả năng thanh toán, Vietcombank chiếm ưu thế hơn hẳn khi doanh sô thanh toán chiếm hơn 50% thị phần cho thấy chất lượng phục vụ của NH được khách hàng tin tưởng hơn rất nhiều so với các NHTM khác. Theo báo cáo thường niên năm 2012 của Vietcombank, doanh sô thanh toán thẻ quôc tế tăng 22% so với năm 2011 và đạt gần 1.2 tỷ USD. Với thị phần áp đảo, Vietcombank đang cô gắng đẩy mạnh và hoàn thiện hơn nữa hệ thông công nghệ ứng dụng thẻ, vừa giúp các khách hàng quen thuộc hài lòng hơn về chất lượng phục vụ cũng như thu hút nhiều hơn nữa những khách hàng có thu nhập đến với sản phẩm thẻ do Vietcombank phát hành và làm đại lý thanh toán. Lý giải cho việc áp đảo này có thể kể đến uy tín thương hiệu mà Vietcombank đã xây dựng từ 50 năm hoạt động của mình, thêm vào đó do hệ thông các ĐVCNT và máy POS phân bổ rộng khắp khiến người dùng có thể thoải mái sử dụng đã khiến ngày càng nhiều khách hành tin tưởng hơn vào thương hiệu thẻ tín dụng quôc tế do Vietcombank phát hành.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH NAM SÀI GÒN (Trang 59 - 62)

w