Khái niệm chi bảo hiểm xã hộ

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI CỦA HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG (Trang 29 - 30)

1.1.Khái quát về công tác quản lýchi bảo hiểm xã hội cấp huyện

1.1.1.2. Khái niệm chi bảo hiểm xã hộ

Theo Nguyễn Văn Định: “Chi BHXH là quá trình phân phối, sử dụng quỹ BHXH để chi trả cho các chế độ BHXH nhằm ổn định cuộc sống của người tham gia BHXH và đảm bảo các hoạt động của hệ thống BHXH” (Nguyễn Văn Định, 2012)

Theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014 “Chi BHXH là quá trình phân phối, sử dụng quỹ BHXH để chi trả cho các chế độ BHXH nhằm ổn định cuộc sống của người tham gia BHXH và đảm bảo các hoạt động của hệ thống BHXH. Là quá trình phân phối các nguồn tài chính đã được tập trung vào quỹ BHXH theo mục đích sử dụng nhất định” (Quốc Hội, 2014).

Chi BHXH được thực hiện bởi hai quá trình: phân phối và sử dụng quỹ BHXH. - Phân phối quỹ BHXH: là quá trình phân bổ các nguồn tài chính từ quỹ BHXH để hình thành các quỹ thành phần: Quỹ ốm đau và thai sản, quỹ TNLĐ và BNN, quỹ hưu trí và tử tuất hoặc phân bổ cho các mục đích sử dụng khác nhau, như: quỹ đầu tư phát triển, quỹ chi trả các chế độ BHXH…

- Sử dụng quỹ BHXH: là quá trình chi tiền của quỹ BHXH đến tay đối tượng được thụ hưởng hoặc cho từng mục đích sử dụng cụ thể.

Phân phối và sử dụng quỹ BHXH là hai phạm trù khác nhau, nhưng trong thực tế, hai quá trình này thường đan xen lẫn nhau. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp, từ mục đích sử dụng quỹ đòi hỏi phải tách riêng hai quá trình này theo thứ tự trước sau. Ví dụ: hoạt động bảo tồn và tăng trưởng quỹ đòi hỏi phải kết thúc quá trình phân phối quỹ, quỹ phải phân phối đủ cho mục đích chi trả các chế độ BHXH, số còn lại mới phân phối vào quỹ bảo tồn tăng trưởng.

- Chi bảo hiểm xã hội có các chế độ sau đây:

+ Chế độ ốm đau: là chế độ trợ cấp bằng tiền nhằm thay thế một phần thu nhập bị mất hoặc bị giảm, giúp cho người lao động trang trải cho các chi tiêu khi ốm đau phải nghỉ việc mà không được nhận lương.

hoặc bù đắp những khoản thu nhập bị giảm hay bị mất trong các trường hợp người lao động nghỉ việc để đi khám thai, sinh con, nuôi con, thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình, sẩy thai, điều hòa kinh nguyệt, nạo hút thai, thai chết lưu.

+ Chế độ TNLĐ -BNN: là chế độ trợ cấp bằng tiền một lần hoặc hàng tháng cho đối tượng bị TNLĐ - BNN, nhằm đảm bảo quyền lợi và ổn định cuộc sống cho người lao động khi họ bị TNLĐ - BNN dẫn đến suy giảm khả năng lao động.

+ Chế độ hưu trí: là một chế độ bảo hiểm xã hội nhằm trợ cấp phần thu nhập bị mất cho người lao động khi đã kết thúc quá trình lao động để bảo đảm đời sống cho người lao động và gia đình họ.

+ Chế độ tử tuất: là chế độ dành cho thân nhân của người lao động có tham gia đóng phí bảo hiểm xã hội khi người lao động này chết đi, nhằm giúp cho thân nhân lo liệu mai táng (mai táng phí) và ổn định cuộc sống (trợ cấp tuất).

+ Các chế độ BHXH một lần:

Trợ cấp một lần trong các trường hợp được quy định khi người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động; người hưởng trợ cấp TBLĐ – BNN hàng tháng đã nghỉ việc chết.

Trợ cấp mai táng khi người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp 91, công nhân cao su, TNLĐ-BNN hàng tháng đã nghỉ việc chết

Cấp phương tiện sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình cho người bị TNLĐ- BNN. Trợ cấp một lần cho các đối tượng không thuộc đối tượng hưởng lương hưu mà có nhu cầu thanh toán một lần toàn bộ thời gian đã tham gia BHXH.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI CỦA HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG (Trang 29 - 30)