Chi trả chế độ trợ cấp thai sản và dưỡng sức

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI CỦA HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG (Trang 79 - 80)

Chế độ thai sản, DSPHSK là chế độ hỗ trợ cho người lao động trong thời gian nghỉ sinh con, sức khỏe chưa phục hồi; nhằm giúp đỡ cho người lao động nhanh chóng vượt qua khó khăn. Khi có phát sinh chế thai sản, DSPHSK người lao động nộp hồ sơ cho đơn vị SDLĐ, đơn vị SDLĐ có trách nhiệm chuyển hồ sơ đến cơ quan bảo hiểm xã hội huyện Nguyên Bình để thanh toán chế độ cho NLĐ. Trường hợp người lao động đã nghỉ việc nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan BHXH.

Bảng 2.15. Thực trạng chi trả chế độ thai sản và dưỡng sức trên địa bàn huyện Nguyên Bình Giai đoạn 2015 - 2019

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm

Chỉ tiêu Tăng giảm so với năm trước Số người (người) Số tiền (triệu đồng) Số tiền (triệu đồng) (%) 2015 79 1.475 2016 112 2.187 712 48,3 2017 125 2.479 292 13,4 2018 122 2.696 217 8,8 2019 106 2.565 -131 -4,9

(Nguồn: BHXH huyện Nguyên Bình, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019)

Số tiền chi dưỡng sức, phục hồi sức khỏe và thai sản trên địa bàn huyện Nguyên Bình có xu hướng giảm trong giai đoạn 2015 – 2019: Năm 2016 mức tăng chi thai sản là 712 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 48,3% năm 2015 nhưng sang năm 2019 số tiền chi cho dưỡng sức và thai sản là 2.565 triệu đồng, giảm 131 triệu, tương ứng với tỷ lệ giảm 4,9% so với năm 2018. Mức chi thai sản và dưỡng sức giảm là do số lao động nữ nghỉ thai sản trên địa bàn huyện cũng giảm từ 122 người năm 2018 xuống còn 106 người năm 2019 (giảm 16 người). Trong giai đoạn này BHXH huyện Nguyên Bình cũng thực hiện quản lý chặt chẽ hơn đối tượng hưởng chế độ trợ cấp thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe đã phát hiện một vài trường hợp người lao động không thực sự làm việc, đóng gửi BHXH tại đơn vị sử dụng lao động trong thời gian mang thai, sau khi duyệt chế độ thai sản thì lập tức báo nghỉ tại đơn vị sử dụng lao động đó và người lao động không nghỉ hưởng dưỡng sức nhưng đơn vị vẫn lập danh sách đề nghị thanh toán chế độ DSPHSK.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI CỦA HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG (Trang 79 - 80)