Lập dự toán chi các chế độbảo hiểm xã hộ

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI CỦA HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG (Trang 41 - 43)

1.1.Khái quát về công tác quản lýchi bảo hiểm xã hội cấp huyện

1.2.1. Lập dự toán chi các chế độbảo hiểm xã hộ

Việc lập dự toán chi trả các chế độ BHXH hàng năm thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Dự toán chi chế độ BHXH phải phản ánh đầy đủ nội dung theo từng khoản mục, loại đối tượng, mức hưởng, nguồn kinh phí (NSNN và Quỹ BHXH) và quỹ thành phần. Dự toán phải kèm theo thuyết minh về sự biến động tăng, giảm đối tượng hưởng và các nội dung chi khác trong năm (nếu có).

Đối với BHXH cấp huyện: Theo hướng dẫn của BHXH tỉnh, hàng năm BHXH huyện lập dự toán chi chế độ BHXH bắt buộc cho đối tượng trên địa bàn huyện (mẫu số 1a- CBH, 1b- CBH). Trong năm thực hiện nếu có phát sinh chi vượt kế hoạch được duyệt BHXH huyện phải báo cáo, giải trình để BHXH tỉnh xem xét, cấp bổ sung kinh phí, kịp thời chi trả cho đối tượng hưởng.

- Yêu cầu lập dự toán: được xây dựng phải sát với nhu cầu chi ở từng địa phương (tỉnh, huyện), đảm bảo đủ nguồn kinh phí chi trả các chế độ BHXH cho người được hưởng, tránh tồn đọng quá lớn trên các tài khoản ở BHXH tỉnh, huyện sẽ gây lãng phí việc sử dụng vốn.

- Căn cứ lập dự toán:

+ Chỉ thị của Thủ tướng chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước hàng năm và Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài Chính. Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn lập dự toán chi bảo hiểm xã hội.Bảo hiểm xã hội cấp huyện (đơn vị dự toán cấp 3) lập dự toán báo cáo bảo hiểm xã hội tỉnh tổng hợp gửi về Bảo hiểm xã hội Việt Nam để báo cáo.

+ Đối tượng đang hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH, dự báo tăng giảm đối tượng hưởng của năm trước, dự báo tăng kinh phí chi trả khi Nhà nước điều chỉnh tiền lương cơ sở, dự kiến khi chế độ chính sách của Nhà nước thay đổi, để xây dựng dự toán chi bảo hiểm xã hội.

- Quy trình lập dự toán:

+ Dự toán chi BHXH cho đối tượng được hưởng BHXH được lập hàng năm theo quy định của BHXH Việt Nam phản ánh đầy đủ nội dung từng khoản chi từ hai nguồn: Nguồn NSNN và Quỹ BHXH.

+ Dự toán phải kèm theo thuyết minh về số lượng đối tượng đang hưởng, dự kiến đối tượng tăng giảm và nhu cầu về chi khác trong năm. Đối tượng hưởng các chế độ BHXH là bản thân người lao động. Mức hưởng trợ cấp tùy thuộc vào mức độ đóng góp (thời gian tham gia BHXH, mức tiền lương làm căn cứ đóng góp BHXH). Đồng thời chi tiết theo từng nhóm đối tượng được hưởng và mức chi bình quân theo từng nhóm đối tượng chi tiết theo từng nguồn đảm bảo: nguồn NSNN, nguồn quỹ BHXH bắt buộc và tự nguyện.

+ Theo hướng dẫn của BHXH tỉnh, hàng năm BHXH huyện lập dự toán chi BHXH cho đối tượng hưởng trên địa bàn huyện. Trong năm thực hiện, nếu có phát sinh chi vượt kế hoạch được duyệt, BHXH huyện phải báo cáo, giải trình để BHXH tỉnh xem xét, cấp bổ sung kinh phí, đảm bảo chi trả kịp thời cho đối tượng hưởng.

Trên cơ sở xây dựng kế hoạch chi BHXH của các đơn vị dự toán, BHXH Việt Nam kiểm tra và giao kế hoạch chi BHXH cho các cấp triển khai thực hiện.

Việc lập dự toán chi đúng đắn dựa trện các báo cáo về số đối tượng tăng, giảm và có mặt thường xuyên trong kỳ có ý nghĩa quan trọng trong việc bố trí kinh phí dầy đù, kịp thời cho quá trình chi trả. Bởi vì quỹ BHXH được quản lý tập trung, thống nhất tại cơ quan BHXH cấp Trung ương, trong thời gian nhàn rỗi, quỹ BHXH được thực hiện các biện pháp đầu tư. Do đó, để có nguồn kinh phí thực hiện chi trả, cơ quan BHXH cấp huyện phải lập dự toán kinh phí chi trả các chế độ để chuyển lên cơ quan BHXH Trung ương xét duyệt, làm cơ sở cho việc phân phối các nguồn

kinh phí và cấp phát kinh phí.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI CỦA HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG (Trang 41 - 43)