Quản lý hình thức chi bảo hiểm xã hội tại huyện Nguyên Bình

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI CỦA HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG (Trang 71 - 73)

TỈNH CAO BẰNG

2.2.2.3. Quản lý hình thức chi bảo hiểm xã hội tại huyện Nguyên Bình

BHXH huyện Nguyên Bình hiện nay đang sử dụng các hình thức chi trả: Chi trực tiếp cho người hưởng chế độ và chi gián tiếp qua bưu điện huyện Nguyên Bình, qua đơn vị sử dụng lao động. Chi trả bằng tiền mặt và chi trả thông qua tài khoản cá nhân ATM.

- Chi trực tiếp: Là hình thức chi các chế độ BHXH trực tiếp tại BHXH huyện Nguyên Bình: chủ yếu là chi trả các chế độ BHXH dài hạn cho đối tượng chậm lĩnh và chi trả các chế độ BHXH ngắn hạn cho đối tượng thôi việc, chi số tiền trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu, hình thức này có ưu điểm là BHXH Huyện tiếp xúc trực tiếp với đối tượng nên nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của đối tượng và truyền đạt, giải đáp những thắc mắc kịp thời, chính xác cho đối tượng; đảm bảo được an toàn tiền mặt; vì cán bộ viên chức là người trong ngành nên tuân thủ đúng nguyên tắc tài chính áp dụng trong chi trả BHXH. Song có hạn chế là số đối tượng thì nhiều mà viên chức làm công tác chi trả ít nên thường gây ùn tắc lượng đối tượng đến thụ hưởng chế độ tại huyện, không đảm bảo được thời gian chi trả.

- Chi trả gián tiếp: Đến tháng 9/2013 Thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ và BHXH tỉnh Cao Bằng. Bảo hiểm xã hội huyện Nguyên Bình đã tổ chức ký hợp đồng với hệ thống Bưu điện để thực hiện việc quản lý và chi trả lương hưu trợ cấp BHXH trên địa bàn huyện Nguyên Bình, có thể nói việc ký hợp đồng với hệ thống bưu điện là sự đổi mới trong công tác chi trả bởi hệ thống bưu điện có một đội ngũ chuyên nghiệp bài bản đáp ứng nhu cầu cao và tạo sự ràng buộc về mặt pháp lý trách nhiệm trong tổ chức chi trả và quản lý đối tượng. Hình thức này thường chi trả các chế độ BHXH dài hạn, có ưu điểm là trong cùng một thời gian tiến hành chi trả được cùng lúc nhiều đối tượng trên địa bàn huyện; đại diện chi trả thực hiện tại địa phương nhất định nên họ nắm bắt được kịp thời, thường xuyên tình hình biến động của đối tượng hưởng trợ cấp BHXH để phản ánh và báo cáo kịp thời các đối giảm như chết, hết hạn hưởng, bị đi tù hoặc hưởng sai chế độ; Nhưng có những nhược điểm là nhiều đại diện chi trả không chấp hành đúng quy định của BHXH Việt Nam

trong công tác quản lý tài chính như ký hộ, nhận thay không có giấy ủy quyền; có đại diện chi trả còn thu thêm các phí khác của các đối tượng ngoài khoản kinh phí mà BHXH Huyện đã trích từ nguồn lệ phí chi BHXH để chi theo hợp đồng ký kết (còn gọi là hoa hồng chi trả); việc đảm bảo an toàn tiên mặt trong quá trình vận chuyển và tổ chức chi trả còn lỏng lẻo, thiếu an toàn.

- Chi thông qua đơn vị sử dụng lao động; đây là hình thức chi các chế độ ngắn hạn như ốm đau, thai sản, DSPHSK cho người hưởng chế độ BHXH thông qua đơn vị đang làm việc.

- Chi thông qua tài khoản ATM: Đây là hình thức phối hợp giữa cơ quan BHXH với Ngân hàng để cung ứng dịch vụ chi trả các chế độ BHXH qua tài khoản ATM, trên phương diện tự nguyện của người hưởng chế độ BHXH, người hưởng kê vào Giấy đề nghị nhận lương qua tài khoản thẻ ATM theo Mẫu số 20-CBH. Hình thức này giảm tải được rất nhiều chi phí, giảm tải được rất nhiều khâu, công đoạn phải thực hiện từ cấp BHXH tỉnh Cao Bằng đến BHXH huyện Nguyên Bình xuống đến UBND các xã, thị trấn; đối tượng thụ hưởng có thể lĩnh chế độ trên bất kỳ nơi nào có cây ATM và có thể nhờ người thân đi rút tiền mà không cần giấy ủy quyền lĩnh thay chế độ; số tiền đối tượng không sử dụng luôn có thể được ngân hàng tính lãi (theo lãi tiền gửi không kỳ hạn) cộng vào tài khoản cho đối tượng; thay vì hàng tháng phải ra UBND xã nhận chế độ BHXH thì chỉ cần 6 tháng (thường tháng 5 và tháng 11 hàng năm) đến UBND xã để ký xác nhận lại chữ ký. Mặt nhược điểm là việc xác nhận chữ ký của đối tượng còn chưa đảm bảo tính pháp lý, kê khai trên giấy đề nghị nhận chế độ qua ATM còn sơ sài, bỏ qua nhiều tiêu chí đề ra phải cung cấp cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nhiều trường hợp đối tượng mất chứng minh thư nhân dân và không có giấy tờ tùy thân hợp lệ; Nhiều đối tượng bị mất thẻ ATM hoặc quên mã pin; có trường hợp trùng tên, trùng phường dẫn đến chuyển nhầm chế độ cho người khác...

Bảng 2.10. Tình hình chi trả các chế độ BHXH của BHXH huyện Nguyên Bình giai đoạn 2015 – 2019 theo hình thức chi trả

Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chi trả trực tiếp Chi trả gián tiếp Chi trả qua ATM Chi trả qua ĐVSDLĐ Tổng Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 2015 4.328 8,3 43.275 83,0 3.022 5,8 1.532 2,9 52.157 2016 4.843 8,7 44.317 79,6 4.202 7,5 2.294 4,1 55.656 2017 5219 8,9 46.832 79,5 4.354 7,4 2.524 4,3 58.929 2018 5532 8,7 48.941 77,1 6.257 9,9 2.719 4,3 63.449 2019 5.975 8,9 51.218 76,2 7.070 10,5 2.915 4,3 67.178

(Nguồn: BHXH huyện Nguyên Bình, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019)

Qua số liệu bảng trên cho thấy tại huyện Nguyên Bình, hình thức chi trả tiền gián tiếp qua gián tiếp qua bưu điện là chủ yếu chiếm, hình thức này chiếm tỷ lệ 76,2% năm 2019. Các dịch vụ thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử ngày càng phát triển nên hình thức chi trả qua ATM cũng được ứng dụng ngày càng nhiều, tỷ lệ chi trả các chế độ BHXH qua tài khoản thẻ ATM tăng từ 5,8% năm 2015 lên 10,5% năm 2019. Đây là sự tiến bộ trong việc áp dụng công nghệ thông tin vào chi trả chế độ BHXH cho người hưởng chính sách, vừa tiết kiệm thời gian cho cơ quan BHXH huyện Nguyên Bình vừa thuận lợi cho người hưởng chính sách.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI CỦA HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w