Tổ chức thực hiện chi các chế độbảo hiểm xã hộ

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI CỦA HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG (Trang 43 - 45)

1.1.Khái quát về công tác quản lýchi bảo hiểm xã hội cấp huyện

1.2.2.Tổ chức thực hiện chi các chế độbảo hiểm xã hộ

Đây là bước rất quan trọng vì liên quan trực tiếp đến quyền lợi của những người tham gia BHXH. Tùy thuộc vào điều kiện hoạt động của ngành mà cơ quan BHXH lựa chọn cách thức tổ chức chi trả phù hợp trên từng địa bàn cụ thể sao cho chi phí tiết kiệm nhất nhưng vẫn đảm bảo được chi trả kịp thời, đúng kỳ, đủ số và an toàn đến tay đối tượng hưởng các chế độ.

a) Quản lý đối tượng hưởng chế độ bảo hiểm xã hội

Theo luật BHXH số 58/2014/QH13 đối tượng được hưởng các chế độ BHXH bao gồm:

- Đối tượng hưởng lương hưu hàng tháng:đối tượng này bao gồm hai loại: + Những người về hưu trước 1/1/1995 do Ngân sách nhà nước đảm bảo. Hàng năm Ngân sách nhà nước chuyển kinh phí của đối tượng này sang quỹ BHXH, BHXH Việt Nam có trách nhiệm chi trả đến tay đối tượng hưởng.

+ Đối tượng về hưu từ ngày 1/1/1995 trở đi: đối tượng này do quỹ BHXH đảm bảo.

- Đối tượng hưởng chế độ tử tuất: đối tượng này có các loại trợ cấp chính: trợ cấp tiền mai táng phí, trợ cấp tiền tuất một lần và trợ cấp tiền tuất hàng tháng cho thân nhân người bị chết theo quy định

- Đối tượng hưởng trợ cấp ốm đau và thai sản - Đối tượng hưởng trợ cấp TNLĐ và BNN

- Từ năm 2009 trở đi có thêm đối tượng hưởng trợ cấp thất nghiệp. b) Chi chế độ BHXH theo nguồn chi

Nguồn chi BHXH cho các chế độ BHXH gồm 2 nguồn: nguồn từ NSNN chi và nguồn do tổ chức BHXH đảm bảo

Nguồn chi từ NSNN dùng thực hiện chi trả cho các chế độ BHXH đối với đối tượng hưởng chính sách trước ngày 1/1/1995

sau ngày 1/1/1995

c) Hình thức chi thực hiện chế độ cho đối tượng thụ hưởng - Chi trả gián tiếp

Chi trả gián tiếp là phương thức chi trả cho các đối tượng hưởng các chế độ BHXH được thực hiện bởi sự uỷ quyền của cơ quan BHXH các cấp cho các đơn vị sử dụng lao động hoặc qua đại lý chi trả bưu điện.

Theo đó, cơ quan BHXH các huyện, thành, thị ký hợp đồng trách nhiệm với bưu điện làm đại lý chi trả BHXH. Hàng tháng đại lý chi trả nhận danh sách đối tượng từ cơ quan BHXH cấp huyện và tiền từ cơ quan BHXH tỉnh để tiến hành chi trả, sau mỗi kỳ chi trả, đại lý chi trả có trách nhiệm thanh, quyết toán với cơ quan bảo hiểm xã hội. Còn đối với các đơn vị sử dụng lao động, cơ quan BHXH chuyển khoản qua tài khoản của đơn vị hoặc đơn vị nhận tiền mặt trực tiếp tại cơ quan BHXH để chi trả cho người lao động.

Việc áp dụng phương thức nào là tốt hơn hay kết hợp cả hai phương thức là tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng địa phương. Hiện nay, nước ta đang áp dụng phương thức chi trả lương hưu thông qua tài khoản ATM, đây là hình thức chi trả lương hưu có sự phối hợp giữa cơ quan BHXH với cơ quan ngân hàng trong việc cung ứng dịch vụ chi trả lương hưu cho đối tượng ở huyện, thi xã có điều kiện. Thực chất hình thức chi trả này cũng là hình thức chi trả gián tiếp.

- Chi trả trực tiếp

Chi trả trực tiếp là phương thức chi trả cho các đối tượng hưởng các chế độ BHXH được thực hiện trực tiếp do cán bộ, công chức, viên chức của hệ thống BHXH chi trả. Nói cách khác, chi trả trực tiếp là cách thức chi trả cho người được hưởng các chế độ BHXH không thông qua khâu trung gian. Theo đó, mỗi cán bộ làm chi của cơ quan BHXH chịu trách nhiệm chi trả cho đối tượng hưởng BHXH ở một số xã, phường, thị trấn và đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn quản lý; cán bộ làm chi có trách nhiệm chuẩn bị mọi công việc có liên quan đến việc chi trả từ khâu nhận danh sách đối tượng do BHXH tỉnh chuyển xuống, lên kế hoạch và thông báo thời gian chi trả cho từng xã, phường được phân công phụ trách, chuẩn bị tiền chi

trả đến khâu thanh, quyết toán sau khi chi trả. Phương thức này chủ yếu áp dụng cho các đối tượng hưởng các chế độ dài hạn.Tuy nhiên trong quá trình chi trả, cán bộ của cơ quan BHXH không làm việc độc lập mà vẫn phải có sự giúp đỡ của cá nhân, các tổ chức hưu trí xã, phường, thịtrấn.

Do vậy, phải áp dụng phương thức quản lý và chi trả cho phù hợp với từng loại đối tượng và từng loại trợ cấp, khu vực sao cho đảm bảo được nguyên tắc chi trả: đúng đối tượng; đúng chế độ; đầy đủ; kịp thời; chính xác và an toàn. Ngoài ra, BHXH Việt Nam đã thực hiện chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH cho đối tượng thụ hưởng thông qua hệ thống Bưu điện từ năm 2013. Phương thức chi trả này có hiệu quả vì nó phù hợp với cơ sở vật chất tại một số địa phương, thuận lợi cho các đối tượng được chi trả chế độ hay trợ cấp BHXH.

d) Thực hiện chi cho đối tượng thụ hưởng theo các chế độ BHXH

Theo luật BHXH hiện hành ở Việt Nam có các chế độ BHXH được chi trả như sau:

+ Chế độ ốm đau

+ Chế độ Thai sản, và dưỡng sức phục hồi chức năng + Chế độ TNLĐ – BNN

+ Chế độ hưu trí + Chế độ tử tuất + Chi trợ cấp một lần

- BHXH Việt Nam có trách nhiệm chỉ đạo và điều hành BHXH các tỉnh, BHXH cấp huyện chi trả trợ cấp đến tận tay đối tượng đảm bảo kịp thời và đầy đủ.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI CỦA HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG (Trang 43 - 45)