Đặc điểm phát triển kinh tế xã hộihuyện Nguyên Bình

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI CỦA HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG (Trang 52 - 54)

TỈNH CAO BẰNG

2.1.1. Đặc điểm phát triển kinh tế xã hộihuyện Nguyên Bình

- Phát triển kinh tế:

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2015-2019 đạt 25%/năm, trong đó: Nông lâm tăng 45,5%/năm; Công nghiệp xây dựng tăng 12,22%/năm; Thương mại dịch vụ tăng 13,3%/năm.

Bảng 2.1. Tình hình phát triển kinh tế và cơ cấu giá trị sản xuất của huyện Nguyên Bình giai đoạn 2015 - 2019

STT Chỉ tiêu 2015 2019 Tăng BQ 2015- 2019(%) GTSX (tỷ đồng) Cơcấu( %) GTSX (tỷ đồng) Cơcấu( %) Tổng 1.170,00 100,00 3.576,43 100,00 25,00 1. Nôngnghiệp,thuỷsản 623,00 53,25 2.296,00 64,20 45,50 2. CN &Xâydựng 298,00 25,47 816,14 22,82 12,22 3. Các ngành dịch vụ 249,00 21,28 464,28 12,98 13,30

(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Nguyên Bình 2019)

Qua nghiên cứu bảng trên ta thấy, kinh tế của huyện Nguyên Bình có sự gia tăng giá trị sản xuất của các ngành dịch vụ và công nghiệp, xây dựng, sản xuất nông nghiệp đều có sự tăng lên rõ rệt. Trong đó, ngành nông nghiệp có sự tăng lên mạnh nhất. Để đạt được điều đó là nhờ có sự áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển và đem lại hiệu quả cao, tạo thêm công ăn việc làm cho lao động, nâng cao đời sống của nhân dân, trong những năm tới ngoài việc tiếp tục chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp cần đầu tư đẩy mạnh phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại, tăng nhanh tỷ trọng các ngành này trong cơ cấu kinh tế của huyện.

Từ năm 2015 đến nay, cơ cấu kinh tế của huyện Nguyên Bình đã có sự chuyển dịch đúng hướng.Sản xuất nông - lâm nghiệp tiếp tục tăng trưởng ổn định, cơ bản đạt mục tiêu Nghị quyết Đảng bộ huyện đề ra, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới.Tổng sản lượng lương thực tăng từ 15.651,73 tấn (năm 2015) lên 18.562 tấn (năm 2019), vượt xấp xỉ 2% so với Nghị quyết. Năm 2019, lương thực bình quân đầu người của huyện đạt 454,4 kg/năm, vượt 7% kế hoạch; giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 25 triệu đồng; tổng đàn trâu có 10.500 con, vượt 4,4 % kế hoạch; đàn bò có 12.320 con, vượt 2,8% kế hoạch.

- Tình hình dân số, lao động, việc làm và thu nhập của huyện Nguyên Bình

Bảng 2.2. Tình hình dân số và lao động của huyện Nguyên Bình giai đoạn 2015 - 2019

Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017 2018 2019 Tổng dân số Người 37.914 38.819 42.497 45.762 49.875 Giới tính Nam Người 16.820 17.258 19.040 21.216 22.615 Nữ Người 11.094 11.561 13.457 24.546 27.260 Vùng, miền Thành thị Người 7.679 7.730 8.088 8.137 8.817

Nông thôn Người 30.235 31.089 34.409 37.625 41.058

Tổng số hộ Hộ 10.647 10.848 11.666 12.125 13.328

Nông nghiệp Hộ 8.516 9.083 9.987 10.231 11.265

Phi nông nghiệp Hộ 2.131 1.765 1.679 1.894 2.063

Tổng số LĐ Lao động 26.540 27.859 29.380 33.427 36.424

LĐ nông nghiệp Lao động 19.235 19.706 20.493 22.742 25.515 Lao động phi

nông nghiệp Lao động 7.305 8.153 8.888 10.685 9.909

(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Nguyên Bình 2019)

Bảng số liệu trên phản ánh cơ cấu dân số và lao động trong huyện: khoảng 82% dân số của huyện tập trung ở vùng nông thôn, miền núi; lao động nông nghiệp cũng chỉ chiếm hơn 72% tổng số lao động của toàn huyện. Đây là điều kiện thuận lợi để huyện phát triển lĩnh vực nông lâm thủy sản theo Nghị quyết đã đề ra.Thu

nhập bình quân đầu người của huyện năm 2019 là 22 triệu đồng/người/năm.

- Cơ sở hạ tầng của huyện Nguyên Bình

Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản tiếp tục được đầu tư: hệ thống đường giao thông, công trình thuỷ lợi, hồ đập, cơ sở sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Huyện có lực lượng lao động trong nông nghiệp dồi dào, có điều kiện đẩy mạnh ứng dụng KHCN trong sản xuất, có thị trường tiêu thụ lớn, tiềm năng (khu đô thị, khu công nghiệp, trường học..). Tiềm năng phát triển sản xuất nông nghiệp, chế biến nông sản theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng sản phẩm ở huyện Nguyên Bình là rất lớn. Tiềm năng phát triển dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp: vật tư sản xuất, thú y, bảo vệ thực vật, môi trường sản xuất, thu mua tiêu thụ sản phẩm; thu hút lao động vào nông nghiệp. Cụ thể: Hệ thống đường được nâng cấp, giúp người dân đi lại thuận tiện, đến nay, đã cứng hóa 61,261 km đường trục xã, 34 km đường trục xóm, 33,69 km đường ngõ xóm, 7,2 km đường nội đồng. Các công trình thủy lợi được đầu tư nâng cấp, sửa chữa, cơ bản đáp ứng nhu cầu tưới tiêu, phục vụ sản xuất với 67,09 km mương được kiên cố hóa. 18/18 xã có điện lưới quốc gia, trong đó, 5/18 xã đạt tiêu chí về điện; 100% xã có điểm bưu chính viễn thông; 100% xã được phủ sóng điện thoại di động; 18/18 xã đạt chuẩn phổ cập THCS và duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học - chống mù chữ; 100% xã duy trì bền vững phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; 100% xã có trạm y tế, trong đó, 5 trạm đạt chuẩn Quốc gia. Trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, 10/18 xã đạt tiêu chí an ninh trật tự xã hội...Trải qua hơn 20 năm đổi mới cùng với toàn tỉnh, huyện Nguyên Bình đã thu được nhiều thành tựu quan trọng. Kinh tế - xã hội của huyện liên tục phát triển, cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng kỹ thuật được cải thiện tạo điều kiện cho người dân nâng cao đời sống.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI CỦA HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG (Trang 52 - 54)