1.1.Khái quát về công tác quản lýchi bảo hiểm xã hội cấp huyện
1.2.4. Kiểm tra, giám sát công tác chi các chế độbảo hiểm xã hộ
Kiểm tra, giám sát chi BHXH nhằm rà soát, chấn chỉnh những sai sót trong việc thực hiện chi BHXH đảm bảo đúng quy định, phát hiện những bất cập trong quá trình tổ chức thực hiện chi BHXH.
Theo quy định, cơ quan BHXH có các chức năng kiểm tra giám sát sau: - Kiểm tra giám sát chi BHXH nội bộ
+ Kiểm tra giám sát việc giải quyết, thanh toán, chi trả các chế độ BHXH cho người được thụ hưởng. Quá trình này liên quan trực tiếp đến người được thụ hưởng, đến cơ quan BHXH và các cơ quan có liên quan như chủ sử dụng lao động, cơ quan giám định sức khoẻ.
+ Kiểm tra việc quản lý đối tượng hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH thường xuyên, tình hình biến động tăng giảm đối tượng.
thống kê.
Thực hiện kiểm tra giám sát việc thực hiện quản lý chi bảo hiểm xã hội được bắt đầu từ phần đầu vào chứng từ ở bộ phận tiếp nhận hồ sơ. Đối với mỗi chế độ được giải quyết thì điều kiện hưởng khác nhau, thủ tục hồ sơ, chứng từ cùng khác nhau. Việc đảm bảo cho chứng từ vào ban đầu phải chính xác, hợp lý hợp lệ; tạo điều kiện cho luân chuyển chứng từ đến các bộ phận nghiệp vụ được thuận lợi.
BHXH cấp Trung Ương, Tỉnh thành thực hiện kiểm tra nội bộ cơ quan BHXH cấp huyện, ngoài ra còn các cơ quan quản lý Nhà nước (Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, Liên ngành Lao động - Thuế - Công An) đều thực hiện kiểm tra theo định kỳ quy định.
- Kiểm soát tại đơn vị thực hiện: kiểm tra việc chấp hành chi BHXH tại các đơn vị sử dụng lao động được phân cấp và tại các đại lý chi trả BHXH là bưu điện trong việc thực hiện chi BHXH. Trên cơ sở đó, cơ quan BHXH đưa ra những kiến nghị để các đơn vị sử dụng lao động và bưu điện thực hiện đúng các quy định về chi BHXH và có các biện pháp thích hợp, kịp thời xử lý các bất cập trong quá trình tổ chức thực hiện chi BHXH. Đối với trường hợp sai phạm lớn, kiến nghị với cơ quan BHXH cấp trên và cơ quan có thẩm quyền xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Các hình thức kiểm tra, giám sát chi BHXH
Tuỳ thuộc vào mục đích, yêu cầu và thời gian kiểm tra để lựa chọn loại hình kiểm tra phù hợp sau:
+Theo chủ thể kiểm tra: theo đối tượng đóng BHXH (các đơn vị sử dụng lao động). Căn cứ vào đặc điểm, tính chất, hình thức hoạt động của các đơn vị sử dụng lao động, các hình thức kiểm tra được phân theo chủ thể kiểm tra, giám sát như: Kiểm tra của các cơ quan quản lý Nhà nước (Giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, thanh tra Chính phủ, kiểm toán Nhà nước, các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành); Kiểm tra, giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội (Thanh tra nhân dân, kiểm tra của các tổ chức Đảng, đoàn thể...); Kiểm tra của cơ quan BHXH cấp trên.
đột xuất.
+ Theo quá trình: Kiểm tra trước, trong và sau hoạt động.
+ Theo phạm vi trách nhiệm: Kiểm tra nội bộ; kiểm tra của các cơ quan ngoài hệ thống theo quy định của pháp luật.