Đặc điểm của quản lýchi trả các chế độbảo hiểm xã hộ

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI CỦA HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG (Trang 36)

1.1.Khái quát về công tác quản lýchi bảo hiểm xã hội cấp huyện

1.1.2.2. Đặc điểm của quản lýchi trả các chế độbảo hiểm xã hộ

- Nhà nước là chủ thể quản lý chi trả các chế độ BHXH: Nhà nước là chủ thể tổ chức và quản lý các hoạt động BHXH trong nền kinh tế thị trường. Xuất phát từ tính phức tạp, năng động và nhạy cảm của nền kinh tế thị trường đòi hỏi mang tính quyền lực nhà nước để tổ chức và điều hành các hoạt động BHXH. Chủ thể ấy chính là nhà nước mà cụ thể hơn là các cơ quan nhà nước, các tổ chức và cá nhân được nhà nước trao quyền. Để hoàn thành sứ mệnh của mình nhà nước phải xây dựng, tổ chức và quản lý các hoạt động chi trả các chế độ BHXH.

- Pháp luật là cơ sở và là công cụ quản lý hàng đầu: công cụ không thể thay thế do xuất phát từ nhu cầu khách quan trong nền kinh tế thị trường để nhà nước tổ chức và quản lý các hoạt động bảo hiểm xã hội nói riêng và hoạt động kinh tế - xã hội nói chung. Trong nền kinh tế thị trường các quan hệ kinh tế nói chung, các quan hệ BHXH nói riêng diễn ra phức tạp và đa dạng đòi hỏi sự quản lý của nhà nước. Để quản lý được nhà nước phải sửa dụng đến hệ thống các công cụ như: Luật, các văn bản luật, các công cụ cưỡng chế... Luật và các văn bản luật nhà nước ban hành mang tính chuẩn mực. Những quy tắc sử sự có tính bắt buộc chung được nhà nước sử dụng như một công cụ hữu hiệu nhất và không thể thiếu trong việc quản lý các hoạt động kinh tế - xã hội cũng như các hoạt động BHXH.

- Sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động chi trả các chế độ BHXH đòi hỏi có một bộ máy thực hiện các hoạt động BHXH mạnh, có hiệu lực và hiệu quả và một hệ thống pháp luật về BHXH đồng bộ hoàn chỉnh.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI CỦA HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w