Các nhân tố khách quan (nhân tố bên ngoài cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện)

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI CỦA HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG (Trang 48 - 49)

1.1.Khái quát về công tác quản lýchi bảo hiểm xã hội cấp huyện

1.3.1. Các nhân tố khách quan (nhân tố bên ngoài cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện)

1.3.1. Các nhân tố khách quan (nhân tố bên ngoài cơ quan bảo hiểm xãhội cấp huyện) hội cấp huyện)

- Hệ thống chính sách thuộc về bảo hiểm xã hội

Hiện nay, việc chi BHXH được thực hiện theo Luật BHXH Việt Nam. Luật BHXH ra đời đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc thực hiện chính sách BHXH nói chung cũng như công tác chi trả BHXH nói riêng. Trên cơ sở quy định của Luật BHXH, hướng dẫn của Chính phủ và các bộ, ngành liên quan, BHXH Việt Nam đã ban hành ra Quyết định số 488/QĐ-BHXH ngày 23/05/2012 về việc “Ban hành quy định quản lý chi trả các chế độ BHXH”, trong đó quy định rõ về nội dung chi trả các chế độ BHXH, hệ thống chứng từ, sổ kế toán và mẫu biểu sử dụng trong chi trả các chế độ BHXH, quản lý chi trả các chế độ BHXH.... Chi BHXH cấp huyện phải thực hiện theo đúng chính sách chế độ quy định theo phân cấp của BHXH Việt Nam, BHXH cấp tỉnh.

- Chính sách tiền lương của Nhà nước

Chính sách tiền lương, chính sách BHXH nói chung và công tác thu –chi BHXH nói riêng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Việc Nhà nuớc quy định mức lương tối thiểu chung, lương tối thiểu vùng và lương tối thiểu ngành ảnh hưởng rất lớn tới tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cho người lao động, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến số tiền đóng BHXH cũng như căn cứ hưởng BHXH của người lao động và ảnh hưởng đến mức chi bảo hiểm xã hội. Tiền lương căn cứ đóng BHXH cao thì chi trả chế độ BHXH cũng cao và ngược lại.

- Điều kiện kinh tế xã hội của địa phương cấp huyện

Sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Kinh tế xã hội của địa phương cấp huyện phát triển, đòi hỏi hệ thống an sinh xã hội cũng không ngừng phát triển theo

trong đó tốc độ phát triển nền kinh tế tăng trường làm cho thu nhập người lao động tăng, người lao động sẵn sàng tham gia BHXH với mức đóng BHXH cao hơn, thu về BHXH tăng đảm bảo tốt nguồn chi BHXH.Đối tượng tham gia BHXH tăng, nhu cầu chi trả các chế độ BHXH tăng, yêu cầu công tác quản lý chi BHXH cần phải chặt chẽ hơn.

- Đối tượng hưởng BHXH trên địa bàn cấp huyện

Công tác quản lý chi trả BHXH cấp huyện cũng chịu ảnh hưởng bởi các đặc điểm của đối tượng hưởng chế độ BHXH trên địa bàn huyện, trong đó có các đặc điểm về nhân khẩu học như nơi cư trú, giới tính, độ tuổi và các đặc điểm về nơi công tác, chế độ bảo hiểm tham gia. Điều này cho thấy công tác quản lý chi trả BHXH cấp huyện cần phải có sự quản lý chặt chẽ đối với từng đối tượng có những đặc điểm riêng, từ đó phân loại đối tượng, chia nhóm để thực hiện công tác quản lý chi BHXH cấp huyện một cách dễ dàng hơn.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI CỦA HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG (Trang 48 - 49)