2.3.2.2.Nguyên khách chủ quan

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI CỦA HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG (Trang 90 - 92)

+ Hệ thống các văn bản pháp luật về BHXH đã được Chính phủ, các Bộ và BHXH Việt Nam dày công nghiên cứu trước khi ban hành nhưng vẫn không tránh khỏi những hạn chế, đó là không đồng bộ, chưa nhất quán, chưa sát thực tế, chưa kịp thời, thậm chí văn bản của cấp dưới không đúng với văn bản của cấp trên, đã gây không ít trở ngại, khó khăn trong quá trình thực hiện chế độ, chính sách BHXH tại địa phương. Một số quy định của Luật BHXH chưa thực sự phù hợp với thực tế, gây khó khăn cho đơn vị sử dụng lao động và cơ quan BHXH.

+ Mức tiền lương tối thiểu thay đổi nhiều lần khiến khối lượng công việc của cơ quan BHXH tăng lên do phải điều chỉnh sổ sách, rà soát, đối chiếu, xác nhận sổ

BHXH, gây khó khăn cho quản lý chi BHXH.

+ Tình trạng nợ đọng quỹ BHXH tại huyện Nguyên Bình còn khá cao và kéo dài nhiều năm nay, nên có ảnh hưởng lớn tới hoạt động chi trả các chế độ BHXH.

+ Việc chi trả một số chế độ còn phức tạp và chưa đồng bộ, giải quyết hồ sơ chính sách cho đối tượng hưởng BHXH còn đi quá nhiều khâu như phải đưa hồ sơ lên cấp trên để thầm định, xét duyệt, kiểm tra, hoặc gửi hồ sơ cùng giới thiệu đối tượng đi giám định mất khả năng lao động ở mức độ nào để tiến hành giải quyết trợ cấp làm mất rất nhiều thời gian, thường xuyên dẫn đến tình trạng thất hẹn với đối tượng khi đến kỳ chi trả mà chế độ không giải quyết kịp thời, gây tâm lý khó chịu, nhiêu khê cho đối tượng.

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNGTÁC QUẢN LÝ CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI CỦA HUYỆN

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI CỦA HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG (Trang 90 - 92)