CPĐT là mô hình mà nhiều quốc gia, trong đó có các quốc gia phát triển nhất trên thế giới như Mỹ, Anh, Pháp, Đức hướng tới do các lợi ích to lớn mà nó có thể mang lại. Tuy nhiên, ở đây chỉ kể đến một số lợi ích thực tiễn khi triển khai DVCTT mức độ cao (mức độ 3 và 4):
Thứ nhất, Giảm thời gian gửi/nhận hồ sơ, giảm thời gian đi lại cho
người sử dụng, do đó làm giảm thời gian và công sức của người sử dụng các dịch vụ hành chính công. Từ đó làm tăng hiệu suất và hiệu quả của các cơ
quan cung cấp dịch vụ.
Thứ hai, Tăng tính minh bạch của các cơ quan cung cấp dịch vụ. Với sự
phát triển của CNTT, việc cung cấp các thông tin về trạng thái hiện tại của quy trình là hoàn toàn có thể (cung cấp thông tin hồsơ đang nằm ở phòng ban
nào? đang được ai thụ lý? hồsơ bị tắc ở khâu nào?...).
Thứ ba, Tăng khả năng giám sát của các cơ quan cấp trên, vì các cơ
quan cấp trên có thể kiểm tra được tình trạng xử lý các hồsơ hiện thời. Từ đó,
làm tăng tính trách nhiệm của các cơ quan cung cấp dịch vụ.
Thứ tư, Tạo cơ hội cho việc cải cách hành chính, vì khi thực hiện đưa
các dịch vụ hành chính công lên mạng thì các quy trình, thủ tục hành chính
quy trình hiện tại có thể được phát hiện và đó là cơ hội để cải cách hành chính thực hiện tái thiết kế quy trình.
Thứ năm, Hiệu quả kinh tế cho cả người sủ dụng dịch vụ và cơ quan
cung cấp dịch vụ, do có thể tiết kiệm thời gian, công sức, cắt giảm các chi phí
đi lại, chi phí văn phòng phẩm, chi phí nhân công…