Mục tiêu đổi mới và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đổi mới cung cấp dịch vụ trực tuyến ở bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 100 - 101)

công trc tuyến B Nông nghip và PTNT

Mục tiêu tổng quát

Ứng dụng CNTT góp phần quan trọng thực hiện ba đột phá chiến lược

giai đoạn 2016-2020 của Bộ là: (1) Triển khai có hiệu quả chương trình cải cách hành chính; (2) Gắn kết chặt chẽ với việc xây dựng Chính phủ điện tử

của Bộ; (3) Cung cấp có hiệu quả thiết thực DVCTT tập trung ở mức độ cao trên nhiều lĩnh vực của Bộ.

Đẩy mạnh triển khai thực hiện cung cấp DVCTT mức độ cao, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của Bộ gắn với quá trình CCHC, hướng tới Bộ điện tử và góp phần nâng cao chất lượng ngành nông nghiệp Việt Nam theo

hướng hiệu quả, bền vững, ngày một đáp ứng tốt hơn yêu cầu của người dân và doanh nghiệp.

Cung cấp DVCTT mức độ 3 và 4, đáp ứng nhu cầu thực tế, phục vụ người dân và doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi, dựa trên nhiều phương tiện khác nhau. Ứng dụng CNTT để giảm thời gian, số lần trong một năm người dân, doanh nghiệp phải đến trực tiếp Bộ thực hiện các TTHC thuộc phạm vi QLNN của Bộ.

Mục tiêu cụ thể

Một là, Xây dựng Cổng dịch vụ công trực tuyến đồng bộ và tập trung của Bộ Nông nghiệp và PTNT tại một địa chỉ duy nhất để tạo lập, quản lý, cung cấp các DVCTT từ mức 1 đến mức 4 trên môi trường mạng.

Hai là, Xây dựng các thành phần dùng chung của hệ thống, bao gồm:

cơ chế xác thực người dùng và đăng nhập một lần tập trung (Single Sign On),

cơ chế tạo lập, điều chỉnh các quy trình, mẫu biểu của dịch vụ công, phân quyền truy cập tập trung ở các mức chức năng (hệ điều hành mạng và cơ sở

dữ liệu), cung cấp và tiếp nhận biểu mẫu điện tử, trả kết quả xử lý hồsơ, quản lý tiến trình xử lý hồ sơ, hệ thống các báo cáo thống kê, tích hợp dịch vụ chữ

Ba là, Phấn đấu giai đoạn 2016-2020, tiếp tục triển khai xây dựng, cung cấp thêm DVCTT mức độ cao (mức độ 4) cho 80 TTHC theo lộ trình cung cấp DVCTT của Bộ thuộc các lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, bảo vệ thực vật, thú y, quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, lâm nghiệp, thủy sản (trong đó có 27 TTHC trong hệ thống Hải quan một cửa Quốc gia tại Bộ; 53 TTHC trong hệ thống DVCTT của Bộ).

Bốn là, Tích hợp, kết nối các DVCTT mức độ 3, 4 sẵn có của các đơn

vị đã triển khai lên Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ nhằm quản lý tập trung và thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.

Năm là, Cung cấp giải pháp sẵn sàng kết nối, liên thông với các hệ

thống khác, gồm: Cổng Thông tin điện tử của Bộ, Cổng Hải quan một cửa quốc gia, Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Sáu là, Đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ CNTT chuyên

trách để quản lý, vận hành hệ thống phần mềm DVCTT của Bộ hoạt động ổn

định thông suốt.

Bảy là, Thực hiện tốt việc đào tạo, hướng dẫn chi tiết, tỉ mỉ cho người dân, tổ chức và doanh nghiệp sử dụng thành thạo các chức năng của phần mềm DVCTT của Bộ cung cấp; Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền và nâng cao nhận thức của người sử dụng về những lợi ích của DVCTT của Bộ mang lại.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đổi mới cung cấp dịch vụ trực tuyến ở bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 100 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)