Nông nghiệp và PTNT
Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Những đơn vị sau thực hiện chức năng quản lý Nhà nước của Bộ và có thẩm quyền cung cấp DVHCC (hay là thủ tục hành chính công) như sau:
Nhóm các đơn vị QLNN thực hiện chức năng tham mưu, tổng hợp và giúp việc cho Bộ trưởng và cung cấp TTHC phục vụ các hoạt động trong phạm vi ngành gồm: Văn phòng Bộ; Vụ Kế hoạch; Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường; Vụ Tài chính; Vụ Hợp tác quốc tế; Vụ Pháp chế; Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ quản lý cán bộ và Thanh tra Bộ.
Nhóm các đơn vị QLNN chuyên ngành trên các lĩnh vực của Bộ và cung cấp DVHCC phục vụ trực tiếp người dân và doanh nghiệp gồm: Cục Bảo vệ thực vật; Cục Chăn nuôi; Cục Trồng trọt; Cục Thú y; Cục Chế biến Nông Lâm Thủy sản và Nghề muối; Cục Quản lý xây dựng công trình; Cục Kinh tế hợp tác và PTNT; Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản; Tổng cục Thủy lợi; Tổng cục Lâm nghiệp; Tổng cục Thủy sản.
2.2.2.1 Tiếp nhận, xử lý và giải quyết thủ tục hành chính theo cách thức truyền thống ở Bộ Nông nghiệp và PTNT
Để xây dựng một “Nhà nước của dân, do dân và vì dân” nên ngoài việc
đảm bảo hoạt động cung ứng các DVHCC thì Chính phủ, các Bộ, Ngành còn
định hướng cải tiến cách thức cung ứng nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của
người dân. Điển hình áp dụng mô hình cơ chế một cửa liên thông giúp việc gửi - trả hồ sơ chỉ tại một bộ phận khi thực hiện bất kỳ dịch vụ hành chính nào; ngoài ra tại bộ phận này còn hỗ trợngười dân cách thức, yêu cầu để hoàn tất DVHC đối với từng loại dịch vụ. Nhưng với cách thức tiếp nhận, xử lý và giải quyết TTHC theo cách thức truyền thống còn một số mặt hạn chếnhư:
- Chỉ cung cấp các dịch vụ tại trụ sở CQNN cung cấp: khi cung cấp các dịch vụ của mình, CQNN thường lựa chọn trụ sởđểlàm nơi tiếp dân, thực hiện các thủ tục hành chính nên khi có nhu cầu, công dân buộc phải đến những nơi
mà CQNN quy định để thực hiện các dịch vụ, điều này làm tốn thời gian cho việc di chuyển ngay cả những đối tượng sử dụng ở những nơi gần nhất. Và đôi
khi chính khoảng cách địa lý ở nơi người có nhu cầu với nơi cung cấp là nguyên nhân làm công dân khó tiếp cận, sử dụng các dịch vụ do CQNN cung cấp;
- Năng lực và thái độ phục vụ của công chức đôi khi chưa đáp ứng theo
quy định. Công chức làm việc tại các CQNN cung cấp dịch vụ là trung gian quan trọng trong mối quan hệ giữa CQNN và công dân. Thực tế có tình trạng công chức làm sai quy định, thiên vị với người thân nhưng có thái độ cửa quyền, gây khó khăn với đối tượng sử dụng không quen biết. Dần dần công dân ngại tiếp xúc với chính quyền.
Hiện nay cách thức chung cung cấp TTHC công của các đơn vị QLNN của Bộ Nông nghiệp và PTNT tới người dân, tổ chức và doanh nghiệp có nhu cầu tuân thủ theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 theo mô hình tiếp nhận, xử lý và giải quyết TTHC theo quy trình. Hình 2.2 mô tả Quy trình cụ thể tiếp nhận, xử lý và giải quyết TTHC (hồsơ) qua bộ phận “Một cửa” tại các Cục, Tổng cục thuộc Bộ.
Quy trình này được ban hành đểđề ra cách thức thực hiện quá trình tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả theo trình tự, thủ tục phù hợp, thống nhất nhằm nâng cao chất lượng phục vụ cá nhân, doanh nghiệp khi đến liên hệ công việc thực hiện cơ chế“một cửa” tại các đơn vị quản lý Nhà nước của Bộ.
Quy định trình tự, nội dung thực hiện việc tiếp nhận, kiểm tra, thẩm
định hồsơ, trình ký và phát hành giấy phép thuộc thẩm quyền của các đơn vị
quản lý Nhà nước của Bộ cấp, do Lãnh đạo các đơn vị này ký đảm bảo kịp thời, chính xác, an toàn và thuận lợi.
Làm rõ trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân trong việc tiếp nhận, kiểm tra, thẩm định hồsơ cấp phép thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của các đơn vị của Bộ.
Trách nhiệm Nội dung Mô tả Doanh nghiệp, tổ chức cá nhân đạt không đạt Xem B.1 Bộ Phận tiếp nhận và trả kết quả t Xem B.2 Bộ phận xử lý hồsơ Xem B.3 Bộ Phận tiếp nhận và trả kết quả Xem B.4 Lãnh đạo Cục, Tổng cục Xem B.5 Văn thư Cục, Tổng cục Xem B.6 Bộ Phận tiếp nhận và trả kết quả Xem B.7 Bộ Phận tiếp nhận và trả kết quả ; Phòng chuyên môn Xem B.8 Chuẩn bị hồsơ Tiếp nhận kiểm tra tính phù hợp, hợp lệ
của hồsơ (kiểm tra
đầu mục hồsơ) Thầm định hồsơ Trình LĐ Văn Phòng và Lãnh đạo Cục ký giấy phép Ký giấy phép Lấy số, đóng dấu, chuyển giấy phép cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Trả kết quả, thu phí Lưu trữ
Hình 2.2: Quy trình thực hiện việc tiếp nhận, xử lý và giải quyết hồsơ tại bộ phận một cửa tại các đơn vị QLNN của Bộ.
Giải thích một sốđịnh nghĩa, thuật ngữ sử dụng trong Quy trình:
- Cơ chế một cửa: “Một cửa” là cơ chế giải quyết công việc của các cá nhân, doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của CQHCNN từ tiếp nhận yêu cầu, hồ sơ đến trả lại kết quả chỉ thông qua một đầu mối là “Bộ phận tiếp nhận và trả
kết quả” tại CQHCNN.
- Tính phù hợp của hồ sơ: Mức độ đáp ứng của bộ hồ sơ do tổ chức, công dân nộp (liên quan tới các TTHC thực hiện cơ chế một cửa) so với các yêu cầu về mặt sốlượng, chất lượng do các Cục, Tổng cục chuyên ngành thực hiện chức năng quản lý Nhà nước của Bộ quy định. Cán bộ bộ phận một cửa kiểm tra tính phù hợp của hồ sơ trước khi chuyển hồ sơ sang phòng chuyên môn xử lý.
- Tính hợp lệ của hồ sơ: Mức độ đáp ứng của bộ hồsơ do tổ chức, công dân nộp so với các yêu cầu của Luật định liên quan tới hoạt động được yêu cầu cấp phép. Phòng chuyên môn có trách nhiệm thẩm định tính hợp lệ của hồsơ.
Mô tả chi tiết: B.1. Chuẩn bị hồsơ
Tổ chức cá nhân khai thủ tục phải đảm bảo đúng nội dung yêu cầu; chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định gửi hồ sơ qua bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại các đơn vị QLNN của Bộ.
B.2. Tiếp nhận hồsơ:
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp cá nhân, doanh nghiệp tới liên hệ
giải quyết TTHC tại các đơn vị QLNN của Bộ.
Khi công việc của cá nhân, doanh nghiệp không thuộc phạm vi giải quyết thì hướng dẫn để cá nhân, doanh nghiệp đó đến CQNN có thẩm quyền giải quyết.
Nếu đúng trong phạm vi giải quyết của các đơn vị QLNN của Bộ, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả một cửa tiến hành kiểm tra hồsơ theo theo quy định.
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có trách nhiệm theo dõi tiến độ xử lý hồsơ của bộ phận xử lý hồsơ. Trước ngày hẹn trả kết quả 01 ngày, cán bộ bộ
phận một cửa nhắc phòng chuyên môn thực hiện đúng lịch.
Đối với hồsơ nộp trực tiếp:
- Hồsơ chưa hợp lệ:
+ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra thành phần hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hướng dẫn cá nhân, doanh nghiệp bổ sung hồsơ.
- Hồsơ hợp lệ:
+ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra thành phần hồ sơ theo quy định. Nếu thành phần hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
tiếp nhận lập phiếu ký giao nhận hồ sơ (Mẫu phiếu tiếp nhận) với cá nhân, doanh nghiệp.
+ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ký nháy từng trang, đánh số thứ tự
vào từng tờ của hồsơ, ký giao nhận 02 bản (Mẫu phiếu chuyển hồsơ) chuyển hồsơ cho Bộ phận xử lý hồsơ.
Đối với hồsơ nhận qua đường bưu điện:
- Hồsơ chưa hợp lệ:
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ về thành phần, tính phù hợp, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả liên hệ với cá nhân, doanh nghiệp (bằng hình thức điện thoại, email, công văn trả lời (nếu không liên hệ được bằng điện thoại, email)
hướng dẫn cá nhân, doanh nghiệp bổ sung hồsơ.
- Hồsơ hợp lệ:
+ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra thành phần hồsơ theo quy định. + Nếu thành phần hồ sơ đầy đủ, phù hợp Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ký nháy từng trang, đánh số thứ tự vào từng tờ của hồsơ, ký giao nhận 02 bản (Mẫu phiếu chuyển hồsơ) chuyển hồ cho Bộ phận xử lý hồsơ.
B.3. Thẩm định hồsơ
- Bộ phận xử lý hồ sơ tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra lại hồsơ theo quy định.
- Đối với hồsơ hợp lệ:
+ Bộ phận xử lý hồsơ có liên quan nhận và xử lý hồ sơ theo quy định trong các quy trình và tài liệu chuyên môn của đơn vị và đảm bảo hoàn thành công việc theo đúng ngày hẹn đã ghi trên Phiếu chuyển hồsơ.
+ Khi hồ sơ đủ thành phần, hợp lệ, bộ phận xử lý hồ sơ chịu trách nhiệm ký nhận, thẩm định, giải quyết hồ sơ, lưu toàn bộ hồ sơ hợp lệ được cấp giấy phép.
+ Bộ phận xử lý hồsơ làm thủ tục dự thảo giấy phép (Thời gian hẹn trả
kết quảtheo quy định về thời gian thực hiện đối với từng thủ tục cụ thể). + Sau khi hoàn thành xử lý hồ sơ và xin chữ ký phê duyệt của Lãnh đạo phòng, Bộ phận xử lý hồsơ chuyển kết quả xử lý hồsơ kèm phiếu chuyển hồsơ
có liên quan sang bộ phận một cửa để trả kết quả cho cá nhân, doanh nghiệp. + Bộ phận xử lý hồsơ chuyển dự thảo giấy phép và 01 phiếu giao nhận hồsơ đã ký với Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
- Đối với hồsơ không hợp lệ:
+ Bộ phận xử lý hồ sơ kiểm tra thấy hồ sơ chưa hợp lệ theo quy định,
theo đúng ngày hẹn đã ghi trên Phiếu chuyển hồsơ, bộ phận xử lý hồ sơ ghi
nội dung chưa đảm bảo theo quy định vào phiếu giao nhận hồ sơ và bản dự
thảo công văn về nội dung thẩm định để trả lời cá nhân, doanh nghiệp chuyển lại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
+ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nhận nội dung thẩm định (trên phiếu chuyển và bản dự thảo công văn trả lời) của Bộ phận xử lý hồ sơ có trách
nhiệm phát hành công văn trả lời, hướng dẫn cá nhân, doanh nghiệp để bổ
B.4. Trình lãnh đạo ký giấy phép
- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có trách nhiệm tiếp nhận bản dự thảo kết quả trả lời từ Bộ phận xử lý hồsơ.
- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả trình giấy phép cho Lãnh đạo
Văn phòng đơn vị sau đó trình ký Lãnh đạo đơn vị và chuyển sang bộ
phận Văn thư.
B.5. Ký giấy phép
- Văn bản đủđiều kiện, Lãnh đạo đơn vị ký giấy phép.
- Trường hợp văn bản chưa đủ điều kiện ký, Lãnh đạo đơn vị yêu cầu sửa lại.
- Trường hợp Lãnh đạo đơn vị phụtrách theo lĩnh vực cấp phép đi công tác: + Với giấy phép quá hạn: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả xin ý kiến
lãnh đạo Văn phòng để chuyển cho Lãnh đạo khác ký.
B.6. Phát hành giấy phép
- Văn thư đơn vị kiểm tra thể thức, chữ ký đầy đủ, lấy số đóng dấu chuyển cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả phát hành và lưu trữ.
B.7. Trả kết quả
- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có trách nhiệm thông báo với cá nhân, doanh nghiệp để trả kết quả.
- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thực hiện trả kết quả cho tổ chức, công dân. Khi trả kết quả, cán bộ của Bộ phận một cửa phải yêu cầu cá nhân, doanh nghiệp đến nhận lại kết quả đưa phiếu hẹn (nếu có) và nộp lệ phí đối với các thủ tục hành chính có quy định thu lệ phí, yêu cầu cá nhân, doanh nghiệp ký nhận vào sổ theo dõi của Bộ phận tiếp nhận và trả kết (theo biểu mẫu) (đối với hồ sơ nhận và trả trực tiếp) hoặc yêu cầu cán bộ bưu điện ký vào Sổtheo dõi (đối với hồsơ trảqua đường bưu điện).
B.8. Lƣu trữ
Hồsơ được lưu tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết và Bộ phận xử lý hồsơ đối với các thủ tục hành chính liên quan thực hiện qua “một cửa”.
Hồsơ lưu:
TT Loại hồsơ Hình thlƣu ức Trách nhiệm Thời
gian lƣu
01 Phiếu tiếp nhận hồ
sơ (nếu có) Bản cứng Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả 01 năm
02 Hồ sơ của cá nhân,
doanh nghiệp Bản cứng Bộ phận xử lý hồsơ 5 năm
03 Phiếu chuyển hồsơ Bản cứng Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả 1 năm
04 Kết quả giải quyết Bản cứng Bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả; Bộ phận xử lý hồsơ 5 năm
Bảng 2.1: Thời hạn lưu trữ hồsơ sau khi đã được xử lý qua bộ phận một cửa Theo kết quả khảo sát thực tế tổng số hồsơ tiếp nhận qua bộ phận một cửa tại các đơn vị QLNN của Bộ trung bình hàng năm từ 700.000 - 760.000 bộ, sốlượng hồsơ được giản quyết đúng hạn đạt mức 80%.
Với số lượng hồ sơ tiếp nhận lớn nêu trên, có thể thấy với cách thức tiếp nhận, xử lý và giải quyết các thủ tục theo cách thức truyền thống sẽ rất mất thời gian, chi phí đi lại, nguồn lực,… trung bình để xử lý xong một bộ hồ sơ giữa đơn vị quản lý Nhà nước với người dân và doanh nghiệp (với đầy đủ
giấy tờ) thường mất 7-10 ngày, thậm chí nửa tháng (tùy thuộc từng TTHC). Vì sự độc quyền trong cung ứng DVHCC, đòi hỏi các CQNN càng phải nâng cao trách nhiệm của mình trước công dân. Việc CNTT-TT phát triển nhanh chóng, tạo ra một cuộc cách mạng lớn lao trong mọi mặt của đời sống xã hội, dẫn
đến biến đổi về cơ bản trong phương thức hoạt động, nâng cao năng suất và hiệu quả. Ứng dụng CNTT-TT trong nền hành chính là một hướng đi đổi mới cơ bản và quan trọng nhằm cải tiến việc cung ứng DVC ởnước ta, trước hết là DVHCC. Song song với việc CCHC Nhà nước thông qua triển khai cơ chế “một cửa” thì CPĐT, cung ứng DVCTT có thể được hiểu như là việc ứng dụng
CNTT trong quản lý hành chính công để hợp lý hóa và hợp nhất các quy trình và các luồng công việc nhằm quản lý có hiệu quả thông tin và dữ liệu, nâng cao cung ứng DVC cũng như mở rộng các kênh truyền thông giao tiếp để gắn kết và tăng cường quyền năng (nâng cao vị thế) của người dân. Thay vì “bị động” trong việc lựa chọn hình thức sử dụng các DVHCC thì nay công dân có thể chủ động trong tiếp cận thông tin và sử dụng các dịch vụ do các CQNN cung cấp, góp phần hạn chế những tồn tại trong nền hành chính truyền thống. Tạo cơ hội cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ, quản lý của Chính phủ. Nhận thức được tầm quan trọng này ngày 21 tháng 4 năm 2015 Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam Phiên bản 1.0 đây là một khung pháp lý quan trọng tạo đà phát triển DVC nói riêng và ứng dụng CNTT trong hoạt động của các CQNN nói chung và đó
cũng là một trong những vấn đề trọng tâm, đột phá trong triển khai Chương
trình tổng thể CCHC Nhà nước là thúc đẩy mạnh mẽ việc ứng dụng CNTT.