Qua kinh nghiệm triển khai thực tế từcác nước tiên tiến, các Bộ, Ngành tiêu biểu trong nước trong cung cấp DVCTT đến người dân, tổ chức và doanh nghiệp trên môi trường mạng, để đạt được hiệu lực, hiệu quả và mang tính khả thi cao trong việc cung cấp dịch vụ thì cần phải có những nhận thức và
thay đổi căn bản sau:
Một là, Các cấp lãnh đạo, nhất là người đứng đầu, cùng toàn thể đội ngũ
CBCCVC phải có quyết tâm chính trị và tạo được sựđồng thuận cao. Việc chuyển
đổi mô hình xử lý, giải quyết công việc từ lề lối làm việc cũ sang quy chuẩn làm việc mới như cấp dịch vụ DVCTT vẫn là điều khá mới mẻ, do đó đòi hỏi quyết tâm cao của lãnh đạo, sựủng hộ của các Bộ, Ngành liên quan và của Chính phủ.
Hai là, Phải tuyên truyền sâu rộng, nâng cao nhận thức đến toàn thể
CBCC, người dân, tổ chức và doanh nghiệp về những lợi ích mang lại. Sự vào cuộc, tham gia của các cấp, ngành, đơn vị liên quan phải thực sự chủ động, tích cực và đồng thuận.
Ba là, Đào tạo và phát triển nhân lực CNTT cả về quản lý, triển khai, ứng dụng là khâu quan trọng đảm bảo sự thành công của việc cung cấp DVCTT tới
người dân, tổ chức và doanh nghiệp. Đội ngũ làm việc phải chuyên nghiệp, khoa học, năng lực quản lý tốt, chuyên môn nghiệp vụ phải vững vàng, có kinh nghiệm trong quản lý Nhà nước đểđảm bảo nguyên tắc “Tiếp nhận, thẩm định và phê duyệt” tại các đơn vị quản lý Nhà nước thuộc Bộ tạo sự chính xác, công khai, minh bạch và niềm tin cho người dân và doanh nghiệp.
Bốn là, Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng CNTT đồng bộ bao gồm việc đầu
tư phần cứng (Trung tâm tích hợp dữ liệu, trụ sở, thiết bị, đường truyền,…) và phần mềm (Các phần mềm dịch vụ công, hệ thống cơ sở dữ liệu,…).
Năm là, Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc trong công tác chuẩn bị, công tác tổ chức phối hợp, kịp thời uốn nắn, điều chỉnh những nội dung chưa phù
hợp trong công tác đầu tư, trong việc thiết lập hệ thống, quy trình trao đổi, xử
lý công việc và cả trong ý thức, thái độ của CBCC.
Tiểu kết Chƣơng 1
Cung cấp dịch vụ công với sự hỗ trợ của CNTT-TT đang là xu thế tất yếu thúc đẩy quá trình đổi mới tổ chức, phương thức quản lý, quy trình điều hành, làm cho hoạt động quản lý Nhà nước hiệu lực, hiệu quả hơn, minh
bạch hơn, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn và dân chủ được phát huy mạnh mẽ hơn. Kết quả từ việc cung cấp DVCTT mang lại những giá trị
hỗ trợ tốt hơn cho hoạt động QLNN nói chung và CCHC nói riêng. Vì vậy, chuyển hình thức cung ứng DVC từ thủ công sang trực tuyến có ý nghĩa
quan trọng, với mục đích cốt lỗi là đem đến sự tiện lợi cho người dân, tổ
chức và doanh nghiệp.
Nội dung Chương 1 đã trình bày tổng quan lý luận về DVCTT. Trên cơ
sở lý luận về DVC, DVHCC, tác giả đã mạnh dạn xây dựng khái niệm về
DVCTT, chỉra các đặc trưng của DVCTT, phân loại DVCTT, hoạt động cung cấp DVCTT tại CQHCNN, các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và tiêu chí đánh
giá việc cung cấp DVCTT. Từ đó khẳng định được các mục tiêu mà DVCTT sẽ mang lại, đưa ra được các thành phần cấu thành hệ thống DVCTT (gồm mô hình tổng thể Khung kiến trúc Chính phủ điện tử cấp Bộ, quy trình làm việc
và xác định các đối tượng tham gia cung cấp DVCTT). Trong Chương 1, tác
giả cũng đề cập đến đến những kinh nghiệm triển khai cung cấp DVCTT của một sốnước tiên tiến trên thế giới cũng như một số Bộ, Ngành ở Việt Nam, từ đó đúc kết ra bài học kinh nghiệm làm sao khi triển khai cung cấp DVCTT
đạt được hiệu quả cao. Chương 2 của luận văn tiếp tục công việc đánh giá
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN
Ở BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN