Từ ngày 03/10 - 28/10/1995, tại kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khoá IX thông qua Nghị quyết về việc thành lập Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên cơ sở hợp nhất 3 Bộ: Bộ Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm và Bộ Thuỷ lợi; Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá XII
(tháng 8/2007) đã quyết định hợp nhất Bộ Thuỷ sản vào Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Ngày 26/11/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số
199/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Nghị định quy định “Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức
năng quản lý Nhà nước về nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, thủy lợi và phát triển nông thôn trong phạm vi cả nước; quản lý Nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
Nhiệm vụ chính trị của Bộ Nông nghiệp và PTNT được đặt ra không
chỉ là nhiệm vụ của các ngành trước đây về sản xuất Nông nghiệp, Lâm
nghiệp, Diêm nghiệp, Thuỷ lợi, Thuỷ sản một cách riêng rẽ mà còn là sự đòi hỏi cao hơn về việc phát triển ngành nông nghiệp và nông thôn một cách bền vững, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên đất - nước - rừng -
thuỷ sản, gắn chặt hơn nữa sự phát triển Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thuỷ sản và Thuỷ lợi với việc phát triển nông thôn với đối tượng phục vụ chủ
yếu hơn 60 triệu dân sống ở nông thôn, chiếm gần 78% dân số cả nước và
đảm bảo an ninh lương thực cho hơn 90 triệu dân. Trong 5 năm trở lại đây (từ 2010-2015) giá trị xuất khẩu các loại nông lâm, thuỷ sản tăng bình quân
10,8%/năm, riêng năm 2015 đạt 30.42 tỷ USD, chiếm 23% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Một số sản phẩm có thị phần lớn và vị thế cao trên thị trường thế giới, gồm: gạo, cao su, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, sản phầm đồ gỗ, thuỷ sản.
Đóng góp vào những thành tựu trên trong những năm qua một phần do công tác CCHC của Bộ Nông nghiệp và PTNT đã được tiến hành đồng bộ và
đã có những chuyển biến khá tích cực trên nhiều lĩnh vực, góp phần triển khai thực hiện hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới (theo Quyết định 889/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ) cụ
thể: thực hiện Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ phê duyệt Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011- 2020, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Chương trình cải cách hành
chính giai đoạn 2016-2020 và Kế hoạch CCHC hàng năm. Mục tiêu tổng quát của Chương trình cải cách hành chính của Bộ được xác định là: “Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về Nông nghiệp và PTNT; kiện toàn tổ
chức bộ máy quản lý ngành từ Trung ương đến cơ sở; xây dựng đội ngũ cán
bộ, công chức, viên chức có đủ trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới; đẩy mạnh ứng dụng CNTT, nâng cao chất lượng hành chính và dịch vụ công trực tuyến mức độ cao. Thực hiện tái cơ cấu
ngành theo hướng nâng cao giá trịgia tăng và phát triển bền vững, bảo đảm sự quản lý điều hành thông suốt, hiệu lực hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước” [6, tr.1-2].