Thứ nhất, Mô hình của New Zealand1
Trong kế hoạch hành động để cung cấp DVC tốt hơn cho người dân, mục tiêu cụ thể được Chính phủ đưa ra là đến năm 2017, trung bình 70% những giao dịch phổ thông nhất giữa Chính phủ với người dân sẽ được thực hiện trên môi trường số. Chính phủ cam kết với người dân New Zealand rằng Chính phủ sẽ cung cấp dịch vụ theo một phương thức mới để dễ dàng và thuận tiện hơn cho công dân. Các cơ quan chính phủ cần phải suy nghĩ trong cách thức cung cấp dịch vụ, đặc biệt là phải đáp ứng mong muốn của người dân khi truy cập tới thông tin và dịch vụ của các cơ quan trên môi trường số. Người dân mong muốn các dịch vụ ngày càng được số
hóa, đáp ứng nhanh và được cá nhân hóa. Việc cung cấp dịch vụ trực tuyến
tốt hơn không chỉ quan trọng với người dân mà còn quan trọng cho cả nền kinh tế của New Zealand. Khi kết hợp với những hoạt động khác của Chính phủ như các định hướng và ưu tiên cho công nghệ thông tin và truyền thông, việc thực hiện giao dịch với Chính phủ một cách dễ dàng trên môi trường số sẽ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho người dân. Việc cung cấp dịch vụ tốt hơn trên môi trường số cũng sẽ góp phần giúp đạt được những ưu tiên chiến lược của Chính phủ như việc nâng cao hiệu quả sử dụng hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ cho việc cung cấp dịch vụ, giúp xây dựng một nền kinh tế cạnh tranh và hiệu quả qua việc cho phép người dân truy cập dịch vụ tốt hơn, nhanh hơn và với chi phí thấp.
Thứ hai, mô hình của Úc2
Theo đánh giá của Liên Hợp Quốc thì trong năm 2012, về xây dựng
CPĐT, Úc đứng ở vị trí thứ 12, riêng chỉ tiêu về DVCTT, Úc đứng ở vị trí thứ 9/190 nước được đánh giá. Để triển khai DVCTT, Chính phủÚc đã ban hành
Luật về DVC, Luật về Giao dịch điện tử năm 1999. Theo đó, Chính phủ Úc giao cho Bộ Tài chính và Cải cách đưa ra các yêu cầu bắt buộc thực hiện đối với cơ quan Chính phủ về cung cấp DVCTT. Trong các yêu cầu này đáng chú
ý nhất là việc yêu cầu các CQNN phải tiếp thị và quảng bá DVCTT để tối ưu
hóa lợi ích mang lại từ đầu tư cho DVCTT nhằm thúc đẩy sử dụng DVCTT. Trong triển khai cung cấp DVCTT, Chính phủ Úc nhóm các DVCTT: dành cho công dân cung cấp tại địa chỉ www.australia.gov.au và dành cho doanh nghiệp cung cấp tại địa chỉwww.business.gov.au . Trên các cổng thông tin này, các dịch vụ được phân loại rõ ràng như thuế, hải quan, tài chính, …;
công cụ hỗ trợ việc tìm kiếm thông tin cực kỳ thuận tiện, nhanh chóng và
chính xác. Đồng thời, Chính phủ Úc thông qua kênh liên lạc phổ biến là mạng xã hội (Facebook, Youtube, Twitter) đểhướng dẫn công dân, doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, nhằm giúp các cơ quan tiếp tục cải tiến chất lượng
DVCTT, Văn phòng Quản lý thông tin Chính phủ Úc trực thuộc Bộ Tài chính và Cải cách đã xây dựng báo cáo nghiên cứu để đánh giá về mức độ sử dụng và hài lòng của công dân đối với dịch vụ công trực tuyến khi tương tác với Chính phủ. Nội dung báo cáo tập trung nghiên cứu các vấn đề:
- Công dân liên hệ với Chính phủ bằng cách nào (qua Internet, điện thoại, trực tiếp hay qua thư);
- Sự hài lòng với những hình thức liên hệ với Chính phủ, bao gồm những lý do cho sự hài lòng và không hài lòng;
- Các lý do tại sao công dân sử dụng hoặc không sử dụng các dịch vụ công trực tuyến;
- Sở thích của công dân để phục vụ cho việc cung cấp dịch vụ trực tuyến trong tương lai.
Thứ ba, Mô hình của Hoa Kỳ3
Được xem là một trong những nước đi đầu về ứng dụng CNTT và phát triển CPĐT. Ưu điểm lớn nhất của nước này là chú trọng việc xây dựng chính sách, ngày từ những năm 1993, Chính phủ Hoa Kỳđã ban hành một chỉ thị về
việc thiết lập bộ tiêu chuẩn khách hàng để làm cơ sở và nền tảng xây dựng triển khai DVC một cách hiệu quả, lấy người dân làm trọng tâm của cung cấp dịch vụ. Đến năm 2002 ban hành Luật CPĐT. Nội dung của chỉ thị này thực sự đã gợi mở thêm những suy nghĩ sâu sắc hơn nữa về trách nhiệm phục vụ
của bộ máy hành chính, của công chức khi yêu cầu phải đặt người dân lên
hàng đầu, các công chức chính phủ cần phải thay đổi cách thức xử lý công việc với người dân. Thêm một nội dung đáng lưu ý của bộ tiêu chuẩn khách
hàng, đó là buộc các CQNN cung cấp dịch vụ phải thực hiện:
- Xác định đối tượng công dân mà cơ quan đang, đã và sẽ phục vụ; - Khảo sát người dân để xác định loại và chất lượng dịch vụ mà họ ưa
thích và mức độ hài lòng của người dân đối với những dịch vụ hiện tại;
- Công bố các tiêu chuẩn dịch vụvà đo lường kết quả; Chấm điểm hiệu quả dịch vụngười dân và so sánh với những gì tốt nhất của doanh nghiệp;
- Cải tiến thông tin, dịch vụ và hệ thống tiếp nhận phản ánh dễ dàng cho
công đồng truy cập; Cung cấp hình thức cho phép người dân phản ánh về dịch vụ; Về triển khai cung cấp dịch vụ, đến nay gần như toàn bộ các dịch vụ
của Chính phủ liên bang đã được tích hợp một cách đầy đủ trên Cổng TTĐT
của Chính phủ (www.usa.gov).
Để triển khai có hiệu quả cung cấp thông tin và sử dụng DVCTT, Chính phủ Hoa Kỳđã thành lập Hội đồng các quản lý Cổng/Trang TTĐT liên
bang. Hội đồng này hội tụ các nhà quản lý cấp cao Cổng/Trang TTĐT các cơ quan liên bang để tổ chức để chia sẻ những thách thức, ý tưởng, kinh nghiệm thực tiễn nhằm cải thiện việc cung cấp thông tin và dịch vụ trực tuyến trên
Cổng/Trang TTĐT của cơ quan.
Bên cạnh đó, hội đồng đã xây dựng mạng lưới quy mô các chuyên gia
để chia sẻ kinh nghiệm, đào tạo cho các nhà quản lý Cổng/Trang TTĐT, …
Hội đồng đề ra mục tiêu về cung cấp DVCTT, đảm bảo người dân có thể: - Dễ dàng tìm thấy thông tin xác đáng, chính xá và được cập nhật; - Hiểu ngay được thông tin từ lần đầu đọc;
- Thực hiện các tác vụ phổ biến một cách hiệu quả;
- Có được cung một câu trả lời cho dù sử dụng Cổng/Trang TTĐT, điện thoại, thư điện tử, trao đổi trực tuyến hay xử lý trực tiếp.