Cung cấp DVCTT, nhất các DVCTT mức độ cao tại Bộ Nông nghiệp và PTNT có thể nói là một bước đột phá, là giải pháp nhằm làm cho hoạt
động hành chính được chuẩn mực hơn, giải quyết công việc nhanh gọn, xác
định trách nhiệm rõ ràng hơn, giúp cho người dân và doanh nghiệp tham gia trực tiếp vào việc giám sát được các hoạt động quản lý Nhà nước của Bộ. Tuy nhiên, thực tế việc cung cấp DVCTT tại Bộ trong thời gian qua mới chỉ dừng lại ở những kết quả khiêm tốn. Những mặt khó khăn, tồn tại trên xuất phát từ
nhiều nguyên nhân, trong đó có một số nguyên nhân chính như sau:
2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan
- Cung cấp DVCTT là công việc khó khăn, phức tạp, đụng chạm đến những tư tưởng, thói quen, thậm chí đến cả lợi ích của một bộ phận cán bộ, công chức trong thực thi công vụ. Tồn tại và hậu quả của cơ chế quan liêu, bao cấp trong tư duy và hành động chậm được khắc phục. Thách thức lớn nhất khi chuyển sang tự động hóa là đội ngũ CBCC phải thay đổi mối quan hệ
với người dân, doanh nghiệp, phải coi họ là khách hàng, phải thay đổi thói
quen, văn hóa, hành vi để tiếp nhận công nghệ, cách thức, quy trình ứng dụng CNTT trong CCHC.
- Nguyên tắc tập trung dân chủ đã được quy định thực hiện trong hoạt
động công vụ, tuy nhiên việc thực hiện vẫn chưa nghiêm túc đã ảnh hưởng đến công việc cung cấp DVCTT của Bộ.
- Mặc khác, do khủng hoảng kinh tế toàn cầu tác động đến hầu hết các
nước trên thế giới, Việt Nam cũng nằm trong quy luật đó do vậy Chính phủ đã ban hành chính sách thắt chặt đầu tư công giai đoạn 2011-2015, vì vậy tác
động đến nguồn ngân sách chung của Bộ. Do đó, dẫn đến việc cắt giảm hoặc dừng đầu tư các dựán CNTT (trong đó có các dự án xây dựng DVCTT ) chưa
thật cấp bách đểưu tiên vốn cho các dự án khác.
- Vốn đầu tư cho Kế hoạch ứng dụng CNTT giai đoạn 2011-2015 của Bộ
Nông nghiệp và PTNT dự kiến là 272,115 tỷđồng. Tuy nhiên, kinh phí phân bổ
vốn thực tế được bố trí thấp hơn rất nhiều so với nhu cầu (chỉ đạt 20-25%) nên các nhiệm vụ, chương trình, dự án được nêu trong kế hoạch ứng dụng CNTT
giai đoạn 2011-2015 của Bộ triển khai chậm hoặc chưa được triển khai.
2.3.3.2 Nguyên nhân chủ quan
-Nhân sự của Ban chỉ đạo ứng dụng CNTT của Bộ luôn thay đổi, các cuộc họp của Ban chỉ đạo còn ít, dẫn tới công tác chỉ đạo, điều hành trong
thúc đẩy phát triển và ứng dụng CNTT nói chung và cung cấp DVCTT nói riêng chưa liên tục, xuyên suốt.
-Nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của CNTT ở nhiều cấp, nhất là người đứng đầu chưa thực sự đầy đủ và việc cụ thể hóa, thể chế hóa, tổ chức thực hiện các chính sách, văn bản pháp lý, các kế hoạch hàng năm, 5 năm về lĩnh vực CNTT chưa sát sao, còn chậm và thiếu quyết liệt.
-Bên cạnh những CBCC rất tích cực trong việc ứng dụng CNTT trong giải quyết TTHC thì vẫn còn nhiều người chưa quyết liệt trong việc ứng dụng công nghệ mới dẫn đến không đồng bộ trong giải quyết các thủ tục đã ứng dụng CNTT.
-Việc chuyển đổi mô hình xử lý, giải quyết công việc từ lề lối làm việc
cũ sang quy chuẩn làm việc mới, việc đổi mới cung cấp DVCTT ở Bộ Nông nghiệp và PTNT vẫn là điều khá mới mẻ, do đó chưa có sự quyết tâm, chỉ đạo quyết liệt từphía lãnh đạo các cấp.
-Cung cấp DVCTT mức độ cao còn chậm, việc triển khai thực tế đôi
khi dừng ở mức thí điểm trên những TTHC đơn giản, số lượng giao dịch ít gây ra sự lãng phí, mức độ tin học hóa tại các bộ phận một cửa chưa cao, chủ
yếu hỗ trợ quá trình theo dõi, quản lý thông tin trong quá trình xử lý TTHC. -Công tác xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT, thực hiện DVCTT còn nhiều bất cập, chưa mang tính đồng bộ, thống nhất để đảm bảo hoạt động CNTT thông suốt, ... chưa được đầu tư bài bản, khó đáp ứng được yêu cầu thực tế và hạ tầng công nghệ mới hiện tại.
-Bên cạnh đó, chưa có quy định rõ ràng trong công tác thẩm định, kiểm
tra, đôn đốc thực hiện kế hoạch ứng dụng CNTT của Bộ. Một số đơn vị sử
dụng nguồn vốn khác (ODA, hợp tác quốc tế ...) chưa rà soát, thực hiện theo kế hoạch CNTT của Bộ đã phê duyệt mà chỉ chú trọng đến việc triển khai các hạng mục CNTT trong các dự án được tài trợ.
-Thiếu sự kiểm tra đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng và cung cấp DVCTT hàng năm của các đơn vị, chưa phân công rõ ràng chức năng
nhiệm vụ của các đơn vị quản lý và thực hiện các dự án CNTT.
- Công tác tuyên truyền về DVCTT tới người dân, tổ chức và doanh nghiệp còn hạn chế cả về số lượng, nội dung và cách thức triển khai, tiếp cận. Mặc dù trên cổng TTĐT của Bộvà trên các trang TTĐT của các đơn vịđã cung
cấp 100% DVCTT mức độ 2 và các DVCTT mức độ 3 thuộc các lĩnh vực: Trồng trọt, Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản, Thủ sản, Bảo vệ
thực vật tuy nhiên người dân, tổ chức và doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong
việc sử dụng các DVCTT này do thiếu sựhướng dẫn, giải thích tỉ mỉ, cặn kẽ. Tóm lại, những hạn chế, tồn tại trong hoạt động cung cấp DVCTT phần
nào đã ảnh hưởng đến việc phát huy các nguồn lực của Bộ để phát triển kinh tế xã hội, tạo ra những khó khăn, bức xúc đối với công dân, tổ chức và doanh nghiệp khi giao dịch với Bộ.
Tiểu kết Chƣơng 2
Từ cái nhìn tổng quan về ngành Nông nghiệp và PTNT, bộ máy và cơ
cấu tổ chức của của Bộ nông nghiệp và PTNT, chương 2 của luận văn tập trung
đánh giá thực trạng cung cấp DVCTT ở Bộ Nông nghiệp và PTNT trên các mặt
như: tình hình ứng dụng CNTT trong đó tìm hiểu thực trạng về cơ sở hạ tầng kỹ thuật; vấn đềđảm bảo an toàn an ninh thông tin; hoạt động ứng dụng CNTT trong hoạt động nội bộ các đơn vị, ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp; thực trạng về nguồn nhân lực CNTT; môi trường tổ chức, chính
sách CNTT; thực trạng triển khai giải quyết TTHC công theo cách thức truyền thống, một cửa; thực trạng hoạt động cung cấp DVCTT của Bộ.
Trên cơ sở thực trạng cung cấp DVCTT tại Bộ Nông nghiệp và PTNT,
chương 2 của luận văn cũng đánh giá việc triển khai thực hiện DVCTT tại Bộ. Bao gồm đánh giá những mặt đạt được và lợi thế, những mặt khó khăn và tồn tại. Bên cạnh đó cũng chỉ ra nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan của những khó khăn.
Việc đưa ra các giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ được trình bày trong
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI VÀ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN TẠI BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT