Quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đổi mới cung cấp dịch vụ trực tuyến ở bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 95 - 100)

Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng và quan tâm đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT. Sau gần 15 năm thực hiện chỉ thị số 58-CT-TW, ngày 17

tháng 10 năm 2000 của Bộ Chính trị khóa VIII, đến nay lĩnh vực CNTT đã trở

thành một ngành kinh tế - kỹ thuật hiện đại, đóng góp ngày càng lớn vào quá trình phát triển đất nước. Viễn thông Việt Nam đã áp dụng công nghệ hiện

đại, tiên tiến, có tốc độ phát triển nhanh. Ứng dụng CNTT đã góp phần quan trọng nâng cao năng suất lao động, cải thiện năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp và nền kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Hệ thống luật pháp, chính sách về ứng dụng, phát triển CNTT

ngày càng được hoàn thiện; hệ thống tổ chức, bộ máy quản lý Nhà nước về CNTT được xác lập và từng bước nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động.

Tuy nhiên, quy mô ngành công nghiệp CNTT còn nhỏ, giá trị gia tăng chưa cao, phụ thuộc nhiều vào doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI); khản năng làm chủ công nghệ còn hạn chế, chưa có nhiều doanh nghiệp và sản phẩm đủ sức cạnh tranh. Ứng dụng CNTT mới chủ yếu theo chiều rộng, chưa thực sự phát huy hiệu quả và chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước. Công tác bảo đảm an toàn, an ninh thông tin chưa

theo kịp sự phát triển của CNTT, yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nhận thức sâu sắc về vai trò của CNTT trong giai đoạn phát triển mới,

ngày 01 tháng 7 năm 2014, Bộ Chính trịkhóa XI đã ban hành Nghị quyết số 36- NQ/TW vềđẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Quan điểm, chủ chương của Nghị quyết nhận định:

(1) Công nghệ thông tin là một công cụ hữu hiệu tạo lập phương thức phát triển mới và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; là một trong những động lực quan trọng phát triển kinh tế tri thức, xã hội thông tin, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong quá trình hội nhập quốc tế; góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đảm bảo phát triển nhanh, bền vững đất nước; (2) Ứng dụng, phát triển CNTT là một yếu tố quan trọng bảo đảm thực hiện thành công ba đột phá chiến lược, cần được chú trọng, ưu tiên trong các chiến lược, quy hoạch, kết hoạch phát triển kinh tế xã hội; (3) Ứng dụng, phát triển CNTT trong tất cả các

lĩnh vực, song có trọng tâm, trọng điểm. Ưu tiên ứng dụng CNTT trong quản lý hành chính, cung cấp dịch vụ công, trước hết là các lĩnh vực liên quan tới doanh nghiệp, người dân như giáo dục, ý tế, giao thông, nông nghiệp. Ưu tiên phát

triển công nghiệp phần mềm và dịch vụ CNTT, phát triển nguồn nhân lực chất

lượng cao, gắn với thu hút các tập đoàn công nghiệp công nghệ thông tin đa

quốc gia, hình thành các trung tâm nghiên cứu-phát triển [12, tr.2].

Bên cạnh đó, các cơ sở pháp lý quan trọng khác cũng đã được Quốc hội ban hành để tạo các điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng, phát triển CNTT ởnước ta, cụ thể:

- Luật CNTT số 67/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủnghĩa việt nam;

- Luật Giao dịch điện tử số51/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005

của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủnghĩa việt nam;

- Luật An toàn thông tin mạng số 86/2015/QH13 ngày 19 tháng 11 năm

2015 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủnghĩa việt nam.

Thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Bộ

chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về đẩy mạnh

ứng dụng, phát triển công nghệthông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế, Chính phủ đã Ban hành Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 15

thể hóa Nghị quyết nêu trên với mục tiêu: (1) Tổ chức thể chế hóa và thực hiện

đầy đủ các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã đề ra trong Nghị

quyết số 36-NQ/TW; thực hiện thành công đề án Đưa Việt Nam sớm trở thành

nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông; (2) Xác định các nhiệm vụ để các Bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch hành động, tổ chức triển khai,

giám sát, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW, để công nghệ thông tin thực sự trở thành phương thức phát triển mới, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả hoạt động, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của quốc gia, bảo đảm quốc phòng, an ninh [13, tr.1].

Nhằm đạt được mục tiêu Nghị quyết nêu trên, trong thời gian tới, bên cạnh các nhiệm vụ thường xuyên, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần cụ thể hóa và tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụchính sau đây:

(1) Đổi mới, nâng cao nhận thức và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng

đối với ứng dụng, phát triển CNTT;

(2) Xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về ứng dụng, phát triển CNTT;

(3) Xây dựng hệ thống hạ tầng thông tin quốc gia đồng bộ, hiện đại; (4) Ứng dụng CNTT rộng rãi, thiết thực, có hiệu quả cao;

(5) Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, kinh tế tri thức;

(6) Phát triển nguồn nhân lực CNTT đạt chuẩn quốc tế, đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng, tiếp thu, làm chủ và sáng tạo công nghệ mới;

(7) Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quốc phòng, an ninh; bảo đảm an

toàn, an ninh thông tin, nâng cao năng lực quản lý các mạng viễn thông, truyền hình, internet;

(8) Tăng cường hợp tác quốc tếtrong lĩnh vực CNTT [13, 2-11].

Những năm gần đây, xây dựng Chính phủ điện tử, cung cấp dịch vụ

công trực tuyến mức độ luôn được Chính phủ quan tâm, chỉ đạo trực tiếp, sát sao điều đó được thể hiện qua những chính sách đã được ban hành sau:

Ngày 22/9/2010, Thủtướng Chính phủ ban hành Quyết định số1755/QĐ- TTg phê duyệt Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ

thông tin và truyền thông”. Trong đó, đặt mục tiêu “…đến năm 2020, Việt Nam nằm trong nhóm 1/3 nước dẫn đầu trong bảng xếp hạng về Chính phủ điện tử

của Liên hiệp quốc và hầu hết các dịch vụ công cơ bản được cung cấp trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp ở mức độ 4…” [30, tr.1].

Ngày 27/8/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1605/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước giai đoạn 2011-2015. Trong đó đặt mục tiêu

“đến hết năm 2015, 100% các cơ quan Nhà nước từ cấp quận, huyện, sở, ban, ngành trở lên cung cấp tất cả dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 và hầu hết các dịch vụ công cơ bản được cung cấp trực tuyến tối thiểu mức độ 3 tới người dân và doanh nghiệp”[31,tr.2].

Ngày 08/11/2011, Chính phủđã ban hành Nghị quyết số 30c/NQ-CP Ban

hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011 - 2020

trong đó có nội dung "Hoàn thiện và đẩy mạnh hoạt động của Mạng thông tin

điện tử hành chính của Chính phủtrên Internet. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ

thông tin - truyền thông trong hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước để đến năm 2020: 90% các văn bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa các cơ quan

hành chính Nhà nước được thực hiện dưới dạng điện tử; cán bộ, công chức, viên chức thường xuyên sử dụng hệ thống thư điện tử trong công việc; bảo đảm dữ

liệu điện tử phục vụ hầu hết các hoạt động trong các cơ quan; hầu hết các giao dịch của các cơ quan hành chính Nhà nước được thực hiện trên môi trường điện tử, mọi lúc, mọi nơi, dựa trên các ứng dụng truyền thông đa phương tiện; hầu hết các dịch vụcông được cung cấp trực tuyến trên Mạng thông tin điện tử hành chính của Chính phủở mức độ 3 và 4, đáp ứng nhu cầu thực tế, phục vụngười dân và doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi, dựa trên nhiều phương tiện khác

nhau"[14, tr.6-7]. Như vậy, việc ứng dụng CNTT vào công tác cải cách hành chính (CCHC) mà trọng tâm là ứng dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4

đã từng bước được đưa vào thực hiện.

Ngày 13/6/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị định số43/2011/NĐ-CP

Quy định về cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông

tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan Nhà nước;

Văn bản số 3386/BTTTT-THH ngày 20/11/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc xây dựng lộ trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến theo

qui định của Nghịđịnh 43/2011/NĐ-CP;

Văn bản số 1178/BTTTT-THH ngày 21/4/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc Ban hành Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, Phiên bản 1.0;

Ngày 14/10/2015, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 36a/NQ-CP về

Chính phủđiện tử. Trong đó đặt chỉtiêu “Phấn đấu đến hết năm 2016 các bộ,

ngành Trung ương có 100% các dịch vụcông được cung cấp trực tuyến mức

độ 3, một số dịch vụ công phổ biến, liên quan nhiều tới người dân và doanh nghiệp được cung cấp ở mức độ 4”[19,tr. 4];

Mới đây nhất, ngày 26/10/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành

Quyết định số 1819/QĐ-TTg Phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước giai đoạn 2016-2020. Trong đó đặt mục tiêu “đến hết năm 2020, 30% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý trực tuyến tại mức độ 4; 95% hồsơ khai thuế của doanh nghiệp được nộp qua mạng[34, tr.2].

Có thể nói, quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước nêu trên là

căn cứ pháp lý quan trọng tạo điều kiện thông thoáng trong việc quản lý, thúc

đẩy lĩnh vực CNTT-TT nói chung và thực hiện DVCTT nói riêng phát triển, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân của Nhà nước.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đổi mới cung cấp dịch vụ trực tuyến ở bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 95 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)