Giải pháp về kỹ thuật, công nghệ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đổi mới cung cấp dịch vụ trực tuyến ở bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 101 - 107)

Từ thực trạng cung cấp DVCTT của Bộ Nông nghiệp và PTNT; Căn cứ

vào Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử; Văn bản số 1178/BTTTT-THH ngày 21/4/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc Ban hành Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt

Nam, Phiên bản 1.0 và Các văn bản pháp lý định hướng liên quan của Bộ

Nông nghiệp và PTNT về lộ trình triển khai xây dựng và cung cấp DVCTT của Bộ phù hợp với quy hoạch, lộ trình và định hướng của Chính phủ. Xét trên quy mô cấp Bộ, hình 3.1 là mô hình tổng thể Hệ thống cung cấp DVCTT của Bộ trong thời gian tới. Internet Internet Doanh nghiêp/tổ chức Doanh nghiêp/tổ chức DVC các đơn vị đã có Một cửa điện tử các cơ quan, đơn vị

Một cửa điện tử các cơ quan, đơn vị

Hệ thống khác

(Cổng TTĐT của Bộ. Cổng DVC quốc gia,

Hải quan một cửa quốc gia...)

Hệ thống khác

(Cổng TTĐT của Bộ. Cổng DVC quốc gia,

Hải quan một cửa quốc gia...)

Doanh nghiệp/tổ chức Tích hợp/liên thông Tích hợ p, liê n th ông Tíc h h ợp , l iê n th ô n g Thanh toán điện tử Tích hợp , liên th ông Thanh toán Hệ thống DVC tập trung Cổng DVC Cổng DVC

Hình 3.1: Mô hình tổng thể của Hệ thống cung cấp dịch vụ công trực tuyến của Bộ Nông nghiệp và PTNT

Gii thích mô hình:

Hệ thống DVCTT của Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ được xây dựng, triển khai tập trung. Hệ thống bao gồm 4 thành phần: Cổng DVCTT cho toàn ngành Nông nghiệp và PTNT, DVCTT của các đơn vị (dành cho các đơn vị

của thuộc Bộ), hệ thống khác và người dân, doanh nghiệp tham gia sử dụng DVCTT, cụ thể như sau:

(1) Cổng dịch vụ công: Là hệ thống tập trung của toàn ngành Nông nghiệp và PTNT (từ cấp bộ, tỉnh và địa phương), các DVCTT mức 1,2,3,4 sẽ được tích hợp tập trung tại đây và là kênh giao dịch điện tử và điều phối các nghiệp vụ xử lý liên quan đến các cơ quan, đơn vị. Các chức năng chính bao

gồm tiếp nhận hồ sơ, tra cứu trạng thái xử lý hồ sơ, trả kết quả, điều phối thủ

tục, các DVCTT mức độ 1, 2 và tổng hợp thống kê báo cáo liên quan.

+ DVC tập trung và DVC của các đơn vị: Là nơi xử lý nghiệp vụ sau khi tiếp nhận hồ sơ tại Cổng DVCTT và trực tiếp thụ lý giải quyết theo quy trình tại cơ quan, đơn vị thụ lý. Sau khi có kết quả thụ lý hệ thống sẽ cập trạng thái xử lý hồsơ lên Cổng DVCTT để thông báo cho người dân, doanh nghiệp.

Đối với các cơ quan, đơn vị đã có DVCTT mức độ 3 và 4 hệ thống sẽ tích hợp

để lấy thông tin tra cứu cho doanh nghiệp.

+ Hệ thống khác: Bao gồm Cổng DVCTT quốc gia, Cổng TTĐT của Bộ, Cổng Thông tin DVCTT Hải quan một cửa quốc gia…các hệ thống này sẽ được tích hợp qua giải pháp tích hợp và chia sẻ thông tin (trục tích hợp ESB-Enterprise Service Bus hoặc dịch vụ Webservice,…) nhằm gửi/nhận dữ

liệu giữa cách hệ thống với nhau.

+ Thanh toán điện tử: Thành phần này được tích hợp vào hệ thống để

thực hiện chức năng thanh toán trực tuyến. Giải pháp ởđây sử dụng nhà cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến giữa doanh nghiệp với cơ quan Nhà nước làm trung gian thực hiện giao dịch.

+ Một cửa điện tử: Là nơi trực tiếp tiếp nhận hồsơ của doanh nghiệp từ

nhiều kênh (bao gồm trực tiếp nộp, qua hệ thống dịch vụ công) sẽ thụ lý giải quyết các thủ tục từ hệ thống gửi đến và trả kết quả qua hệ thống DVC.

+ Công dân, doanh nghiệp: Thực hiện các quy trình sau:

* Công dân, doanh nghiệp có thể thực hiện việc đăng ký hồsơ bằng hai hình thức: đăng ký trực tiếp tại một cửa các đơn vị quản lý Nhà nước (Tổng cục, Cục…) của Bộ; đăng ký trên hệ thống DVCTT của Bộ.

* Hồ sơ được công dân, doanh nghiệp đăng ký trên hệ thống DVCTT Bộ sẽ được đẩy về theo đúng phần mềm xử lý nghiệp vụ của các đơn vị (Tổng cục, Cục…)tương ứng mà người dân đăng ký để xử lý.

* Hồ sơ được công dân, doanh nghiệp đăng ký trực tiếp tại một cửa

điện tử của các các cơ quan, đơn vị (Tổng cục, Cục…) sẽ được các đơn vị

nhận xử lý trực tiếp.

* Hệ thống DVCTT của Bộ còn có thể kết nối, trao đổi dữ liệu với các hệ thống khác bên ngoài như: Cổng DVCTT quốc gia, Hệ thống hải quan một cửa quốc gia, Cổng thông tin điện tử của Bộ…

* Hệ thống thanh toán trực tuyến sử dụng đơn vị trung gian cung cấp dịch vụthanh toán điện tử giữa ngân hàng – doanh nghiệp –cơ quan Nhà nước.

Ngoài ra, hệ thống DVCTT của Bộ còn có thể truy cập khai thác thông tin quá trình xử lý của hồ sơ từ một cửa điện tử của các các cơ quan, đơn vị

(Tổng cục, Cục…). Các thông tin này phục vụ cho công dân, doanh nghiệp khi họ có nhu cầu tra cứu thông tin và xem báo cáo, thống kê.

Vậy, để đảm bảo nền tảng cho việc hình thành và xây dựng được mô hình trên trong thời gian tới Bộ cần làm tốt những công việc sau:

a) Hoàn thiện môi trường cơ sở hạ tầng kỹ thuật đảm bảo cho các hoạt đông cung cấp dịch vụ công trực tuyến của Bộ được diễn ra đồng bộ, thông suốt, liên tục, thuận lợi:

- Hoàn thiện, nâng cấp hệ thống mạng LAN cho tất cả các đơn vị

thuộc Bộ và kết nối WAN giữa cụm các đơn vị tại Số 2 Ngọc Hà, 10 Nguyễn Công Hoan và 16 Thụy khuê, tận dụng mạng truyền số liệu chuyên dùng của

các cơ quan Đảng và Nhà nước (CPNET) trong việc kết nối các mạng LAN của các Cục chuyên ngành trên địa bàn Hà Nội, các Sở Nông nghiệp và PTNT tạo thành mạng WAN thống nhất của Bộ làm nền tảng cho việc triển khai các

các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ đều có thể truy cập, kết nối, chia sẻ thông tin, giao dịch thư điện tử công vụ,tra cứu thông tin và khai thác các cơ sở dữ

liệu dùng chung của Bộ phù hợp với Khung kiến trúc Chính phủđiện tử; - Tăng cường trang bị thay thế máy tính (cá nhân, máy chủ) không đáp ứng năng lực xử lý, các thiết bị tin học và các thiết bị an toàn ( báo cháy, báo nổ, chống sét,..), cung cấp các phần mềm có bản quyền như hệ điều hành Windows, Microsoft Office, phần mềm diệt virus ..., để đảm bảo các máy tính trong bộ được cài đặt các phần mềm bản quyền đồng bộ cho các đơn vị trực thuộc Bộ, các cán bộ, công chức thuộc Bộ.

- Xây dựng và tăng cường trang thiết bị cho hệ thống an toàn an ninh thông tin mạng WAN chung của Bộ, trang bị phần mềm rà soát, giám sát bảo mật,hệ thống sao lưu dữ liệu cho hạ tầng mạng chung của Bộ đảm bảo cho tất cả các giao dịch trên mạng WAN của Bộđược diễn ra an toàn;

- Phối hợp với Ban cơ yếu Chính phủ tiếp tục nhân rộng ứng dụng việc ký số trong các giao dịch điện tử và giải pháp chữ ký số cho các DVCTT mức 4 của Bộđi vào thực chất.

- Tiếp tục duy trì sự phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, A68- Bộ Công an và các cơ quan liên quan trong việc diễn tập, phòng, chống và khắc phục những hậu quả do việc mất an toàn an ninh gây ra nhằm đảm bảo

điều kiện tốt nhất cho các hoạt động ứng dụng CNTT, DVCTT của Bộ được diễn ra an toàn,hiệu quả và thông suốt.

b) Phát triển và hoàn hiện các ứng dụng CNTT nội bộ phục vụ công tác quản lý chỉ đạo điều hành chung của Bộ:

- Nâng cấp, hoàn thiện và mở rộng phạm vi ứng dụng phần mềm quản

lý văn bản và tác nghiệp điều hành (văn phòng điện tử) tới các Viện nghiên cứu, các Sở Nông nghiệp và PTNT để thống nhất thực hiện các chế độ báo cáo, chỉ đạo điều hành, xử lý văn bản, trao đổi thông tin qua môi trường

mạng, đồng thời triển khai ứng dụng chứng thực điện tử và chữ ký số gắn với các giao dịch nêu trên.

- Nâng cấp chất lượng hệ thống thư điện tử công vụ của Bộ, thống nhất chỉ sử dụng duy nhất một hệ thống thư điện tử công vụ của Bộ với tên miền (@mard.gov.vn), đảm bảo mỗi cán bộ, công chức được cấp 01 địa chỉ hòm

thư công vụ và thường xuyên sử dụng thư điện tử công vụ trong giao dịch công việc hàng ngày.

- Xây dựng các hệ thống báo cáo trực tuyến phục vụ công tác chỉ đạo

điều hành tại các cơ quan quản lý Nhà nước của Bộ Nông nghiệp và PTNT:

ưu tiên cho các lĩnh vực chưa có hệ thống báo cáo trực tuyến như chăn nuôi,

thú y, bảo vệ thực vật, quản lý đề tài Khoa học công nghệ; hoàn thiện phần mềm báo cáo thống kê trực tuyến của Bộ; phần mềm CSDL thị trường nông sản; Các hệ thống này được thiết kếđể phù hợp với khung kiến trúc chính phủ điện tử và sẵn sàng tích hợp cho giai đoạn sau.

c) Phát triển và hoàn hiện các ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp:

- Các đơn vị thuộc Bộ có Cổng/Trang thông tin điện tử cung cấp đầy đủ thông tin theo Điều 28 của Luật Công nghệ thông tin, triển khai xây dựng, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 và cơ chế hải quan một cửa quốc gia theo Kế hoạch của Bộ.

- Hoàn thiện việc xây dựng Cổng DVCTT của Bộ tập trung tại một địa chỉ duy nhất.

- Xác định thứ tự ưu tiên từng TTHC thực hiện cung cấp DVCTT mức

độ 3 và 4 tại các đơn vị, đảm bảo tính hiệu quả, tính khả thi theo một số tiêu

chí như: Những TTHC thuộc thẩm quyền của Bộ thực hiện tại các đơn vị liên

quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân, doanh nghiệp; Ưu

trong năm; TTHC có tính ổn định tương đối (như văn bản qui định liên quan

ít thay đổi); Những TTHC có quy trình, thủ tục hồsơ không quá phức tạp, dễ

áp dụng cho người dân, doanh nghiệp và cơ quan quản lý.

- Song song với việc phát triển hệ thống DVCTT của Bộ theo lộ trình thì tiêp tục triển khai mở rộng cơ chế Hải quan một cửa quốc gia tại Bộ Nông nghiệp và

PTNT như theo lộ trình của Chính phủ: xây dựng phần mềm cổng điều phối thông tin, xây dựng 27 nhóm phần mềm dịch vụ công trực tuyến tại 7 đơn vị thuộc Bộ là: 02 Tổng cục: Lâm nghiệp, Thủy sản và 05 Cục chuyên ngành: Trồng trọt, Chăn

nuôi, Bảo vệ thực vật, Thú y, Quản lý chất lượng NLS và TS.

- Xây dựng hệ thống và hướng dẫn thực hiện qua mạng điện tử trên toàn quốc đối với việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm tra vệ

sinh thú y, Kiểm dịch thực vật, quản lý vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm; tích hợp các thông tin nêu trên lên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đổi mới cung cấp dịch vụ trực tuyến ở bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 101 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)