Mô hình cung cấp DVCTT ở các Bộ, Ngành ở nước ta hiện nay về mặt kiến trúc tuân thủ Khung kiến trúc Chính phủ điển tử cấp Bộ, một trong những thành phần quan trọng là Hệ thống cung cấp DVCTT, hạt nhân của hệ
thống DVCTT là một hệ thống phần mềm lõi. Phần mềm này đóng vai trò là
trung tâm kết nối với các hệ thống bên ngoài gồm Cổng DVCTT quốc gia, Cổng Hải quan một cửa quốc gia (NSW), với Cổng DVCTT của Bộ, Ngành và phần mềm một cửa điện tử, các DVCTT của các đơn vị trực thuộc. Hệ
thống thành phần tại các đơn vị trực thuộc được phân tách thành các mô đun
một cửa điện tử và xử lý nghiệp vụ thủ tục hành chính.
Mô hình kiến trúc này đảm bảo tính linh hoạt dễ dàng mở rộng hệ
thống với nhiều cơ quan kết nối vào Hệ thống DVCTT và có thể mở rộng thêm sốlượng DVCTT bằng cách thêm các mô đun xử lý nghiệp vụ. Toàn bộ
hệ thống thành phần lõi, Cổng DVCTT của Bộ, Ngành, một cửa điện tử trong hệ thống DVCTT sẽ không phải đầu tư lại khi thực hiện mở rộng số lượng
DVCTT cũng như sốlượng cơ quan thực hiện thủ tục.
Triển khai thực hiện Nghi quyết 36a/NQ-CP của Chính phủ về Chính phủ điện tử bên cạnh Cổng thông tin hải quan một cửa quốc gia hiện nay đã
có 6 Bộ, Ngành triển khai xây dựng Cổng dịch vụ công trực tuyến tập trung gồm: BộCông thương, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài nguyên và Môi trương, Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch (Bộ Nông nghiệp và PTNT đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Cổng dịch vụ công trực tuyến và dự kiến sẽ khai trương trong quý I/2017). Tình
hình triển khai tại một số Bộ, cơ quan ngang Bộ tiêu biểu như:
Thứ nhất, Bộ Tài Chính
Bộ Tài chính được đánh giá là cơ quan có sự quan tâm đặc biệt vào việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý - điều hành của Bộ. Đặc biệt, Bộ Tài chính là cơ quan dẫn đầu về cung cấp DVCTT trong số các Bộ, Ngành. Theo đó, hàng năm, Bộ Tài chính đã chi khoảng 1.500 tỷ đồng cho lĩnh vực CNTT, góp phần thực hiện hiệu quả các hoạt động của Bộ trong quản lý thuế, hải quan, chứng khoán, kho bạc…
Về cung cấp dịch vụ công trực tuyến, Ban điều hành Triển khai ứng dụng công nghệthông tin trong cơ quan Nhà nước nhận định, Bộ Tài chính là một trong những Bộ, ngành cung cấp nhiều dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 nhất.
Theo đó, Bộ Tài chính đã triển khai 372 dịch vụ công trực tuyến mức
độ 3 và 4 trên tổng số 935 dịch vụ công do Bộ cung cấp.
Trong đó, Hải quan cung cấp 73 dịch vụ công mức độ 4, từ năm 2014 đế nay tiếp nhận 17 triệu tờ khai; Thuế cung cấp 7 dịch vụ công mức độ 4 với
lượng hồsơ khá lớn. Hơn 500.000 doanh nghiệp nộp thuế qua mạng với gần 2 triệu chứng từ.
Thời gian qua, Bộ Tài chính cũng đã triển khai các hệ thống thông
tin và cơ sở dữ liệu một cách hiệu quả trên quy mô toàn quốc, bao gồm: cơ
sở dữ liệu quốc gia về tài chính, Hệ thống quản lý ngân sách và kho bạc (Treasury And Budget Management Information System-TABMIS), Hệ
thống thuế tích hợp, Hệ thống hỗ trợ kê khai thuế (HTKK/iHTKK), Ứng dụng nộp thuế điện tử, Hệ thống thông quan điện tử (Vietnam Automated Cargo And Port Consolidated System-VNACCS/VCIS).
Trong đó, hệ thống khai thuế điện tử của Bộ Tài chính đã được triển khai tại 63 tỉnh, thành với 541.000 doanh nghiệp sử dụng, chiếm 99,64% tổng số doanh nghiệp. Dịch vụ nộp thuế điện tử cũng được Bộ triển khai trên toàn quốc với 95,31% doanh nghiệp sử dụng. Hệ thống thông quan điện tử VNACCS/VCIS đã được triển khai tại 100% cơ quan hải quan với hơn 76.000
doanh nghiệp tham gia.
Thứ hai, BộCông thương
Trong thời gian qua, Bộ Công Thương là một trong những Bộ được đánh giá cao trong việc ứng dụng CNTT vào công tác điều hành và triển khai dịch vụ công trực tuyến nhằm phục vụ tốt hơn người dân, doanh nghiệp với số lượng hồ sơ được xử lý trên môi trường mạng đạt hơn 700.000 hồ sơ/năm.
Tuy nhiên các DVCTT của Bộ được triển khai trong nhiều giai đoạn khác nhau dẫn đến việc các dịch vụ công trực tuyến này được triển khai các nền tảng công nghệ khác nhau trên các website riêng biệt.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, “để tạo điều
kiện tốt hơn nữa cho người dân, doanh nghiệp khi thực hiện các thủ tục hành chính của Bộ, Bộ Công Thương đã xây dựng Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công Thương để tích hợp toàn bộ các dịch vụ công cấp độ 3 và 4 của Bộ tại
lớn của các đơn vị thuộc Bộ, nhằm thực hiện cam kết cải cách thủ tục hành
chính mạnh mẽ của Bộ Công Thương đối với cộng đồng doanh nghiệp”.
Ngày 23/12/2016, Bộ Công Thương đãkhai trương Cổng Dịch vụ công
trực tuyến Bộ Công Thương tại địa chỉ htt://online.moit.gov.vn và Dịch vụ
công mức độ 4 Dán nhãn năng lượng. Cổng DVCTT của Bộ Công
Thươngkhi đưa vào hoạt động sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho doanh nghiệp khi
thực hiện khai báo hồ sơ trực tuyến tại Bộ Công Thương, cụ thể:
- Đảm bảo toàn bộ quy trình được thực hiện trên mạng theo một quy
trình xử lý thống nhất chung.
- Cho phép người khai có thể thực hiện tất cả các dịch vụ công trực
tuyến của Bộ thông qua một tài khoản duy nhất.
- Giảm thiểu số lượng chứng từ và dữ liệu khai báo, giúp giảm thời
gian, số lượng hồ sơ mà doanh nghiệp phải nộp.
- Dễ dàng tra cứu thông tin mọi lúc mọi nơi.
- Tập trung quản lý cho cơ quan Bộ, giúp cán bộ xử lý hồ sơ nhanh hơn,
tăng hiệu năng của hệ thống, giảm bớt thời gian chờ đợi của doanh nghiệp.
- Là đầu mối duy nhất kết nối của Bộ Công Thương liên thông đến
Cổng dịch vụ công quốc gia.
Thời gian qua, công tác rà soát, đơn giản hóa các quy định, thủ tục hành chính đã được Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo rất quyết liệt, trong đó, có việc đưa ra các giải pháp, hướng tới mục tiêu giảm nhanh số lượng các trường hợp phải làm thủ tục kiểm tra, dán nhãn năng lượng.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng, Bộ Công Thương đã khẩn trương triển khai dịch vụ công trực tuyến Đánh giá chứng nhận và dán nhãn năng lượng ở mức độ 4. Đây thực sự là một bước cải cách lớn, giúp doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực này có thể giảm thiểu được thời gian xin hồ sơ của thủ tục này, tiết kiệm chi phí, thời gian.
Ngoài ra, việc điện tử hóa quy trình cấp phép cũng sẽ giúp cho đơn vị xử lý có thể rút ngắn được thời gian kiểm tra hồ sơ, từ đó có thể trả kết quả cho doanh nghiệp trong thời gian ngắn nhất.