Đối với Bộ Nông nghiệp và PTNT:
- Giải pháp đổi mới và nâng cao chất lượng cung cấp DVCTT được thực hiện thành công sẽ hỗ trợ công tác quản lý hồ sơ, khai báo thủ tục hành chính trực tiếp qua mạng, thông tin trao đổi giữa tổ chức, cá nhân với đơn vị
xử lý TTHC được thực hiện trên mạng theo quy trình thống nhất, giảm thiểu
chi phí trong các công tác lưu trữ, sao lục và chi phí về thời gian xử lý.
- Nâng cao hiệu quả công tác điều hành tác nghiệp của các cấp lãnh đạo và các chuyên viên: Việc luân chuyển hồsơ, văn bản trên mạng rút ngắn thời gian gửi/nhận và thời gian trao đổi thông tin. Thông tin được cập nhật liên tục và sắp xếp có hệ thống phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của lãnh đạo và các hoạt động nghiệp vụ của chuyên viên. Hỗ trợ lãnh đạo và chuyên viên trong việc quản lý, giám sát, kiểm soát các công việc cần thực hiện, nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý Nhà nước và phối hợp chặt chẽ với các đơn vị
liên quan. Lãnh đạo đơn vị thường xuyên theo dõi được tình hình hoạt động của đơn vị mình, luôn có những báo cáo mới nhất và chính xác nhất. Kho dữ
liệu điện tử với khả năng lưu trữ dữ liệu lớn và khả năng truy xuất dữ liệu nhanh giúp công tác thống kê, tra cứu được thuận tiện, góp phần vào phát triển sản xuất và tăng trưởng kinh tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập.
- Việc triển khai ứng dụng CNTT, DVCTT sẽ nâng cao trình độ quản lý chuyên môn, nhân sự với các cấp quản lý của Bộ, các đơn vị thông qua các khoá
đào tạoliên quan đến quản lý dự án, quản lý luồng công việc, chuyên môn...
Đối với tổ chức, doanh nghiệp
- Giải pháp được thực hiện thành công sẽ giảm chiphí đi lại và rút ngắn thời gian thực hiện TTHC cho các tổ chức, doanh nghiệp: việc khai báo TTHC trực tiếp qua mạng giúp tổ chức, doanh nghiệp rút ngắn thời gian thực hiện các TTHC, đơn giản hoá TTHC giúp các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu thực hiện các TTHC một cách thuận tiện.
- Tăng cường năng lực quản lý, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả xử lý hồ sơ TTHC trong các lĩnh vực, nâng cao tính minh bạch và hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước, tạo sự đơn giản và thuận tiện cho tổ chức, doanh nghiệp.
Đối với hoạt động phục vụ người dân, doanh nghiệp
Triển khai DVCTT, Cổng dịch vụ công trực tuyến tập trungnày sẽ giúp người dân, doanh nghiệp có thể giao tiếp với các cơ quan Nhà nước24/24 giờ trong ngày, tại bất cứ đâu có kết nối Internet. Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện trên môi trường mạng.
Việc thanh toán lệ phí và nhận kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ
quan Nhà nướccung cấp dịch vụ. Như vậy, người dân, doanh nghiệp chỉ phải đến duy nhất một lần để thanh toán lệ phí (nếu có) và nhận kết quả được thực hiện trực tiếp tại Bộ phận “một cửa” của các cơ quan. Qua đó, người dân,
doanh nghiệp được sử dụng dịch vụ thuận lợi, tiết kiệm chi phí, thời gian đăng ký, làm các TTHC. Việc áp dụng DVCTT giúp CQNN giảm được áp lực công việc, giải quyết công việc nhanh hơn, thuận tiện, khoa học hơn. Các doanh nghiệp, cá nhân hoặc lãnh đạo các cơ quan có thể trực tiếp theo dõi được quá trình thực hiện của từng thủ tục và các thủ tục hành chính được đảm bảo thực hiện đúng thời gian quy định.
Tiểu kết Chƣơng 3
Trên cở sở nội dung Chương 2 đánh giá thực trạng hoạt động cung cấp DVCTT ở Bộ Nông nghiệp và PTNT, Chương 3 tác giảđưa ra các căn cứ xây dựng giải pháp đổi mới và nâng cao chất lượng cung cấp dịch công trực tuyến
ở Bộ Nông nghiệp và PTNT và chỉ rõ các nhóm giải pháp thực hiện bao gồm: Giải pháp về kỹ thuật, công nghệ: Có đưa ra mô hình tổng thể hệ thống cung cấp DVCTT cho Bộ, chỉ ra các công việc cần thực hiện.
Giải pháp về nguồn nhân lực.
Giải pháp về môi trường, tổ chức chính sách. Giải pháp về tài chính.
Giải pháp thông tin, tuyên truyền và nâng cao nhận thức Các giải pháp cần thiết khác.
Bên cạnh đó, tác giảcũng đưa ra tính khả thi của các giải pháp đểđảm bảo khi thực hiện hoạt động cung cấp DVCTT của Bộ sẽ thành công và hiệu quả.
KẾT LUẬN
Đổi mới cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại Bộ Nông nghiệp và PTNT là một trọng những nhiệm vụ trọng tâm được các cấp lãnh đạo Bộ, nhất
là đồng chí Bộ trưởng, trưởng ban chỉ đạo CNTT của Bộ đặc biệt quan tâm,
xác định đây là một bước đột phá trong việc đưa ứng dụng CNTT để nâng cao công tác quản lý, chỉ đạo điều hành chung của Bộ, phục vụ người dân và doanh nghiệp thông qua việc xử lý và giải quyết các thủ tục hành chính nhanh chóng, thuận tiện, thực hiện công khai, minh bạch hóa các hoạt động quản lý
Nhà nước của Bộ.
Với mong muốn đẩy mạnh công tác ứng dụng dịch vụ công trực tuyến, nhất là các dịch vụ công trực tuyến mức độ cao nhằm phát huy tối đa những tiện tích và thế mạnh của CNTT, hình thành nên phương thức cung cấp các dịch vụ công trực tuyến hiện đại, nhanh chóng, xuyên suốt và hiệu quả, luận
văn: “Đổi mới cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn”đã tập trung nghiên cứu vào một số vấn đề sau:
Hệ thống cơ sở lý luận về dịch vụ công trực tuyến, cụ thể: tập trung làm rõ những khái niệm liên quan để làm cơ sở cho quá trình nghiên cứu. Qua đó
chỉ ra mối quan hệ giữa QLHCNN với dịch vụ công trực tuyến, đó là nâng
cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến là giải pháp hiệu quả, hiệu lực của QLHCNN và sự tác động qua lại của cung cấp dịch vụ công trực tuyến đối với QLHCNN để hình thành nền hành chính hiện đại, dân chủ, hiệu lực, hiệu quả và cung cấp những dịch vụ công tốt nhất cho xã hội.
Ngoài hệ thống cơ sở lý luận làm nền tảng cho việc đổi mới cung cấp dịch vụ công trực tuyến, luận văn cũng đã đi sâu đánh giá thực trạng các nội
dung liên quan đến việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại Bộ Nông nghiệp
và PTNT đã thực hiện trong thời gian qua, phân tích những hạn chế và chỉ ra nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủquan để từ đó thấy được bức tranh
toàn cảnh về công tác tổ chức, xây dựng, quản lý việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại Bộ. Trên cơ sở đó, luận văn đã đưa ra các giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng và hoàn thiện hoạt động cung cấp dịch vụ công trực tuyến của Bộ.
Hệ thống các giải pháp mà luận văn đưa ra hướng tới giải quyết những
khó khăn, vướng mắc đã gặp trong thực tế triển khai ứng dụng dịch vụ công trực tuyến tại Bộ, hướng tới mục tiêu xa hơn hơn là hoàn thiện các nội dung
đổi mới, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến góp phần sớm
đưa Bộ Nông nghiệp và PTNT trở thành Bộ điện tử. Các giải pháp của luận
văn được phân theo nhóm và có sự bổ trợ lẫn nhau để đạt hiệu quả tối ưu.
Ngoài ra luận văn đưa ra tính khả thi nhằm đảm bảo thực hiện các nội dung
đổi mới, nâng cao chất lượng cung cấp DVCTT của Bộđạt hiệu quả cao nhất.
Như vậy, việc đổi mới cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ trở thành một nhiệm vụ quan trọng tác động tích cực đến sự phát triển của ngành, góp phần thực hiện thành công đề án “tái cơ cấu ngành theo hướng nâng cao giá trịgia tăng và phát triển bền vững”; nâng cao hiệu quả, hiệu lực của quản lý Nhà nước; là kênh giao dịch tin cậy của công dân, tổ chức và doanh nghiệp góp phần tạo nên nền “hành chính kiến tạo, phục vụ” phù hợp với chủtrương của Đảng, Nhà nước và Chính phủ.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt
1. Bế Trung Anh (2012), chủ nhiệm đề tài khoa học cấp Học viện “Phát triển CPĐT nhằm nâng cao tính minh bạch của các dịch vụ công”, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội.
2. Đinh Văn Ân - Hoàng Thu Hòa đồng chủ biên (2006), Cuốn sách về Đổi mới cung ứng dịch vụ công ở Việt Nam, Nxb. Thống kê, Hà Nội.
3. Dương Tôn Bảo (31/8/2016), Giải pháp đẩy mạnh cung cấp và sử
dụng dịch vụ công trực tuyến tại Việt Nam, Bài viết đăng trên Trang tin điện tử của Cục Tin học hóa, Bộ Thông tin và Truyền thông.
4. Bộ Nông nghiệp và PTNT (tháng 11/2016), Báo cáo đẩy mạnh CCHC thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
5. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2015), Quyết định số 694/QĐ-BNN-TCCB ngày 04/3/2015 về Phê duyệt lộ trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2015 và định hướng đến năm 2020. 6. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2015), Quyết định số 4631/QĐ-BNN- TCCB ngày 09/11/2015 về Ban hành Kế hoạch Cải cách hành chính của Bộ
Nông nghiệp và PTNT giai đoạn 2016-2020.
7. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2011), Quyết định số2955/QĐ-BNN-KHCN ngày 02/12/2011 về Phê duyệt Chiến lược phát triển CNTT phục vụ công tác quản lý Nhà nước của Bộgiai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2020.
8. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2015), Quyết định số 5134/QĐ-BNN- KHCN ngày 11/12/2015 về việc Ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số
36a/NQ-CP của Chính phủ.
9. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2015), Quyết định số 4332/QĐ-BNN- KHCN ngày 30/10/2015 phê duyệt kế hoạch ứng dụng CNTT của Bộ Nông nghiêp và Phát triển nông thôn giai đoạn 2016-2020.
10. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2016), Quyết định số 63/QĐ-BNN-PC ngày 11/1/2016 về việc Ban hành danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
11. Bộ Thông tin và Truyền thông đồng chủ trì (2015), Văn bản số 1178/BTTTT-THH ngày 21/4/2015 về việc Ban hành khung Kiến trúc Chính phủđiện tử Việt Nam phiên bản 1.0.
12. Bộ Chính trị (2014), Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014, về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.
13. Chính phủ (2015), Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 15/4/ 2015 về Chương trình hành động hành động của Chính phủđể cụ thể hóa Nghị quyết quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014, về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT
đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.
14. Chính phủ (2011), Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 về Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011-2020.
15. Chính phủ (2007), Nghị định số 64/2007 ngày 10/4/2007 về Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước.
16. Chính phủ (2007), Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007
Quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ
chứng thực chữ ký số.
17. Chính phủ (2009), Nghị định số102/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009
Quy định về quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách
Nhà nước.
18. Chính phủ (2011), Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011
Quy định về việc cung cấp thông tin và DVCTT trên trang thông tin điện tử
19. Chính phủ (2015), Nghị quyết 36a/NQ-CP ngày 14/11/2015 về
Chính phủđiện tử.
20. Phan Thị Thúy Hoa (2012), Các giải pháp vĩ mô nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ quản lý công, Học viện hành chính Quốc gia.
21. Hội tin học Việt Nam - Bộ Thông tin và Truyền thông (2013,2014,2015), Báo cáo đánh giá xếp hạng về ứng dụng và phát triển CNTT (ICT-INDEX) giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các Ngân hàng Thương mại và các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty lớn, Nxb. Thông tin và Truyền thông.
22. Tạ Thu Lan (2015), Xây dựng Chính quyền điện tử tại Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ quản lý công, Học viện Hành chính.
23. Lê Chi Mai (2003), Cải cách dịch vụ hành chính công ở Việt Nam, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội.
24. Lê Chi Mai (2006), Dịch vụ hành chính công, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội.
25. Phan Hằng Nga (2013), Chính phủ điện tử trong cung cấp dịch vụ
công, Luận văn thạc sĩ quản lý công, Học viện hành chính Quốc gia.
26. Mai Thị Phương, Cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại Thành phố
Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ, Học viện Hành chính.
27. Quốc hội khóa 11 (2005), Luật Giao dịch điện tử nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam số 51/2005/QH11 ban hành ngày 29/11/2005.
28. Quốc hội khóa 11 (2006), Luật Công nghệ thông tin nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam số 67/2006/QH11ban hành ngày 29/6/2006.
29. Quốc hội khóa 13 (2015), Luật Tổ chức chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam số 76/2015/QH13 ban hành ngày 19/6/2015.
30. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 22/09/2010 phê duyệt Đềán “Đưa Việt Nam sớm trởthành nước mạnh vềCNTT”.
31. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27/8/2010 về Phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước giai đoạn 2011 – 2015.
32. Thủtướng Chính phủ (2014), Quyết định số80/2014/QĐ-TTg ngày
30/12/2014 Quy định thí điểm về thuê dịch vụCNTT trong cơ quan Nhà nước. 33. Thủtướng Chính phủ (2014), Quyết định số80/2014/QĐ-TTg ngày
30 tháng 12 năm 2014 về thí điểm về thuê dịch vụ công nghệ thông tin trong
cơ quanNhà nước.
34. Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 về Phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ
thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước giai đoạn 2016 – 2020.
35. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 về Phê duyệt Đềán tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trịgia tăng và phát triển bền vững.
36. UNDP Việt Nam (2009), Cải cách nền hành chính Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Tài liệu trên mạng Internet
Website của Bộ Thông tin và Truyền thông: www.mic.gov.vn;
Website của Cục Tin học hóa, Bộ Thông tin và Truyền thông: http://www.aita.gov.vn; Website của Bộ Tài chính: www.mof.gov.vn;
Website của BộCông thương: www.moit.gov.vn;
Website của Hải quan một cửa quốc gia: https://vnsw.gov.vn;
Website của Chính phủ Úc: www.austrila.gov.vn;
www.bussiness.gov.vn; Chính phủ New Zealand: https://www.govt.nz; Website của Chính phủ Hoa kỳ: https://www.usa.gov.