6 Giải pháp khác

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đổi mới cung cấp dịch vụ trực tuyến ở bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 110 - 112)

a)Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá độc lập về chất

lượng cung cấp DVCTT

Đối với CQNN như Bộ Nông nghiệp và PTNT, để công tác kiểm tra,

giám sát được thực hiện tốt, cần xây dựng quy định về cơ chế báo cáo, cập nhật tự động về các giao dịch của từng đơn vị trên hệ thống mạng internet về

một đầu mối để phục vụ công tác kiểm tra, giám sát định kỳ và không định kỳ. Có như vậy mới thúc đẩy, cải thiện được nỗ lực cung cấp dịch vụ ngày càng chất lượng của các đơn vị.

Để nâng cao chất lượng DVCTT của Bộ nên tổ chức việc đánh giá mức

độ hài lòng và chất lượng của DVCTT căn cứ theo tiêu chuẩn chất lượng đã được công bốđể xây dựng tiêu chí đánh giá hợp lý. Công tác đánh giá mức độ

hài lòng và chất lượng dịch vụ cần được thực hiện bởi một tổ chức nghiên cứu

mang tính độc lập, thậm chí mời các chuyên gia uy tín tham gia, thực hiện liên tục trong năm theo định kỳ quý và tổng kết cả năm với đối tượng sử dụng dịch vụ là công dân, tổ chức, doanh nghiệp và đảm bảo điều kiện đối tượng sử

dụng có phát sinh giao dịch với cơ quan, đơn vị Nhà nước trong kỳđánh giá. Báo cáo đánh giá độc lập về chất lượng DVCTT còn là cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng chiến lược, từ việc đánh giá được mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp đối với các DVCTT của Bộ cung cấp, đó

là sở cứ đẻ hoàn thiện công tác quản lý của Bộ về cung cấp các DVCTT trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

b)Thực hiện việc xã hội hóa đầu tư thực hiện DVCTT

Xã hội hóa DVC là xu thế hiện nay trên thế giới và được nhiều nước thực hiện có hiệu quả. Ở nước ta, việc xã hội hóa cung cấp DVC được thực hiện đối với DVC khu vực sự nghiệp và công ích của ngành giáo dục, y tế, thể thao... Đối với dịch vụ hành chính công, hiện nay Nhà nước ta cũng đã cho

phép một số tổ chức tư thực hiện cung cấp các dịch vụnhư công chứng, đăng

kiểm,... Tuy nhiên, đối với các DVCTT hiện đang được các cơ quan Nhà

nước cung cấp trong đó có Bộ Nông nghiệp và PTNT, vấn đề xã hội hóa đầu

tư DVCTT sẽ gặp nhiều khó khăn bởi làm sao để vừa tạo ra sức hút về cơ chế, lợi nhuận đối với các nhà đầu tư khi tham gia đầu tư vào việc cung cấp DVCTT, vừa đảm bảo vai trò chịu trách nhiệm đến cùng của Nhà nước đối với xã hội về chất lượng dịch vụ được cung cấp. Do đó, giải pháp được đề

xuất là cơ quan Nhà nước nói chung và Bộ Nông nghiệp và PTNT kêu gọi

khai thác quảng cáo trực tuyến trên Cổng/Trang TTĐT cung cấp DVCTT phục vụngười dân, doanh nghiệp và quảng cáo trên tin nhắn điện thoại khi tra cứu kết quả giải quyết hồsơ DVCTT.

Đó là đối với các DVCTT mà Chính phủ trong đó có Bộ Nông nghiệp và PTNT cần phải có kế hoạch xây dựng, kết hợp với khu vực tư nhân triển khai, cung cấp các DVCTT dưới hình thức cộng tác đôi bên cùng có lợi. Bộ

có thể tổ chức đấu thầu giữa các nhà cung cấp dịch vụ chuyển phát về quyền khai thác dịch vụ trả hồ sơ và thu phí - lệ phí giải quyết TTHC tận nơi cho khách hàng để thu một phần kinh phí bù đắp hoặc hỗ trợ cho việc vận hành các DVCTT. Việc để cho nhiều nhà cung cấp DVCTT tham gia sẽ tạo ra một

môi trường cạnh tranh về chất lượng, cũng như làm giảm chi phí đối với việc cung cấp DVCTT và việc này vẫn nằm dưới quyền kiểm soát của Cơ quan Nhà nước và Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đổi mới cung cấp dịch vụ trực tuyến ở bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)