Tình hình ứng dụng CNTT

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đổi mới cung cấp dịch vụ trực tuyến ở bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 57 - 65)

1.2.1.1 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật CNTT

Thời gian qua, việc triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý

Nhà nước của Bộ có nhiều thuận lợi, phục vụ tốt công tác quản lý, điều hành do hạ tầng kỹ thuật CNTT ngày càng được hoàn thiện. Số lượng máy tính trang bị cho CBCC tăng, tạo môi trường làm việc điện tử thông suốt, tăng năng suất, hiệu quả công việc. Cụ thể, 100% CBCC được trang bị máy tính,

trong đó 60% máy tính đã được bản quyền hóa các phần mềm ứng dụng như:

hệ điều hành Windows, Microsoft Office; 100% các đơn vị thuộc Bộ đã có

mạng LAN, đường truyền internet riêng biệt.

Về kết nối mạng diện rộng (WAN), Bộ Nông nghiệp và PTNT đã thực hiện kết nối các mạng LAN tại trụ sở chính với các mạng LAN tại trụ sở số

10 Nguyễn Công Hoan qua đường truyền kết CPNET 10 Mbps. Tuy nhiên do hạ tầng mạng LAN của các đơn vị tại số 10 Nguyễn Công Hoan chưa hoàn

thiện nên lưu lượng thông tin trao đổi chưa hiệu quả. Việc kết nối mạng WAN tới các đơn vị có trụ sở tại 16 Thụy Khuê và một sốđơn vị thuộc Bộ khác trên

địa bàn Hà Nội (Cục Bảo vệ thực vật, Cục Thú y…) chưa được thực hiện. Đối với việc kết nối tới mạng chuyên dùng của cơ quan Đảng và Nhà nước, Bộ

Nông nghiệp và PTNT đã thực hiện một điểm từ Văn Phòng Bộ tới Văn

phòng chính phủ.

Đường truyền Internet tốc độ cao của Bộ là kênh thuê bao riêng (LeaseLine) với tốc độ truy cập trong nước là 50 Mbps và ra quốc tế là 10

Mbps, phục vụ kết nối internet cho các đơn vị sử dụng hạ tầng mạng LAN chung tại trụ sở chính và một số đơn vị tại trụ sở số 10 Nguyễn Công Hoan.

Các đơn vị không sử dụng hạ tầng mạng LAN chung của Bộ thuê đường truyền internet riêng (phần lớn thuê đường truyền internet FTTH). Bên cạnh

đó, các thiết bị mạng không dây (Wifi) được lắp đặt đểđa dạng hóa hình thức truy cập, khai thác thông tin của người dùng.

Hệ thống máy chủ tại Bộ có 30 máy, trong đó 50% đã triển khai giải pháp máy chủ ảo hóa trên nền tảng Vmware, các máy chủ phục vụ các dịch vụ như quản lý người dùng AD, DNS trong và DNS ngoài, Internet Proxy,

DHCP, Web hosting, Cơ sở dữ liệu, quản lý File, Backup ...

2.2.1.2 Bảo đảm an toàn thông tin

Cấu trúc logic hệ thống mạng LAN của Bộ tại trụ sở chính được thiết kế gồm có 3 lớp: Core, Distribution và Access. Việc kiểm soát kết nối từ

trong ra ngoài internet và từ ngoài internet vào mạng LAN của Bộđược thực hiện bởi thiết bị Firewall cứng, với thiết kế như trên mới chỉ cơ bản đảm bảo

đối với những đơn vị sử dụng hạ tầng mạng LAN chung của Bộ.

Việc đảm bảo an toàn thông tin mạng cũng được đơn vị chuyên trách của Bộ thường xuyên cập nhật, thông tin, hướng dẫn người dùng cách thức giao dịch, trao đổi, làm việc trong môi trường điện tử.

Hàng năm, Bộ phối hợp với Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam - Bộ Thông tin và Truyền thông (Vncert) và Cục bảo vệ An ninh chính trị nội bộ (A68- Bộ Công an) trong công tác điều tra, khắc phục lỗ hổng của hệ thống mạng và các Trang/Cổng TTĐT và các hoạt động phối hợp ứng cứu khẩn cấp, chống tấn công và chống khủng bố trên mạng khi xảy ra.

Tóm lại, cơ sở hạ tầng kỹ thuật CNTT của Bộ Nông nghiệp và PTNT

thông tin trên internet phục vụ công việc chuyên môn của các đơn vị thuộc Bộ cung như đảm bảo cho triển khai ứng dụng DVCTT của Bộ, nhưng chưa có

sự liên thông giữa các mạng LAN của các đơn vị, đảm bảo sự thống nhất trong việc hình thành mạng LAN chung của Bộ.

2.2.1.3 Ứng dụng CNTT

a)Ứng dụng CNTT trong hoạt động nội bộcác đơn vị Hệ thống quản lý văn bản điều hành

Để nâng cao hiệu quả công việc, tiết kiệm thời gian, chí phí và góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính, các đơn vị thuộc Bộ đã ứng dụng các phần mềm quản lý như: (i) Hệ thống phần mềm tổng hợp báo cáo giao ban tuần, tháng, quản lý tài sản, kế toán, nhiệm vụ khoa học và công nghệ … ; (ii) Phần mềm văn phòng điện tử dùng chung; (iii) Trao đổi văn bản điện tử trên

môi trường mạng.

Hiện có khoảng 60% các loại văn bản truyền thống như: Giấy mời, tài

liệu hội họp, văn bản (để biết, để báo cáo), thông báo chung, tài liệu cần trao đổi trong xử lý công việc, văn bản hành chính, hồ sơ công việc,… là dạng văn bản điện tử được lưu thông qua thư điện tử, văn phòng điện tử; Văn bản đi/đến được chuyển hoàn toàn trên môi trường mạng (hoàn toàn không dùng văn bản giấy) trên tổng số văn bản đi/đến với các cơ quan bên ngoài là 40%; Tỉ lệ văn bản đi/đến được chuyển song song trên môi trường mạng và qua

đường công văn trực tiếp trên tổng số văn bản đi/đến trong nội bộ cơ quan là 45%; Tỉ lệ văn bản đi/đến được chuyển song song trên môi trường mạng và qua đường công văn trực tiếp trên tổng số văn bản đi/đến với cơ quan bên

ngoài là 30%.

Mặc dù việc triển khai sử dụng phần mềm văn phòng điện tử chung của Bộđã được các đơn vị tuân thủ trong việc khai thác sử dụng, tuy nhiên thực tế

nâng cấp và mở rộng phạm vi sử dụng để đáp ứng tốt hơn nhu cầu công việc xửlý trên môi trường mạng của người sử dụng.

Hệ thống thư điện tử

Thực hiện Chỉ thị số 34/2008/CT-TTg về tăng cường sử dụng thư điện

tử công vụ trong CQNN, số lượng CBCCVC của Bộ đăng ký sử dụng thư điện tử công vụ của Bộ (@mard.gov.vn) ngày càng tăng, đã cung cấp hơn

6.800 tài khoản email cho các đơn vị của Bộ với tần xuất giao dịch sử dụng hàng ngày khoảng 850 người dùng.

Xây dựng cơsở dữ liệu và phần mềm chuyên ngành

- Phục vụ công tác quản lý, nghiên cứu, sản xuất, công việc chuyên môn

trong các lĩnh vực: nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp, thủy sản,… cũng đã được triển khai nhằm nâng cao năng lực quản lý điều hành chung của Bộ tiêu

biểu như: Phần mềm CSDL Thống kê; CSDL quản lý các dự án đầu tư trong

lĩnh vực nông nghiệp; Hệ thống phần mềm thư viện điện tử của Bộ; CSDL

nông nghiệp nông thôn các tỉnh; CSDL thông tin thị trường;... Các phần mềm CSDL chuyên ngành, ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, điều hành, nghiên cứu khoa học tại các đơn vị thuộc Bộ đã cập nhật kịp thời các kết luận giao ban, nhiệm vụ của Lãnh đạo Bộ giao cho các đơn vị, hệ thống văn bản

quy phạm pháp luật, các thông báo, báo cáo, chương trình công tác của Bộ, các sự kiện thời sự nổi bật của ngành, tình hình bão lụt, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi…

Tuy nhiên, hệ thống các CSDL và phần mềm mềm chuyên ngành của Bộ hiện nay được đầu tư xây dựng phân tán, rời rạc, phần lớn các CSDL và phần mềm này phục vụ, lưu trữ và chia sẻ thông tin ở phạm vi nhỏ lẻ, không có sự gắn kết liên thông tích hợp với nhau. Bộcũng chưa có một CSDL dùng chung cho toàn ngành nhằm lưu trữ, cung cấp, chia sẻ thông tin cho người sử

dụng. Vì vậy, cần phải định hình và xây dựng hình thành một hệ thống CSDL chuyên ngành tập trung của Bộ theo hướng tích hợp, tập trung, đảm bảo thuận tiện cho tra cứu, chia sẻ và cung cấp kịp thời thông tin phục vụ công tác quản lý chỉ đạo điều hành của Bộ.

b) Ứng dụng CNTT phục vụngười dân và doanh nghiệp

Đến nay, 80% các đơn vị thuộc Bộ đã có Cổng/Trang TTĐT đáp ứng

theo yêu cầu khoản 2, Điều 28 của Luật Công nghệ thông tin. Trung bình hàng năm đã cung cấp hàng nghìn tin bài lên Trang/Cổng thông tin điện tử. Các mục tin theo quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011

của Chính phủ cũng đã được các cơ quan đơn vị thuộc Bộ bổ sung hoàn thiện đáp ứng nhu cầu quản lý điều hành, nhu cầu tìm hiểu, tra cứu, khai thác thông tin của người dân và doanh nghiệp.

Cổng thông tin điện tử của Bộ tại địa chỉ www.mard.gov.vn với tần

xuất khoảng 3.500-4.000 lượt người truy cập mỗi ngày. Cổng TTĐT cung

cấp các thông tin chỉ đạo điều hành, văn bản chính sách pháp luật và các thông tin khoa học công nghệ thuộc các lĩnh vực hoạt động của Bộ. Các

thông tin chuyên ngành và thông tin chỉ đạo điều hành từ các trang tin của các đơn vị trực thuộc Bộ được tích hợp lên Cổng thông tin điện tử. Bên cạnh đó, trang tin xúc tiến thương mại hàng ngày cung cấp thông tin về giá cả thị trường của 14 mặt hàng chủ lực và các thông tin về dự báo, tình hình

sản xuất, thị trường nông lâm thủy sản.

DVC được đưa lên các trang tin điện tử của các đơn vịvà đồng thời lên Cổng TTĐT của Bộ thuộc các lĩnh vực chuyên ngành như: Trồng trọt, Bảo vệ

thực vật, Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản,… tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tra cứu thông tin. Tính đến hết tháng 12 năm 2016, tổng số dịch vụ công của ngành Nông nghiệp và PTNT là: 452 thủ tục hành chính, chia theo lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ.

Hầu hết các dịch vụ công của Bộ đã được công khai trên Cổng thông

tin điện tử của Bộ đạt mức độ 2. Đặc biệt, đã có 15 DVCTT đạt mức độ 3 và 08 DVCTT mức độ 4 được cung cấp phục vụngười dân và doanh nghiệp.

Song song với lộ trình cung cấp DVCTT của Bộ, thực hiện chủ trương

của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã triển khai thí điểm cơ chế Hải quan một cửa Quốc gia của Bộ (Quyết định số 1029/QĐ-BNN-TCCB ngày 30/3/2015). Cho đến thời điểm này Bộ Nông nghiệp và PTNT đã cung cấp 9 TTHC công trực tuyến hòa chung với các Bộ, Ngành khác trên Cổng thông tin Hải quan một của quốc gia tập trung.

Nhìn chung, công tác ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp thời gian quan của Bộđã có sự cải thiện đáng kể. Đặc biệt Bộđã thành

lập Văn phòng Cải cách hành chính, tổ công tác xây dựng DVCTT phối hợp với Tập đoàn viễn thông Viettel nhằm đẩy mạnh công tác cải cách hành chính của Bộ, cung cấp DVCTT mức độ 3 và 4 phục vụ người sử dụng. Trong thời gian tới việc cung cấp các DVCTT mức độ cao cần được tập trung thực hiện, thống nhất tại một địa chỉ, bên cạnh đó tăng cường hướng dẫn sử dụng dịch vụcho người sử dụng.

2.2.1.4 Nguồn lực CNTT

Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ưu tiên tuyển chọn, phát triển nguồn nhân lực CNTT theo tinh thần của Chỉ thị số 2793/CT-BNN-TH ngày 27/9/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT. Tuy nhiên, đến thời

điểm hiện tại số lượng cán bộ chuyên trách về CNTT còn rất hạn chế với

7/26 đơn vị có. Trong đó, Trung tâm Tin học và Thống kê là đơn vị chuyên trách về CNTT tại Bộ có 15 cán bộ chuyên trách (2 thạc sỹ và 13 kỹ sư

CNTT) thực hiện việc duy trì và vận hành toàn bộ hệ thống CNTT (Hạ tầng mạng, máy chủ, máy trạm, CSDL, Dịch vụ công trực tuyến, Cổng thông tin

Ngọc Hà và số 10 Nguyễn Công Hoan. Một số đơn vị có bộ phận, tổ, phòng chuyên trách về CNTT, phần nào đã hình thành mạng lưới từ trên xuống dưới tạo điều kiện thuận lợi trong việc tham mưu, định hướng và triển khai việc ứng dụng và phát triển CNTT của các đơn vị nói riêng và của Bộ nói chung được thuận lợi. Mặc dù vậy, sốlượng các đơn vị có nhân sự hoạt động kiêm nhiệm trong quản lý, thực hiện về CNTT còn nhiều

(13/26 đơn vị) cũng là một khó khăn, thách thức trong việc tiếp thu, xây dựng và ứng dụng CNTT tại Bộ.

Hàng năm Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức đào tạo về CNTT nhằm

nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ chuyên trách, cũng như nâng cao

kỹnăng ứng dụng CNTT cho CBCCVC từ nguồn kinh phí dành cho đào tạo. Bên cạnh đó, các dựán, chương trình khác (dự án DANIDA, dự án Cải cách

hành chính vĩ mô, dự án 95, dự án Nâng cấp hạng tầng CNTT ...) cũng phối hợp và hỗ trợ kinh phí thực hiện.

2.2.1.5 Tổ chức, chính sách CNTT

Trong những năm qua, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành nhiều

văn bản chỉ đạo, làm căn cứ pháp lý quan trọng tạo điều kiện thông thoáng trong việc triển khai thực hiện nhằm thúc đẩy phát triển và ứng dụng CNTT tại các đơn vị thuộc Bộ góp phần xây dựng CPĐT và CCHC trong các hoạt

động thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Các

văn bản đã được ban hành gồm:

- Quyết định số 2955/QĐ-BNN-KHCN ngày 02/12/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt Chiến lược phát triển CNTT phục vụ công tác quản lý Nhà nước của Bộgiai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2020;

- Quyết định số 06/QĐ-BNN-KHCN ngày 04/01/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Phê duyệt Kế hoạch ứng dụng CNTT của Bộ Nông nghiệp và PTNT giai đoạn 2011-2015;

- Văn bản số 1968/BNN-VP ngày 11/7/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tăng cường triển khai các hoạt động đảm bảo an toàn thông tin số;

- Chỉ thị số 2793/CT-BNN-TH ngày 27/09/2011 của Bộtrưởng-Trưởng Ban chỉ đạo về việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác quản lý điều hành của Bộ Nông nghiệp và PTNT giai đoạn 2011-2015;

- Thông báo số 2978/TB-BNN-VP ngày 22/6/2012 của Văn phòng Bộ

về ý kiến chỉđạo của Bộtrưởng về tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT;

- Quyết định số 4815/QĐ-BNN-TCCB ngày 05 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về Thành lập Ban chỉ đạo ứng dụng CNTT của Bộ Nông nghiệp và PTNT;

- Quyết định số694/QĐ-BNN-TCCB ngày 4/3/2015 phê duyệt lộ trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến của Bộ Nông nghiệp và PTNT năm 2015;

- Quyết định số 4332/QĐ-BNN-KHCN ngày 30/10/2015 phê duyệt kế

hoạch ứng dụng CNTT của Bộ Nông nghiêp và PTNT giai đoạn 2016-2020; - Quyết định số 5134/QĐ-BNN-KHCN ngày 11/12/2015 ban hành Kế

hoạch thực hiện Nghị quyết số 36a/NQ-CP của Chính phủ về Chính phủđiện tử của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Cùng với việc ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thi hành Luật CNTT, Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng phối hợp chặt chẽ với Bộ Thông tin và Truyền thông nhằm thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về CNTT.

Tuy nhiên, việc triển khai cụ thể hóa các văn bản pháp lý nên trên đến nay còn chậm và chưa thống nhất, đồng bộ với một số Luật nhất là Luật Đầu

tư công; Bên cạnh đó còn thiếu nhiều các Qui định, Quy chế liên quan đến quản lý, vận hành, khai thác và sử dụng các Hệ thống CNTT của Bộtrong đó

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đổi mới cung cấp dịch vụ trực tuyến ở bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 57 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)