Mục đích của việc cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tư pháp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tư pháp tại ủy ban nhân dân thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 52 - 55)

1.3.4.1. Mục đích của việc cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tư pháp tư pháp

Việc thực hiện cải cách trong lĩnh vực tư pháp nhằm đạt được bước chuyển căn bản trong quan hệ và thủ tục giải quyết công việc giữa cơ quan HCNN với tổ chức, công nhân, giảm phiền hà cho tổ chức, công nhân, chống tệ quan liêu, tham nhũng, cửa quyền của CBCC trong giải quyết các thủ tục trong lĩnh vực tư pháp, nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN.

Đây là biện pháp đơn giản, công khai TTHC, mẫu hóa thống nhất trong cả nước các loại giấy tờ mà công dân hoặc doanh nghiệp cần làm khi có yêu cầu giải quyết các công việc liên quan đến lĩnh vực tư pháp (hộ tịch và chứng thực),

bảo đảm giải quyết công việc nhanh chóng, thuận tiện cho tổchức và công dân. Sau một thời gian thực hiện, cơ chế “một cửa, một cửa liên thông” đã trở thành một trong những giải pháp hữu hiệu đẩy nhanh tiến trình cải cách

TTHC, tạo bước chuyển căn bản về việc đơn giản và minh bạch hóa trong mối quan hệ giữa cơ quan HCNN với tổ chức và công dân

- Góp phần sắp xếp lại tổ chức bộ máy các cơ quan HCNN theo hướng gọn nhẹ, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả

- Góp phần làm rõ, đúng trách nhiệm của bộ máy cơ quan HCNN các

cấp trong giải quyết công việc liên quan đến tổ chức, công dân.

- Rút ngắn quy trình xử lý hồ sơ. Các quy định về TTHC được công khai, minh bạch hóa, giảm đáng kể thời gian chờ đợi cho người dân, doanh nghiệp.

- Giảm bớt gánh nặng cho cán bộ lãnh đạo cơ quan hành chính để họ tập trung vào những vấn đề mang tính chiến lược.

- Giảm tối đa sự phiền hà cho tổ chức, công dân, góp phần chống tệ quan liêu, cửa quyền, tham nhũng của một bộ phận CBCC, tạo lòng tin của người dân đối với mọi cơ quan nhà nước, chuyển dần từ cơ chế xin - cho sang

cơ chế phục vụ.

- Nâng cao chất lượng phục vụ của cơ quan nhà nước, thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển.

- Tạo thuận lợi cho người dân tham gia giám sát và xây dựng chính quyền.

1.3.4.2. Yêu cầu đối với việc cải cách TTHC trong lĩnh vực tư pháp

a)Yêu cầu triển khaicông việc

- Thủ trưởng các đơn vị ban hành Quy chế làm việc quy định quy trình chuyển hồ sơ, xử lý, trình ký, trả lại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, trách nhiệm của các bộ phận có liên quan trong thực hiện cơ chế “một cửa, một cửa

liên thông”, trách nhiệm của CBCC làm việc ở bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

- Niêm yết công khai các quy định, TTHC, phí, lệ phí và thời gian giải quyết các loại công việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

- Bố trí CBCC làm vệc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: Họ phải là

những CBCC có trình độ, năng lực và phẩm chất tốt, có khả năng giao tiếp với tổ chức, công dân. CBCC làm việc ở bộ phận tiếp nhận và trả kết quả phải đeo thẻ cán bộ, công chức, ghi rõ họ tên, chức vụ, chức danh. Trên bàn làm việc

- Bố trí phòng làm việc của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả một cách thích hợp, đảm bảo các điều kiện làm việc.

- Tập huấn về nghiệp vụ và cách giao tiếp cho đội ngũ CBCC trực tiếp làm ở bộ phận tiếp nhận và trả kết quả

- Có các hình thức thông báo, tuyên truyền thích hợp để tổ chức, công dân biết về hoạt động theo cơ chế “một cửa, một cửa liên thông” tại địa phương

Do đặc thù và nhiệm vụ của từng ngành, việc tổ chức bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại từng cơ quan là khác nhau và theo các phương án thích hợp. Việc giao dịch của bộ phận giải quyết các TTHC trong lĩnh vực tư pháp với các tổ chức, cá nhân là rất thường xuyên và bao gồm nhiều loại hồ sơ khác nhau như hồ sơ cấp giấy khai sinh, sổ hộ tịch, xác định lại giứoi tính, dân tộc... Đây là những hồ sơ quan trọng làm căn cứ để quản lý thực hiện quyền lợi cũng như nghĩa vụ đối với Nhà nước và các tổ chức cá nhân. Chính điều đó đặt ra yêu cầu khắc khe cho CBCC làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Tổ chức bộ phận “một cửa, một cửa liên thông” như thế nào, bố trí nguồn nhân lực ra sao, phối hợp luân chuyển hồ sơ, công việc giữa các bộ phận trong cơ quan cùng cấp và giữa cấp trên với cấp dưới được quy định như thế nào đòi hỏi người lãnh đạo đơn vị phải tính đến và tổ chức giải quyết một

cách thỏa đáng.

b)Yêu cầu đối với cán bộ, công chức

Áp dụng cơ chế “một cửa, một cửa liên thông” đòi hỏi trình độ, năng lực và các phẩm chất khác của CBCC làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

Sắp xếp cán bộ ở đây phải phù hợp với yêu cầu và đặcđiểm của công việc. Cán

bộ làm việc ở bộ phận tiếp nhận và trả kết quả phải giao tiếp thường xuyên với người dân, họ thay mặt cho cơ quan nhà nước để giải quyết các yêu cầu của

nhân dân. Họ phải có năng lực tổng hợp, nắm vững các quy định của pháp luật, nhạy bén và có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc đảm nhận. Đồng thời cán bộ ở đây cũng phải có kỹ năng giao tiếp và có kiến thức cơ bản về khoa học

tâm lý. Việc lựa chọn, bố trí cán bộ làm việc ở bộ phận nhận và trả kết quả đòi hỏi sự quan tâm và xem xét một cách kỹ lưỡng của người lãnh đạo, quản lý, tránh bố trí những cán bộ không đảm bảo đủ các tiêu chuẩn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tư pháp tại ủy ban nhân dân thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)