Có 2 căn cứ sau để tác giả đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả cải cách TTHC trong lĩnh vực tư pháp tại UBND thị xã Sơn Tây, đó là:
* Mục tiêu cải cách TTHC của UBND Thành phố Hà Nội trong thời
gian tới
Mục tiêu chung CCHC nhà nước của UBND Thành phố Hà Nội trong thời gian tới là xây dựng nền HCNN ở Thành phố trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng tốt các yêu cầu của người dân và xã hội; xây dựng đội ngũ CBCCVC có đủ phẩm chất năng lực và trình độ đáp ứng sự phát triển kinh tê –xã hội của Thủ đô; tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi, minh bạch nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, thu hút đầu tư, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.
Mục tiêu cụ thể là:
- Sắp xếp, tổ chức lại các phòng, ban, ngành Thành phố và UBND các cấp tránh chồng chéo, trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn; thẩm
lý, đảm bảo sự kiểm soát và nâng cao tính chủ động của chính quyền địa phương các cấp.
- TTHC liên quan tới cá nhân, tổ chức được cải cách cơ bản theo hướng gọn nhẹ, đơn giản, công khai, minh bạch; phấn đấu giảm thiểu chi phí về thời gian và kinh phí mà cá nhân, tổ chức phải bỏ ra khi giải quyết các TTHC với cơ quan hành chính nhà nước.
- Cơ chế một cửa, một cửa liên thông được triển khai 100% tại các cơ
quan HCNN trên địa bàn Thành phố; đảm bảo sự hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với dịch vụ do cơ quan HCNN cung cấp đạt mức 85% vào năm 2020.
- 100% các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công thực hiện theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, chất lượng dịch vụ công được nâng cao, nhất là các lĩnh vực
giáo dục, y tế; đảm bảo sự hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công cung cấp trên các lĩnh vực giáo dục, y tế đạt mức trên 85%
vào năm 2020.
- Trên 80% cơ quan HCNN có cơ cấu CBCC theo vị trí việc làm; 95% công chức phường đạt tiêu chuẩn theo chức danh.
- Tiếp tục thực hiện đổi mới về chế độ tiền lương và chính sách đối với
CBCCVC theo quy định của Chính phủ.
- Đến năm 2020, trên 85% các văn bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa các cơ quan HCNN được thực hiện dưới dạng điện tử; hầu hết CBCC thường xuyên sử dụng hệ thống thư điện tử trong công việc; bảo đảm dữ liệu điện tử phục vụ hầu hết các hoạt động trong các cơ quan HCNN.
- Có 100% cơ quan HCNN trên địa bàn Thành phố cung cấp tất cả các dịch vụ công trực tiếp ở mức độ 2 và hầu hết các dịch vụ công cơ bản trực tiếp tối thiểu mức độ 3 tới người dân và doanh nghiệp.
- UBND Thành phố Hà Nội và các xã, phường áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008.
* Phương hướng cải cách TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên
thông của UBND thị xxa Sơn Tây trong thời gian tới
UBND thị xã và các xã, phường tăng cường công tác chỉ đạo thực hiện tốt công tác cải cách TTHC tại địa phương; đẩy mạnh áp dụng các phần mềm dùng chung theo quy định để đảm bảo thống nhất, đồng bộ CNTT trên địa
bàn, nhất là phần mềm quản lý các TTHC trong lĩnh vực Tư pháp, khi đã cài đặt thì cần sử dụng và cập nhật thường xuyên, tránh trường hợp hồ sơ báo cáo trễ hẹn ở phần mềm.
Chỉ đạo Bộ phận TN&TKQ, cán bộ chuyên môn thực hiện đúng quy trình tiếp nhận, giải quyết và giao trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa
liên thông được quy định tại Quyết định số 52/2013/QĐ-UBND ngày
19/12/2013 của UBND Thành phố Hà Nội, cụ thể:
- Ban hành các quyết định: Quy định danh mục TTHC tiếp nhận và giải quyết theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại thị xã và các xã, phường theo đúng quy định và các văn bản hướng dẫn của Sở nội vụ.
- Tiến hành lập các loại phiếu (Tiếp nhận hồ sơ; Hướng dẫn hồ sơ; Gia hạn thời gian trả kết quả hồ sơ), Sổ theo dõi TN&TKQ sử dụng thường xuyên, cập nhật đầy đủ và theo mẫu quy định.
- Thực hiện theo dõi tiến trình giải quyết hồ sơ trên phiếu, theo dõi giải quyết hồ sơ theo mẫu quy định.
- Khảo sát lấy ý kiến về mức độ hài lòng trong thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận TN&TKQ theo đúng quy định tại Quyết định số 496/QĐ-UBND ngày 05/3/2015 của UBND Thành phố Hà Nội, công
bố định kỳ kết quả khảo sát theo đúng qui định.
- Chỉ đạo Văn phòng – Thống kê định kỳ (02 lần/tháng), báo cáo lãnh đạo UBND thị xã bằng văn bản tiến độ giải quyết TTHC của các lĩnh vực.
- Định kỳ 03 tháng/lần, lãnh đạo UBND thị xã, Bộ phận TN&TKQ, cán
bộ chuyên môn, các đơn vị liên quan họp tổ chức đánh giá kết quả, rút kinh nghiêm trong tiếp nhận, giải quyết, giao trả kết quả TTHC.
- Tiến hành xây dựng báo cáo định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng và năm đối với UBND Thành phố (thông qua Phòng Nội vụ) về tình hình tiếp nhận và giải quyết TTHC tại UBND thị xã.
- Ban hành kế hoạch kiểm soát TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của
UBND thị xã và các xã, phường. Sau khi rà soát nếu phát hiện các vấn đề cần sửa đổi, bổ sung hoặc điều chỉnh thì kiến nghị Sở Tư pháp (thông qua phòng
Kiểm soát TTHC),hoặc Sở nội vụ (thông qua phòng CCHC) đề nghị UBND Thành phố sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế.