Giải pháp tăng cường công tác kiểm tra, giám sát

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tư pháp tại ủy ban nhân dân thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 118)

- Cán bộ, công chức thực thi công vụ tại bộ phận một cửa và các bộ phận chuyên môn thực hiện chế độ báo cáo công việc cho lãnh đạo cơ quan theo quy định. Cần tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra công vụ về giải quyết thủ tục hành chính thường xuyên hoặc đột xuất để đảm bảo xử lý sai phạm của cán bộ, công chức một cách kịp thời, tránh được những tiêu cực

trong việc thực thi công vụ của cán bộ, công chức và có hình thức khuyến khích kịp thời những cá nhân, bộ phận thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

- Tổ chức công dân có thể giám sát hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước cũng như cán bộ, công chức tại bộ phận một cửa thông qua các quy chế làm việc, quy trình, thủ tục, trách nhiệm được niêm yết công khai tại cơ quan.

- Lãnh đạo UBND thị xã cần thường xuyên tiến hành thu thập ý kiến, phản hồi từ phía người dân cũng như của cán bộ, công chức trong xây dựng và thực hiện các thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa. Từ những ý kiến này lãnh đạo có thể rút ra được nhiều kinh nghiệm, tiếp tục phát huy những ưu điểm của cơ chế này mang lại hay hạn chế nhược điểm khi giải quyết công việc của tổ chức, công dân.

3.3. Kiến nghị

3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ

Hiện nay, tình trạng ban hành, sửa đổi, bổ sung các văn bản QPPL còn

thống nhất, thậm chí còn mâu thuẫn với nhau. Điều này đã gây khó khăn cho

các cơ quan HCNN trong việc giải quyết các TTHC và thực tế đang diễn ra ở Bộ phận TN&TKQ tại UBND thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội hiện nay.

Để khắc phục tình trạng này Chính phủ cần đẩy mạnh công tác chỉ đạo việc thực hiện đề án đơn giản hóa TTHC trên các lĩnh vực cụ thể để tạo điều kiện thuận lợi nhiều hơn trong việc giải quyết TTHC cho người dânvà tổ chức.

Thực hiện cải cách TTHC theo mô hình “một cửa liên thông” đòi hỏi năng lực cũng như tinh thần trách nhiệm của đội ngũ CBCC phải nâng lên.

Áp dụng mô hình mới này trong việc giải quyết các TTHC đã khiến khối lượng công việc của mỗi CBCC nhiều hơn trước, đặc biệt là những CBCC làm việc trực tiếp ở Bộ phận TN&TKQ ở cấp huyện. Do đó, Chính phủ cần nghiên cứu, sửa đổi chính sách tiền lương và các chế độ phụ cấp phù hợp để khuyến khích, động viên CBCC nêu cao tinh thần trách nhiệm, mang hết khả năng của mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đây cũng cách giúp CBCC có thể sống được bằng lương mà không cần đến các khoản thu nhập khác bằng các biểu hiện tiêu cực khi thực hiện nhiệm vụ.

Cũng cần nghiên cứu để tăng biên chế hợp lý cho cấp huyện đối với những địa phương thực hiện cơ chế “một cửa liên thông” vì khi áp dụng mô hình này, khối lượng công việc của CBCC của các phòng ban chuyên môn thuộc UBND cấp huyện tăng lên rất nhiều. Số lượng biên chế mới này phải được tính toán và tuyển chọn, đào tạo kỹ lưỡng để đáp ứng được yêu cầu công việc.

3.3.2. Kiến nghị đối với UBND Thành phố Hà Nội và Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây

Đề nghị UBND Thành phố Hà Nội nghiên cứu, điều chỉnh tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc cho CBCC cấp huyện để các địa phương làm cơ sở nâng cấp trang thiết bị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan HCNN và đội ngũ CBCC.

Để nâng cao hiệu quả cải cách TTHC trên địa bàn, trong đó có TTHC trong lĩnh vực tư pháp, UBND thị xã Sơn Tâycần thực hiện một số công việc sau:

- Tăng cường công tác tuyên truyền về cải cách TTHC để các cơ quan HCNN, CBCC và nhân dân hiểu và ủng hộ cải cách TTHC, làm cho TTHC

ngày càng đơn giản, thuận tiện cho người dân và tổ chức.

- Đẩy mạnh công tác chỉ đạo, điều hành đối với các phòng ban chuyên

môn thuộc UBND thị xã; xây dựng Quy chế phối hợp trong việc giải quyết các TTHC, ngày càng hoàn thiện mô hình “một cửa”, “một cửa liên thông” tại

UBND thị xã.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động của đội ngũ CBCC, nhất là những cán bộ trực trực tiếp làm việc ở Bộ phận TN&TKQ; động viên, khen thưởng kịp thời những cán bộ làm tốt và nhắc nhở những cán bộ có những hành vi vi phạm.

- Tăng cường kinh phí cho công tác cải cách TTHC, nhất là tại Bộ phận

TN&TKQ. Trang bị các phương tiện làm việc tại Bộ phận TN&TKQ tại

UBND thị xã, sửa chữa kịp thời các trang thiết bị làm việc khi bị hỏng; nâng cấp đường truyền và mạng LAN tại thị xã.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Trong chương 3 tác giả đề xuất phương hướng và các giải pháp nâng cao hiệu quả cải cách TTHC nói chung, cải cách TTHC trong lĩnh vực tư pháp nói riêng tại UBND thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội. Đồng thời tác giả cũng nêu một số kiến nghị đối với Chính phủ, UBND Thành phố Hà Nội và UBND thị xã Sơn Tây. Các phương hướng này bao gồm: Hoàn thiện các thể chế quy định thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” áp dụng tại UBND cấp huyện; Kiện toàn tổ chức và hoạt động Bộ phận TN&TKQ theo mô hình “một cửa”, “một cửa liên thông”cấp huyện trên cơ sở ban hành các văn bản quy phạm quy định và thiết lập các hình thức kiểm soát việc thực hiện đầy đủ, đúng quy định; Rà soát, chuẩn hóa các TTHC, loại bỏ những thủ tục, giấy tờ không cần thiết; Đảm bảo vai trò của người đứng đầu cơ quan HCNN trong công tác quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện các quy định về cải cách TTHC theo cơ chế “một cửa liên thông”; Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền để CBCC và nhân dân có nhận thức đúng đắn, đầy đủ về quan

điểm, chủ trương cải cách TTHC của Đảng và Nhà nước; thu hút sự tham gia của tổ chức chính trị - xã hội và công dân trong cải cách TTHC; Nâng cao

trình độ, năng lực của đội ngũ CBCC đáp ứng được các yêu cầu cải cách

TTHC; Thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan HCNN và đội ngũ CBCC; Thực hiện đánh giá chỉ số CCHC cấp huyện hằng năm với những tiêu chí cụ thể.

Nhằm nâng cao hiệu quả cải cách TTHC trong lĩnh vực tư pháp tại

UBND thị xã Sơn Tây trong những năm tới, tác giả đề xuất các giải pháp sau

đây: Đẩy mạnh công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy Đảng và của UBND thị xã; Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn thị xã; Nâng cao chất lượng của đội ngũ CBCC, nhất là những

nghệ thông tin và quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001-2008

trong quá trình giải quyết TTHC; Tiếp tục đơn giản, công khai, minh bạch hóa

các TTHC; Đẩy mạnh phân công, phân cấp quản lý và nâng cao trách nhiệm người đứng đầu.

Để làm cơ sở thực hiện các giải pháp tác giả kiến nghị đối với Chính phủ cần tăng cường công tác chỉ đạo trong ban hành các văn bản QPPL, đẩy mạnh cải cách các TTHC cụ thể và đổi mới chính sách lương và các chế độ đãi ngộ

cho CBCC trực tiếp thực hiện cải cách TTHC. UBND Thành phố Hà Nội cần nghiên cứu, điều chỉnh tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc cho CBCC cấp huyện để các địa phương làm cơ sở nâng cấp trang thiết bị làm việc. UBND thị xã Sơn Tây cần tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành đối với các phòng ban chuyên môn thuộc UBND thị xã, xây dựng Quy chế phối hợp hoạt động của các cơ quan HCNN, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của đội ngũ CBCC, Tăng cường kinh phí cho công tác

KẾT LUẬN

Cải cách TTHC là một trong những nội dung quan tâm được thể hiện trong Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011 2020. Cải cách

TTHC theo cơ chế “một cửa’, “một cửa liên thông” là mô hình giải quyết các TTHC cho người dân và tổ chức tiên tiến, tạo bước chuyển căn bản trong quan hệ giữa cơ quan HCNN với nhân dân. Mô hình “một cửa”, :một cửa liên thông” đã mang lại hiệu quả rõ rệt, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước cũng như giải quyết nhu cầu của tổ chức và công dân.

Cải cách TTHC nói chung, TTHC trong lĩnh vực tư pháp nói riêng tại

UBND thị xã Sơn Tây trong những năm qua đã đem lại những kết quả bước đầu. Mỗi phòng ban chuyên môn thuộc UBND, mỗi đơn vị trên cơ sở chức năng nhiệmvụ của mình đã triển khai thựchiện công tác cải cách TTHC một

cách hiệuquả,hướngđến đốitượng người dân đểphụcvụ.

Phần mềm được xây dựng thống nhất về quy trình giải quyết theo hệ thống. Trên hệ thống mạng của UBND thị xã ghi rõ quy trình, người tiếp nhận, người có thẩm quyền ký hồ sơ. Trên hệ thống mạng công dân cũng có

thể theo dõi được quá trình giảiquyếthồsơ hành chính từ Bộphận TN&TKQ

tại UBND thị xã. Toàn bộ quá trình giải quyết các TTHC cho tổ chức, công dân đều được kiểm soát. Tỷ lệ giải quyết các TTHC tại Bộ phận TN&TKQ

đúng hẹn đã cao hơn nhiều so với trước, nhất là các TTHC trong lĩnh vực tư

pháp. Bộ phận TN&TKQ tại UBND thị xã Sơn Tây đã tạo hình ảnh và ấn tượng tốt,gần gũi, thân thiện khi công dân và tổchức.

Cải cách TTHC theo mô hình “một cửa”, “Một cửa liên thông” tại

UBND thị xã Sơn Tây là những giải pháp tích cực trong việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương,củngcố chính quyền cơsở, nâng cao vai trò phụcvụ nhân dân.

Cải cách TTHC trong lĩnh vực tư pháp tại UBND thị xã Sơn Tây trong những năm qua tuy đã đạt được những kết quả bước đầu nhưng vẫn còn một số hạn chế cần phải khắc phục: Công tác thông tin, tuyên truyền về cải cách TTHC được chú trọng thực hiện nhưng hiệu quả chưa cao; Đội ngũ cán bộ , công chức làm việc tại Bộ phận TN&TKQ của UBND thị xã chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu; Sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã trong việc giải quyết TTHC chưa thật sự có hiệu quả.

Có nhiều nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả cải cách TTHC trong lĩnh vực tư pháp tại UBND thị xã: Nhận thức, tư duy về cải cách TTHC của một bộ phận không nhỏ CBCC trong các cơ quan HCNN chậm được đổi mới;

Nhiều văn bản quy phạm pháp luật của cấp Trung ương và Thành phố chậm được ban hành và hướng dẫn thực hiện hoặc ban hành nhưng thiếu đồng bộ,

còn chồng chéo; Cơ sở vật chất của Bộ phận TN&TKQ tại UBND thị xã tuy

đã được quan tâm đầu tư nhưng vẫn chưa được đổi mới đồng bộ; Cán bộ, công chức làm việc ở Bộ phận TN&TKQ phần lớn còn trẻ nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong quá trình giải quyết công việc; Việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ làm việc ở Bộ phận TN&TKQ chưa được thường xuyên; Chế độ chính sách đối với cán bộ làm việc tại Bộ phận

TN&TKQ, nhất là tiền lương thấp, chưa hợp lý, chưa tạo được động cơ làm việc cho CBCC.

Trong chương 3 tác giả đề xuất phương hướng và các giải pháp nâng cao hiệu quả cải cách TTHC nói chung, cải cách TTHC trong lĩnh vực tư pháp nói riêng tại UBND thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội.

Trên cơ sở các phương hướng nâng cao hiệu quả cải cách TTHC trong lĩnh vực tư pháp tại UBND thị xã Sơn Tây trong những năm tới, tác giả đề xuất các giải pháp sau đây: Đẩy mạnh công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy Đảng và của UBND thị xã; Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn thị xã; Nâng cao chất lượng của đội ngũ

CBCC, nhất là những người trực tiếp làm việc ở Bộ phận TN&TKQ tại UBND thị xã; Áp dụng công nghệ thông tin và quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn

TCVN ISO 9001-2008 trong quá trình giải quyết TTHC; Tiếp tục đơn giản, công khai, minh bạch hóa các TTHC; Đẩy mạnh phân công, phân cấp quản lý và nâng cao trách nhiệm người đứng đầu.

Để làm cơ sở thực hiện các giải pháp tác giả kiến nghị đối với Chính phủ cần tăng cường công tác chỉ đạo trong ban hành các văn bản QPPL, đẩy mạnh cải cách các TTHC cụ thể và đổi mới chính sách lương và các chế độ đãi ngộ cho CBCC trực tiếp thực hiện cải cách TTHC. UBND Thành phố Hà Nội cần nghiên cứu, điều chỉnh tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc cho CBCC cấp huyện để các địa phương làm cơ sở nâng cấp trang thiết bị làm việc. UBND thị xã Sơn Tây cần tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành đối với các phòng ban chuyên môn thuộc UBND thị xã, xây dựng Quy chế phối hợp hoạt động của các cơ quan HCNN, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của đội ngũ CBCC, Tăng cường kinh phí cho công tác

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Nội Vụ, (2012), Quyết định số 1383/QĐ-BNV 28/12/2012 Phê duyệt đềán “Xây dựng phương án đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức

đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước”, Hà Nội;

2. Chính phủ, (2011), Nghị quyết số 30c/NQ-CP 8/11/2011 về việc ban hành “Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020”, Hà Nội;

3. Chính phủ, (2013), Nghị quyết số 76/NQ-CP 13/6/2013 về việc

“Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 30c/NQ-CP 8/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước

giai đoạn 2011-2020”; Hà Nội;

4. Chính phủ, (2010), Nghị định số 63/2010/NĐ-CP 08/6/2010“về

Kiểm soát thủ tục hành chính”và Nghị định số 48/2013/NĐ-CP sửa đổi bổ

sung một sốđiều của Nghịđịnh số 63/2010/NĐ-CP, Hà Nội;

5. “Các giải pháp thúc đẩy cải cách hành chính ở Việt Nam", NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội - 2011;

6. Diệp Văn Sơn, (2006),“Cải cách hành chính – Những vấn đề cần biết”. Hà Nội, NXB Lao động;

7. Đinh Duy Hòa, (2013), “Tổng quan về cải cách hành chính”.

Chương trình bồi dưỡng cán bộ chuyên trách cải cách hành chính; Bộ nội vụ; 8. Nguyễn Văn Thâm và Võ Kim Sơn, (2002),“Thủ tục hành chính: Lý luận và thực tiễn”, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội;

9. Đinh Duy Hòa, (2008), “Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý bộ máy nhà nước”. Cẩm nang tổ chức cải cách hành chính. Bộ Nội vụ Hà Nội;

10. Học viện Hành chính (2012), Giáo trình Thủ tục hành chính, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

11. Học viện Hành chính Quốc gia, (2003),“Nâng cao năng lực triển khai cải cách hành chính trong các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp”. Nxb Hành chính Hà Nội;

12. Học viện Hành chính Quốc gia, (2004),“Những vấn đề cơ bản về

thủ tục hành chính” NXB Giáo dục Hà Nội;

13. Học viện Hành chính (2012), Đo lường và đánh giá hiệu quả quản

lý hành chính nhà nước - những thành tựu trên thế giới và ứng dụng ở Việt

Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14. Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 8/6/2010 của Chính phủ về việc kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tư pháp tại ủy ban nhân dân thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)