Tại Ủy ban nhân dân quận Ngô Quyền – thành phố Hải Phòng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tư pháp tại ủy ban nhân dân thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 96)

Cơ chế “một cửa” là một trong số những sản phẩm, thành quả rõ nét nhất của công cuộc cải cách TTHC tại Việt Nam. Với những biểu hiện: TTHC

rõ ràng, công khai các thủ tục và quy trình giải quyết, nhận và trả hồ sơ tại “một cửa”, giải quyết đúng hạn với thái độ chu đáo, hòa nhã… Kể từ khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 181/2003/QĐ-TTg ngày 04 tháng 09

năm 2003 về việc ban hành quy chế “một cửa” tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương và Quyết định 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 về việc

ban hành quy chế thực hiện cơ chế “một cửa liên thông” tại cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, cơ chế “một cửa, một cửa liên thông” đã đi vào cuộc sống và trở nên phổ biến.

Quận Ngô Quyền – Hải Phòng là một trong những địa phương đi đầu trong công tác cải cách thủ tục hành với mô hình “một cửa” theo hướng hiện đại. Ngày 25/9/2006 bộ phận “một cửa” chính thức được thành lập. Điều đó mang lại hiệu quả không nhỏ trong cải cách TTHC cũng như đáp ứng nhu cầu của công dân. Gọi là “một cửa” hiện đại vì: Cơ sở vật chất được trang bị đồng bộ hiện đại với hệ thống máy tính hiện đại cấu hình cao, hệ thống xếp hàng tự động, hệ thống camera giám sát hoạt động… Đặc biệt đã ứng dụng quy trình ISO 9001: 2000 trong quản lý hành chính, ứng dụng Công nghệ thông tin vào trong điều hành tác nghiệp. Đây là công cụ quan trọng tạo ra sự đột phá trong cải cách thủ tục. Có thể nói, đó là mô hình hiện đại, rất có hiệu quả trong giải quyết công việc và được các ngành, các cấp và nhân dân ghi nhận. Bộ phận “một cửa” hoạt động theo nguyên tắc độc lập chuyên trách. CBCC làm việc tại bộ phận “một cửa” được tuyển chọn là các cán bô, công chức công tâm thạo việc. Việc ứng dụng các quy trình ISO 9001 vào giải quyết hồ sơ đã tạo ra sự liên thông giữa các phòng ban. Công việc của người dân được giải quyết tại bộ phận “một cửa” không phải đi lại nhiều nơi như trước. Thời gian giải quyết được rút ngắn, đảm bảo thuận lợi, nhanh chóng, đúng hẹn. Mọi thủ tục, phí, lệ phí, thời gian giải quyết đều được công khai minh bạch, đem lại được sự hài lòng cho người dân.

2.4.2. Bài học kinh nghiệm choỦy ban nhân dân thị xã Sơn Tây

Những kết quả cải cách TTHC trong những năm qua đã cho thành phố Hà Nội nói chung, thị xã Sơn Tây nói riêng những bài học kinh nghiệm quý báu, đó là:

cấp, các ngành. Đây là yếu tố tiên quyết dẫn đến thành công trong công tác CCHC nói chung và cải cách TTHC nói riêng ở các địa phương. Thiếu sự chỉ đạo quyết liệt và quyết tâm của cả hệ thống chính trị cải cách TTHC không thể đi đến thành công.

Sự quan tâm lãnh đạo của Thành ủy, HĐND, UBND đối với công tác CCHC được cụ thể hoá bằng nhiều chỉ thị về đẩy mạnh cải cách TTHC, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, xây dựng đội ngũ CBCCVC đáp ứng yêu cầu mới. Các chỉ thị tập trung cải cách công vụ, công chức, định hướng cụ thể cho CBCCVC và người lao động thực hiện nội dung các chuẩn mực về trách

nhiệm, chuyên nghiệp, trung thực, kỷ cương, gương mẫu và chống quan liêu, tiêu cực, bệnh hình thức trong cải cách TTHC.

Thứ hai, để có được những kết quả, sản phẩm cụ thể như mong muốn

về cải cách TTHC phải thực sự quan tâm và coi trọng đến yêu cầu về thời gian, nội dung và chất lượng của việc xây dựng kế hoạch thực hiện cải cách TTHC từ thành phố đến các sở ban ngành, quận huyện và phường xã.

Thứ ba, công tác theo dõi, giám sát, kiểm tra, thanh tra về cải cách

TTHC phải được tiến hành thường xuyên, có thể lặp đi lặp lại ở những đơn vị còn nhiều hạn chế, yếu kém nhằm tạo kết quả chuyển biến thực sự và rõ nét về kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao năng lực quản lý, điều hành và chất lượng cung ứng dịch vụ công.

Thứ tư, cần phải có nhiều giải pháp tạo động lực làm việc, khuyến khích,

động viện kịp thời những tấm gương người tốt, việc tốt, xử lý kịp thời, nghiêm minh những biểu hiện tiêu cực, tạo chuyển biến tích cực ở mỗi cấp chính quyền và tại từng cơ quan, đơn vị thực hiện cải cách TTHC.

Thứ năm, trong công tác cải cách TTHC cần phải xác định rõ trọng tâm,

trọng điểm và tạo được điểm nhấn trong từng thời đoạn và thời điểm; có giải pháp cụ thể, xây dựng mô hình mới, tạo ra hiệu ứng và có sức lan tỏa mạnh.

Cuộc vận động 3 hơn - nhanh hơn, hợp lý hơn, thân thiện hơn trong cải cách hành chính”, “Thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý”,“Mô hình đánh giá công chức theo kết quả việc làm ”, “Vinh danh công chức, viên chức tiêu biểu, xuất sắc”, “Mô hình một cửa điện tử tập trung”, “Khảo sát trực tuyến mức độ hài lòng của công dân, tổ chức đối với công chức, viên chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ TTHC và chất lượng dịch vụ hành chính công của đơn vị”, “Xác thực và sử dụng hồ sơ điện tử của công dân, cán

bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện các giao dịch hành chính”, “Thực hiện cơ chế liên kết trong giải quyết các TTHC về cấp giấy phép kinh doanh có điều kiện giữa các sở, ban, ngành”, “Dịch vụ chuyển phát nhanh kết quả giải quyết hồ sơ TTHC theo địa chỉ yêu cầu của công dân, tổ chức”… là những mô hình mới, cách làm sáng tạo, đột phá và được nhiều địa phương trong cả nước đến tham quan, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm.

Thứ sáu, Cải cách TTHC phải gắn với thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ

sở tại từng cơ quan, đơn vị; phát huy sức mạnh tập thể, tạo sự đồng thuận cao trong thực hiện, giám sát, kiểm tra, đấu tranh với các biểu hiện và hành vi quan liêu, tham nhũng, tiêu cực, tạo sự đồng tình, ủng hộ trong nhân dân. Trong đó, tuyên truyền, phổ biến, đối thoại, công khai, minh bạch kế hoạch, chương trình, nội dung hoạt động cải cách TTHC ở địa phương là việc làm rất cần thiết để thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở.

Thứ bảy, sự vào cuộc đồng bộ và tích cực của các cơ quan thông tin đại

chúng đã góp phần không nhỏ vào kết quả, hiệu quả của công tác cải cách TTHC ở các địa phương.

Thứ tám, huy động và bảo đảm kịp thời kinh phí và nguồn nhân lực cho

công tác cải cách TTHC. Không thể nâng cao hiệu quả cải cách TTHC nếu thiếu sự trang bị hệ thống CNTT hiện đại, đáp ứng yêu cầu của bộ phận một cửa liên thông hiện đại, điện tử.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Trong chương này, tác giả giới thiệu tổng quan về tình hình CCHC tại UBND thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội; thực trạng cải cách TTHC trong lĩnh vực tư pháp tại UBND thị xã. Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng cải cách TTHC trong lĩnh vực tư pháp trên địa bàn, tác giả nhận xét, đánh giá những kết quả đã đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong cải

cách TTHC trong lĩnh vực tư pháp tại UBND thị xã Sơn Tây.

Cải cách TTHC trong lĩnh vực tư pháp tại UBND thị xã Sơn Tây trong thời gian qua đã đem lại những kết quả tích cực, làm thay đổi phương thức làm việc của cơ quan HCNN ở địa phương và mối quan hệ giữa các cơ quan HCNN với tổ chức và công dân. Việc tiếp nhận, thụ lý và trả kết quả tại Bộ phận TN&TKQ tại UBND thị xã đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, ngăn chặn tình trạng hách dịch, cửa quyền, sách nhiễu nhân dân của đội ngũ CBCC.

Cải cách TTHC trong lĩnh vực tư pháp tại UBND thị xã Sơn Tây trong những năm qua tuy đã đạt được những kết quả bước đầu nhưng vẫn còn một số hạn chế:Công tác thông tin, tuyên truyền về cải cách TTHC được chú trọng thực hiện nhưng hiệu quả chưa cao; Đội ngũ cán bộ , công chức làm việc tại Bộ phận TN&TKQ của UBND thị xã chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu; Sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã trong việc giải quyết TTHC chưa thật sự có hiệu quả.

Có nhiều nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả cải cách TTHC trong lĩnh vực tư pháp tại UBND thị xã: Nhận thức, tư duy về CCHC nhà nước nói chung, cải cách TTHC nói riêng của một bộ phận không nhỏ CBCC trong các cơ quan HCNN chậm được đổi mới; Nhiều văn bản quy phạm pháp luật của cấp Trung ương và Thành phố chậm được ban hành và hướng dẫn thực hiện hoặc ban hành nhưng thiếu đồng bộ, còn chồng chéo; Cơ sở vật chất của Bộ phận TN&TKQ tại UBND thị xã tuy đã được quan tâm đầu tư nhưng vẫn chưa được đổi mới đồng bộ; Cán bộ, công chức làm việc ở Bộ phận

TN&TKQ phần lớn còn trẻ nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong quá trình giải quyết công việc, việc nắm bắt những quy định mới của pháp luật chưa kịp thời, thiếu sự cập nhật; Việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ làm việc ở Bộ phận TN&TKQ chưa được thường xuyên; Chế độ

chính sách đối với cán bộ làm việc tại Bộ phận TN&TKQ, nhất là tiền lương chưa hợp lý, chưa tạo được động cơ làm việc cho CBCC.

Trong chương 2 tác giả cũng đã nghiên cứu kinh nghiệm cải cách TTHC của một số địa phương (Thành phố Ninh Bình và quận Ngô Quyền-

Hải Phòng), qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho UBND thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội. Những bài học kinh nghiệm rất đa dạng, nếu được nghiên cứu áp dụng sẽ nâng cao hiệu quả cải cách TTHC ở UBND thị xã Sơn Tây trong những năm tới.

Phân tích và đánh giá thực trạng cải cách TTHC trong lĩnh vực tư pháp

tại UBND thị xã Sơn Tây và chỉ ra những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế là cơ sở để tác giả đề xuất phương hướng và các giải pháp nâng cao hiệu quả cải cách TTHC trong lĩnh vực tư pháp tại UBND thị xã Sơ Tây ở chương 3.

CHƯƠNG 3:

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TƯ PHÁP

TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ XÃ SƠN TÂY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 3.1. Phương hướng nâng cao hiệu quả cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tư pháp tại Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây

Cải cách TTHC gắn với việc thực hiện cơ chế “một cửa” được triển khai mạnh trong quá trình thực hiện Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2001 - 2010. Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 4-9-2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa” tại cơ quan HCNN ở địa phương đã tạo ra một cách thức giải quyết công việc hiệu quả cho công dân, tổ chức, đã thể chế hóa mối quan hệ giữa chính quyền

và công dân thông qua việc thực hiện cơ chế “một cửa”.

Có thể nhận thấy cơ chế “một cửa” là giải pháp đổi mới hữu hiệu về phương thức làm việc của cơ quan HCNN ở địa phương các cấp, nhằm tạo chuyển biến cơ bản trong quan hệ giữa cơ quan HCNN với các tổ chức và công dân, đơn giản hóa các TTHC, giảm phiền hà, chi phí, thời gian, công sức; đồng thời điều chỉnh một bước về tổ chức bộ máy và đổi mới chế độ làm việc và quan hệ công tác trong các cơ quan HCNN.

Nếu việc thực hiện cơ chế “một cửa” tạo nên đột phá đầu tiên trong cải

cách TTHC trong những năm qua thì bước đột phá tiếp theo là thực hiện cơ chế “một cửa liên thông” theo Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22-6-

2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” tại cơ quan HCNN ở địa phương. Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg được ban hành trên cơ sở tổng kết 4 năm thực hiện Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg. Ngoài việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg, Quyết định số 93/2007/ QĐ-TTg đã quy

định nhiều nội dung mới có tính hoàn thiện hơn nhằm thay đổi phương thức làm việc của cơ quan HCNN các cấp ở địa phương, giảm phiền hà, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đem lại lợi ích cho người dân và doanh nghiệp. Thực chất, cơ chế “một cửa liên thông” là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của nhiều cơ quan HCNN cùng cấp hoặc giữa các cấp hành chính từ hướng dẫn, tiếp nhận giấy tờ, hồ sơ, giải quyết đến trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối là Bộ phận TN&TKQ của cơ quan HCNN. Trên thực tế có nhiều loại hồ sơ hành chính có liên quan đến thẩm quyền giải quyết của nhiều cấp, nhiều cơ quan, phải qua nhiều đầu mối mới có kết quả cuối cùng. Cơ chế “một cửa liên thông” đặt ra yêu cầu các cơ quan nhà nước có trách nhiệm phối hợp trong quy trình xử lý hồ sơ, không để tổ chức, công dân cầm hồ sơ đi từ cơ quan này tới cơ quan khác. Người dân có nhu cầu chỉ phải nộp hồ sơ và nhận lại kết quả tại một đầu mối.

Thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” đã cơ bản thay đổi bộ mặt của các cơ quan HCNN, nâng cao chất lượng hiện đại hóa công sở hành chính theo chủ trương của Chính phủ. Ở nhiều tỉnh, thành phố, bộ phận “một cửa” đã được hiện đại hóa với việc ứng dụng CNTT, người dân, cán bộ có thể kiểm tra được quá trình giải quyết các TTHC tại Bộ phận TN&TKQ một cách thuận tiện, đơn giản qua hệ thống máy vi tính, phần mềm tra cứu thủ tục và thời gian giải quyết hồ sơ.

Phương hướng nâng cao hiệu quả cải cách TTHC, trong đó có TTHC trong lĩnh vực tư pháp bao gồm:

- Hoàn thiện các thể chế quy định thực hiện cơ chế “một cửa liên

thông” áp dụng tại UBND cấp huyện phù hợp với các điều kiện đặc thù về cơ cấu tổ chức, biên chế, cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc trên căn cứ

- Kiện toàn tổ chức và hoạt động Bộ phận TN&TKQ theo mô hình

“một cửa liên thông”cấp huyện trên cơ sở ban hành các văn bản quy phạm quy định và thiết lập các hình thức kiểm soát việc thực hiện đầy đủ, đúng quy định.

- Tiếp tục rà soát, chuẩn hóa các TTHC, loại bỏ những thủ tục, giấy tờ không cần thiết vừa đảm bảo chức năng quản lý của Nhà nước, vừa tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tổ chức và công dân. Đảm bảo tính hợp lý và khả năng thực hiện trong thực tế đối với quy định về danh mục và thời gian giải quyết

các TTHCh theo cơ chế “một cửa liên thông”tại UBND cấp huyện.

- Đảm bảo vai trò của người đứng đầu cơ quan HCNN trong công tác

quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện các quy định về cải cách TTHC theo cơ chế “một cửa liên thông”. Đây là yếu tố quyết định đảm bảo các quy định pháp luật được tuân thủ đầy đủbởi đội ngũ CBCC trong các cơ quan HCNN.

- Đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền để

CBCC và nhân dân có nhận thức đúng đắn, đầy đủ về quan điểm, chủ trương cải cách TTHC của Đảng và Nhà nước; thu hút sự tham gia của tổ chức chính trị - xã hội và công dân trong cải cách TTHC.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tư pháp tại ủy ban nhân dân thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)