Thực trạng việc thực hiện thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân thị xã

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tư pháp tại ủy ban nhân dân thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 68 - 70)

dân thị xã trước khi thực hiện cơ chế “một cửa liên thông”

Trước khi triển khai thực hiện cơ chế “một cửa liên thông”, Bộ phận

TN&TKQ tại UBND thị xã Sơn Tây có diện tích 60m2. Tại đây có sắp xếp

liên kết gồm 02 dãy nghế ngồi để tổ chức, cá nhân liên hệ giao dịch và bàn

viết để tổ chức, cá nhân ghi thông tin hồ sơ. Hệ thống quạt, điện, nước và các điều kiện khác cơ bản đảm bảo yêu cầu phục vụ công dân, tổ chức.

Bộ phận TN&TKQ có 05 tổ tiếp nhận và trả kết quả ở các lĩnh vực: - Tổ thuộc lĩnh vực Tư pháp;

- Tổ thuộc lĩnh vực Đất đai;

- Tổ thuộc lĩnh vực Đăng ký kinh doanh;

- Tổ thuộc lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Tổ thuộc lĩnh vực Kinh tế hạ tầng;

Tại Bộ phận TN&TKQ có 07 máy vi tính; 01 máy in để phục vụ công việc. Không có hệ thống mạng LAN, Internet kết nối và phần mềm tác nghiệp.

Bộ phận TN&TKQ có 07 người, gồm: 01 trưởng Bộ phận và 06 cán bộ tiếp nhận thuộc các đơn vị Văn phòng HĐND&UBND, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Tài nguyên - Môi trường, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, Phòng Lao động - Thương binh.

Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ: 06 người có trình độ đại học, 01 có

trình độ trung cấp. Phần lớn trong số họ được bố trí công việc đúng với chuyên ngành đào tạo và đã có kinh nghiệm trong công tác tiếp nhận và giải quyết các hồ sơ hành chính.

Các TTHC được công khai, niêm yết; có hòm thư, sổ góp ý theo quy định. Nhìn chung, Bộ phận TN&TKQ tại UBND thị xã hiện cơ bản đảm bảo phục vụ nhu cầu, thuận tiện cho việc liên hệ giao dịch hành chính của tổ chức và cá nhân. Tuy nhiên, trước yêu cầu CCHC nhà nước, xây dựng nền HCNN theo hướng chuyên nghiệp, trong sạch, hiện đại thì hoạt động của Bộ phận

TN&TKQ này chưa đáp ứng được yêu cầu:

- Điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu, diện tích nơi làm việc còn chật hẹp so với quy định;

chưa đáp ứng yêu cầu phát triển cũng như nhu cầu của tổ chức, cá nhân trong

thời đại công nghệ số hoá;

- Nguồn nhân lực tuy có trình độ những chưa được đào tạo bài bản về nghiệp vụ hành chính, phương pháp làm việc còn mang nặng tính thủ công, thiếu khoa học, chưa đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong việc giải quyết các yêu

cầu củacông dân, tổ chức.

2.2.2. Triển khai mô hình “một cửa liên thông” tại Uỷ ban nhân dân thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tư pháp tại ủy ban nhân dân thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)