Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tư pháp tại ủy ban nhân dân thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 93)

Thứ nhất, nhận thức, tư duy về CCHC nhà nước nói chung, cải cách TTHC nói riêng của một bộ phận không nhỏ CBCC trong cáccơ quan HCNN chậm được đổi mới, chưa thấy hết được vị trí, vai trò của cải cách TTHC, trong đó có cải cách TTHC trong lĩnh vực tư pháp. Công tác chỉ đạo, điều

hành thực hiện chương trình cải cách TTHC nói chung, cải cách TTHC trong lĩnh vực tư pháp theo cơ chế “một cửa liên thông” nói riêng ở Bộ phận TN&TKQ tại UBND thị xã chưa được quan tâm chỉ đạo chặt chẽ và thường xuyên. Lãnh đạo của một số phòng ban chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác cải cách TTHC, từ đó thiếu sự kiểm tra, đôn đốc thực hiện theo nhiệm vụ được phân công.

Thứ hai, hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh, nhiều văn bản quy phạm pháp luật của cấp Trung ương và Thành phố chậm được ban hành và hướng dẫn thực hiện hoặc ban hành nhưng thiếu đồng bộ, còn chồng chéo. Từ đó

làm cho việc triển khai giải quyết các TTHC còn gặp khó khăn, lúng túng.

Một số TTHC hiện nay còn bị thực hiện cắt khúc, thiếu tính liên thông và phối hợp trong thực hiện. Việc thiếu chặt chẽ trong xây dựng và thực hiện các TTHC là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tự do, tùy tiện của CBCC và các cơ quan HCNN trong việc giải quyết các TTHC của công dân, tổ chức.

Thứ ba, cơ sở vật chất của Bộ phận TN&TKQ tại UBND thị xã tuy đã được quan tâm đầu tư nhưng vẫn chưa được đổi mới đồng bộ. Việc xin kinh phí cho việc nâng cấp trang thiết bị cho các phòng ban, các bộ phận còn gặp nhiều khó khăn. Ứng dụng CNTT chưa được triển khai rộng khắp. Nhiều trang thiết bị làm việc bị hư hỏng không được sửa chữa, thay thế kịp thời.

Thứ tư, cán bộ, công chức làm việc ở Bộ phận TN&TKQ phần lớn còn trẻ nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong quá trình giải quyết công việc, việc nắm bắt những quy định mới của pháp luật chưa kịp thời, thiếu sự cập nhật,

nghiên cứu để vận dụng vào tình huống cụ thể nên ảnh hưởng đến việc hướng dẫn, giải thích cũng như giải quyết các TTHC cho nhân dân.

Việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ làm việc ở Bộ phận TN&TKQ chưa được thường xuyên, chưa kịp thời khen thưởng hoặc nhắc nhở các cán bộ có biểu hiện tiêu cực trong quá trình giải quyết các TTHC trong lĩnh vực tư pháp trên địa bàn thị xã.

Thứ năm, chế độ chính sách đối với cán bộ làm việc tại Bộ phận

TN&TKQ, nhất là tiền lương chưa hợp lý, chưa tạo được động cơ làm việc

cho CBCC. Khi áp dụng cơ chế “một cửa liên thông” để giải quyết các TTHC cho công dân, tổ chức, khối lượng công việc mà cán bộ công chức tại các Bộ phận TN&TKQ tăng lên rất nhiều, có những đòi hỏi cao hơn tinh thần trách

nhiệm và thái độ phục vụ, cường độ làm việc cũng cao hơn, căng thẳng hơn. Thế nhưng chế độ chính sách để khuyến khích, động viên tinh thần cho đội ngũ CBCC hiện nay vẫn rất thấp, chưa có thay đổi. Vì vậy, CBCC đi làm đấy nhưng chưa thật sự yên tâm, phấn khởi, chưa mang hết khả năng và trách nhiệm của mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

2.4. Kinh nghiệm cải cách thủ tục hành chính ở một số địa phương và bài học kinh nghiệm cho thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội

2.4.1. Kinh nghiệm cải cách thủ tục hành chính ở một số địa phương

2.4.1.1. Tại Ủy ban nhân dân thành phố Ninh Bình

Thành phố Ninh Bình là một trong những đơn vị đi đầu về triển khai cơ chế “một cửa, một cửa liên thông” tại tỉnh Ninh Bình. Ngay từ đầu năm 2003 UBND thành phố Ninh Bình đã chính thức cho hoạt động mô hình “một cửa” và đến 2007 nâng lên một bước trong cải cách TTHC bằng cơ chế “một cửa liên thông”. Hiệu quả của việc áp dụng giải quyết hồ sơ hành chính theo cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông” tại UBND thành phố Ninh Bình là không thể phủ nhận.

Qua gần 7 năm (2003-2010) triển khai cải cách TTHC theo cơ chế “một cửa”và “một cửa liên thông”; hoạt động của Trung tâm một cửa liên thông đã đi vào nề nếp, bước đầu đã giải quyết nhanh, gọn, thuận tiện với TTHC ở một số lĩnh vực đã đảm bảo đơn giản, rõ ràng, đúng pháp luật cơ bản đáp ứng được yêu cầu đề ra. Từ khi hoạt động đến nay, trung bình mỗi ngày, lượng công dân, tổ chức và doanh nghiệp đến làm việc là 120-150

lượt/người/ngày. Thời gian giải quyết các TTHC đối với yêu cầu của một lượt

khách hàng được rút ngắn, đặc biệt là trong lĩnh vực đất đai, trước đây công dân phải đi lại 12 lượt thì đến nay chỉ còn đi lại 3 lượt, cấp phép xây dựng rút ngắn từ 15 ngày xuống còn 13 ngày, đăng ký kinh doanh giảm được 1 ngày; các kiến nghị, yêu cầu hướng dẫn trình tự thủ tục được giải quyết kịp thời, tại chỗ theo tinh thần công khai, bình đẳng góp phần giảm thiểu được thời gian và công sức đi lại của người dân.

Thực hiện Chỉ thị số 34/2008/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 22/9/2008 UBND thành phố Ninh Bình đã thực hiện việc chuyển công văn, giấy tờ qua mạng Internet giữa các cơ quan cấp trên và cấp dưới tạo điều kiện thuận lợi và giảm bớt khó khăn cho cán bộ văn thư. Việc làm này góp phần tiết kiệm thời gian cũng như kinh phí in ấn văn bản, bởi chỉ cần trang văn bản gốc được đưa lên mạng thì các cơ quan, tổ chức liên quan đều có thể tải về máy tính để xem hoặc thực hiện. Cuối năm 2009, UBND thành phố Ninh Bình đã triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2000 vào hoạt động của UBND Thành phố. Đồng thời triển khai xây dựng trang Web của thành phố để công khai các TTHC, người dân chỉ cần ngồi nhà nhấn chuột, lướt web là có thể tra cứu, tìm hiểu về quy trình, thủ tục và thời gian thực hiện hành chính theo từng lĩnh vực mà thành phố đã và đang thực hiện. Bên cạnh đó, hệ thống mạng ADSL luôn ổn định, máy tính vận hành tốt, không có sự cố phức tạp kéo dài làm ảnh hưởng chung tới hệ thống.

Tại Trung tâm đã thực hiện việc niêm yết công khai thủ tục, các khoản phí, lệ phí, mẫu hoá các giấy tờ, quyền, nghĩa vụ của tổ chức, công dân, quy tắc ứng xử, trách nhiệm của CBCC trong thực thi nhiệm vụ, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong giải quyết công việc, đồng thời tạo cơ chế giám sát của tổ chức, công dân đối với hoạt động của cơ quan nhà nước. Bên cạnh đó, quy chế phối hợp hoạt động với các phòng ban chuyên môn được chặt chẽ, phù hợp với điều kiện thực tế của UBND Thành phố.

CBCC của Trung tâm đã chuyển từ hình thức hoạt động kiêm nhiệm sang chuyên trách, dưới sự quản lý của trưởng bộ phận là phó chánh Văn phòng HĐND - UBND thành phố. Trung tâm tuy vẫn thuộc sự quản lý của Văn phòng nhưng hoạt động mang tính chất độc lập, có cơ cấu chặt chẽ, rõ ràng. Trình độ, năng lực nhận thức của CBCC phụ trách các lĩnh vực được nâng cao và chuyên nghiệp hơn, có khả năng giao tiếp ứng xử khéo léo, đúng mực. Hàng năm, các CBCC Trung tâm đều được tập huấn và bồi dưỡng để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Ngoài ra, CBCC làm việc tại Trung tâm được trang bị đồng phục, đeo thẻ, được trang bị các phương tiện làm việc hiện đại và trợ cấp đặc biệt (500.000 đồng/ tháng). Chính vì vậy, đã động viên được tinh thần làm việc của họ, thái độ, tác phong, trách nhiệm với công việc được nâng cao. Cùng với cải cách TTHC ban lãnh đạo UBND thành phố cũng tăng cường công tác kỷ luật, kỷ cương hành chính.

2.4.1.2. Tại Ủy ban nhân dân quận Ngô Quyền – thành phố Hải Phòng

Cơ chế “một cửa” là một trong số những sản phẩm, thành quả rõ nét nhất của công cuộc cải cách TTHC tại Việt Nam. Với những biểu hiện: TTHC

rõ ràng, công khai các thủ tục và quy trình giải quyết, nhận và trả hồ sơ tại “một cửa”, giải quyết đúng hạn với thái độ chu đáo, hòa nhã… Kể từ khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 181/2003/QĐ-TTg ngày 04 tháng 09

năm 2003 về việc ban hành quy chế “một cửa” tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương và Quyết định 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 về việc

ban hành quy chế thực hiện cơ chế “một cửa liên thông” tại cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, cơ chế “một cửa, một cửa liên thông” đã đi vào cuộc sống và trở nên phổ biến.

Quận Ngô Quyền – Hải Phòng là một trong những địa phương đi đầu trong công tác cải cách thủ tục hành với mô hình “một cửa” theo hướng hiện đại. Ngày 25/9/2006 bộ phận “một cửa” chính thức được thành lập. Điều đó mang lại hiệu quả không nhỏ trong cải cách TTHC cũng như đáp ứng nhu cầu của công dân. Gọi là “một cửa” hiện đại vì: Cơ sở vật chất được trang bị đồng bộ hiện đại với hệ thống máy tính hiện đại cấu hình cao, hệ thống xếp hàng tự động, hệ thống camera giám sát hoạt động… Đặc biệt đã ứng dụng quy trình ISO 9001: 2000 trong quản lý hành chính, ứng dụng Công nghệ thông tin vào trong điều hành tác nghiệp. Đây là công cụ quan trọng tạo ra sự đột phá trong cải cách thủ tục. Có thể nói, đó là mô hình hiện đại, rất có hiệu quả trong giải quyết công việc và được các ngành, các cấp và nhân dân ghi nhận. Bộ phận “một cửa” hoạt động theo nguyên tắc độc lập chuyên trách. CBCC làm việc tại bộ phận “một cửa” được tuyển chọn là các cán bô, công chức công tâm thạo việc. Việc ứng dụng các quy trình ISO 9001 vào giải quyết hồ sơ đã tạo ra sự liên thông giữa các phòng ban. Công việc của người dân được giải quyết tại bộ phận “một cửa” không phải đi lại nhiều nơi như trước. Thời gian giải quyết được rút ngắn, đảm bảo thuận lợi, nhanh chóng, đúng hẹn. Mọi thủ tục, phí, lệ phí, thời gian giải quyết đều được công khai minh bạch, đem lại được sự hài lòng cho người dân.

2.4.2. Bài học kinh nghiệm choỦy ban nhân dân thị xã Sơn Tây

Những kết quả cải cách TTHC trong những năm qua đã cho thành phố Hà Nội nói chung, thị xã Sơn Tây nói riêng những bài học kinh nghiệm quý báu, đó là:

cấp, các ngành. Đây là yếu tố tiên quyết dẫn đến thành công trong công tác CCHC nói chung và cải cách TTHC nói riêng ở các địa phương. Thiếu sự chỉ đạo quyết liệt và quyết tâm của cả hệ thống chính trị cải cách TTHC không thể đi đến thành công.

Sự quan tâm lãnh đạo của Thành ủy, HĐND, UBND đối với công tác CCHC được cụ thể hoá bằng nhiều chỉ thị về đẩy mạnh cải cách TTHC, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, xây dựng đội ngũ CBCCVC đáp ứng yêu cầu mới. Các chỉ thị tập trung cải cách công vụ, công chức, định hướng cụ thể cho CBCCVC và người lao động thực hiện nội dung các chuẩn mực về trách

nhiệm, chuyên nghiệp, trung thực, kỷ cương, gương mẫu và chống quan liêu, tiêu cực, bệnh hình thức trong cải cách TTHC.

Thứ hai, để có được những kết quả, sản phẩm cụ thể như mong muốn

về cải cách TTHC phải thực sự quan tâm và coi trọng đến yêu cầu về thời gian, nội dung và chất lượng của việc xây dựng kế hoạch thực hiện cải cách TTHC từ thành phố đến các sở ban ngành, quận huyện và phường xã.

Thứ ba, công tác theo dõi, giám sát, kiểm tra, thanh tra về cải cách

TTHC phải được tiến hành thường xuyên, có thể lặp đi lặp lại ở những đơn vị còn nhiều hạn chế, yếu kém nhằm tạo kết quả chuyển biến thực sự và rõ nét về kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao năng lực quản lý, điều hành và chất lượng cung ứng dịch vụ công.

Thứ tư, cần phải có nhiều giải pháp tạo động lực làm việc, khuyến khích,

động viện kịp thời những tấm gương người tốt, việc tốt, xử lý kịp thời, nghiêm minh những biểu hiện tiêu cực, tạo chuyển biến tích cực ở mỗi cấp chính quyền và tại từng cơ quan, đơn vị thực hiện cải cách TTHC.

Thứ năm, trong công tác cải cách TTHC cần phải xác định rõ trọng tâm,

trọng điểm và tạo được điểm nhấn trong từng thời đoạn và thời điểm; có giải pháp cụ thể, xây dựng mô hình mới, tạo ra hiệu ứng và có sức lan tỏa mạnh.

Cuộc vận động 3 hơn - nhanh hơn, hợp lý hơn, thân thiện hơn trong cải cách hành chính”, “Thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý”,“Mô hình đánh giá công chức theo kết quả việc làm ”, “Vinh danh công chức, viên chức tiêu biểu, xuất sắc”, “Mô hình một cửa điện tử tập trung”, “Khảo sát trực tuyến mức độ hài lòng của công dân, tổ chức đối với công chức, viên chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ TTHC và chất lượng dịch vụ hành chính công của đơn vị”, “Xác thực và sử dụng hồ sơ điện tử của công dân, cán

bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện các giao dịch hành chính”, “Thực hiện cơ chế liên kết trong giải quyết các TTHC về cấp giấy phép kinh doanh có điều kiện giữa các sở, ban, ngành”, “Dịch vụ chuyển phát nhanh kết quả giải quyết hồ sơ TTHC theo địa chỉ yêu cầu của công dân, tổ chức”… là những mô hình mới, cách làm sáng tạo, đột phá và được nhiều địa phương trong cả nước đến tham quan, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm.

Thứ sáu, Cải cách TTHC phải gắn với thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ

sở tại từng cơ quan, đơn vị; phát huy sức mạnh tập thể, tạo sự đồng thuận cao trong thực hiện, giám sát, kiểm tra, đấu tranh với các biểu hiện và hành vi quan liêu, tham nhũng, tiêu cực, tạo sự đồng tình, ủng hộ trong nhân dân. Trong đó, tuyên truyền, phổ biến, đối thoại, công khai, minh bạch kế hoạch, chương trình, nội dung hoạt động cải cách TTHC ở địa phương là việc làm rất cần thiết để thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở.

Thứ bảy, sự vào cuộc đồng bộ và tích cực của các cơ quan thông tin đại

chúng đã góp phần không nhỏ vào kết quả, hiệu quả của công tác cải cách TTHC ở các địa phương.

Thứ tám, huy động và bảo đảm kịp thời kinh phí và nguồn nhân lực cho

công tác cải cách TTHC. Không thể nâng cao hiệu quả cải cách TTHC nếu thiếu sự trang bị hệ thống CNTT hiện đại, đáp ứng yêu cầu của bộ phận một cửa liên thông hiện đại, điện tử.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Trong chương này, tác giả giới thiệu tổng quan về tình hình CCHC tại UBND thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội; thực trạng cải cách TTHC trong lĩnh vực tư pháp tại UBND thị xã. Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng cải cách TTHC trong lĩnh vực tư pháp trên địa bàn, tác giả nhận xét, đánh giá những kết quả đã đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong cải

cách TTHC trong lĩnh vực tư pháp tại UBND thị xã Sơn Tây.

Cải cách TTHC trong lĩnh vực tư pháp tại UBND thị xã Sơn Tây trong thời gian qua đã đem lại những kết quả tích cực, làm thay đổi phương thức làm việc của cơ quan HCNN ở địa phương và mối quan hệ giữa các cơ quan HCNN với tổ chức và công dân. Việc tiếp nhận, thụ lý và trả kết quả tại Bộ phận TN&TKQ tại UBND thị xã đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, ngăn chặn tình trạng hách dịch, cửa quyền, sách nhiễu nhân dân của đội ngũ CBCC.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tư pháp tại ủy ban nhân dân thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)