quyền giải quyết của ủy ban nhân dân cấp huyện
Căn cứ Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch và Quyết định số 4322/QĐ-UBND ngày 01/10/2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc công bố TTHC mới ban hành/TTHC được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế TTHC bị hủy bỏ trong lĩnh vực Tư pháp thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp, UBND cấp huyện, UBND cấp xã trên địa bàn Thành phố Hà Nội thì thẩm quyền giải quyết các TTHC trong lĩnh vực tư pháp của Sở Tư pháp, UBND cấp huyện được quy định như sau:
* Thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của Sở Tư pháp:
- Bổ sung và cải chính hộ tịch;
- Cấp bản sao các giáy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch;
- Cấp lại bản chính giấy khai sinh;
- Điều chỉnh nội dung sổ hộ tịch và các giấy tờ hộ tịch khác;
- Thay đổi họ, tên, chữ đệm trong giấy khai sinh;
- Xác định lại dân tộc, giới tính;
- Bổ sung, cải chính hộ tịch có yếu tố nước ngoài;
- Cấp lại bản chính giấy khai sinh có yếu tố nước ngoài;
- Xác định lại dân tộc, giới tính có yếu tố nước ngoài;
- Đăng ký kết hôn, đăng ký lại kết hôn có yếu tố nước ngoài;
- Đăng ký khai sinh, đăng ký lại khai sinh có yếu tố nước ngoài;
- Ghi vào sổ đăng ký khai sinh của công dân Việt Nam và sổ đăng ký kết hôn của công dân Việt Nam đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài;
- Đăng ký việc nhận con, cha, mẹ có yếu tố nước ngoài;
- Đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài...
Và các lĩnh vực quốc tịch, lý lịch tư pháp, trợ giúp pháp lý, bán đấu giá tài sản, khiếu nại, tố cáo.
* Thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện:
- Lĩnh vực hộ tịch:
+ Cấp lại bản chính giấy khai sinh;
+ Cấp lại bản sao giấy tờ hộ tịch từ Sổ hộ tịch;
+ Đăng ký thay đổi hộ tịch cho người từ 14 tuổi trở lên; + Cải chính hộ tịch cho người từ 14 tuổi trở lên;
+ Xác định lại dân tộc, giới tính có yếu tố nước ngoài;
+ Bổ sung hộ tịch;
+ Điều chỉnh nội dung trong Sổ hộ tịch và Giấy tờ hộ tịch khác. - Lĩnh vực chứng thực:
+ Chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài và giấy tờ, văn bản song ngữ;
+ Chứng thực chữ ký nguwòi dịch trong giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt và từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài;
+ Chứng thực chữ ký/điểm chỉ trong giấy tờ, văn bản tiếng Việt;
+ Chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài; văn bản, giấy tờ song ngữ và giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Trong chương 1, tác giả đã nghiên cứu cơ sở lý luận về TTHC, cải cách
TTHC trong lĩnh vực tư pháp; khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc thực hiện cơ
chế “một cửa”, “một cửa liên thông”; yêu cầu đối với cải cách TTHC theo cơ chế “một cửa” trong lĩnh vực tư pháp; quy trình tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả hồ sơ hành chính theo cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” và các
quy định về TTHC trong lĩnh vực tư pháp thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện.
Đối với cải cách TTHC: phải thực sự quan tâm và coi trọng đến yêu cầu về thời gian, nội dung và chất lượng của việc xây dựng kế hoạch thực hiện cải cách TTHC từ thành phố đến các sở ban ngành, quận huyện và phường, xã; Công tác theo dõi, giám sát, kiểm tra, thanh tra về cải cách TTHC phải được tiến hành thường xuyên, hiệu quả; cần phải có nhiều giải pháp tạo động lực làm việc, khuyến khích, động viện kịp thời những tấm gương người tốt, việc tốt, xử lý kịp thời, nghiêm minh những biểu hiện tiêu cực; Cần xây dựng nhiều mô hình, cách làm phù hợp, thiết thực và hiệu quả, được tuyên truyền phổ biến, nhân rộng; Cải cách TTHC phải gắn với thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại từng cơ quan, đơn vị; Phát huy sức mạnh tập thể, tạo sự đồng thuận cao trong thực hiện, giám sát, kiểm tra, đấu tranh với các biểu hiện và hành vi quan liêu, tham nhũng, tiêu cực, tạo sự đồng tình, ủng hộ trong nhân dân; Sự vào cuộc đồng bộ và tích cực của các cơ quan thông tin đại chúng đã góp phần không nhỏ vào kết quả, hiệu quả của công tác cải cách TTHC ở các địa phương; Huy động và bảo đảm kịp thời kinh phí và nguồn nhân lực cho công tác cải cách TTHC.
Nội dung chương 1 là cơ sở khoa học để tác giả nghiên cứu, phân tích,
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TƯ PHÁP TẠI UỶ BAN NHÂN DÂN THỊ XÃ SƠN TÂY, THÀNH
PHỐ HÀ NỘI
2.1. Tổng quan về tình hình cải cách hành chính tại Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội
2.1.1. Đặc điểm chung về điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế - xã hộicủa thị xã Sơn Tây kinh tế - xã hộicủa thị xã Sơn Tây
* Đặc điểm chung về điều kiện tự nhiên:
Sơn Tây là thị xã trực thuộc thủ đô Hà Nội. Do địa bàn sinh tụ nên địa danh này luôn là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội của khu vực phía Tây Bắc Thủ đô.
Tây Sơn Tây là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, nơi đã sinh ra hai vị vua
anh hùng dân tộc là Phùng Hưng và Ngô Quyền, người đã có công chống giặc ngoại xâm chấm dứt 1.000 năm Bắc thuộc, mở ra thời kỳ độc lập tự chủ cho dân tộc Việt Nam.
Thị xã Sơn Tây nằm ở phía hữu ngạn sông Hồng, phía Đông giáp huyện Phúc Thọ, phía Tây giáp huyện Ba Vì, phía Nam giáp huyện Thạch Thất, phía Bắc giáp huyện Vĩnh Tường (tỉnh Vĩnh Phúc).
Diện tích: khoảng 113,46 km² (11.346,85ha); Dân số: 181.000 người (năm 2010).
Theo Nghị quyết của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 3 ngày 29/5/2008, từ ngày 1/8/2008, cùng với toàn bộ tỉnh Hà Tây, thành phố Sơn Tây được sáp
nhập về thủ đô Hà Nội.
Ngày 8/5/2009, Chính phủ ra Nghị quyết số 19/NQ-CP về việc chuyển thành phố Sơn Tây thành thị xã Sơn Tây thuộc thành phố Hà Nội.
Hình 2.1. Vị trí địa lý của thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội
Thị xã Sơn Tây hiện có 15 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 9 phường: Lê Lợi, Quang Trung, Phú Thịnh, Ngô Quyền, Sơn Lộc, Xuân Khanh, Trung Hưng,Viên Sơn, Trung Sơn Trầm và 6 xã: Đường Lâm, Thanh Mỹ, Xuân Sơn, Kim Sơn, Sơn Đông, Cổ Đông.
Thị xã Sơn Tây là nơi có nhiều trường đại học và cao đẳng, đặc biệt là các trường quân sự như: Học viện Quân y, Học viện Hậu cần, Đại học Trần Quốc Tuấn, Học viện Phòng không – Không quân, Học viện Biên phòng,
Trường Sĩ quan Phòng hóa, Trường Sĩ quan Pháo binh.
Thị xã Sơn Tây có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng như thành cổ Sơn Tây, đến thờ Phùng Hưng, Lăng Ngô Quyền, Đền thờ thám hoa Giang Văn Minh, Chùa Mía, lễ hội đền Và, làng Việt cổ đá ong Đường Lâm, Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam ở Đồng Mô.
* Về tình hình phát triển kinh tế - xã hội:
tăng trưởng bình quân đạt 15% năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh, công
nghiệp - xây dựng chiếm 48%, thương mại - dịch vụ chiếm 39,4%, nông - lâm
nghiệp chiếm 12,6%; thu nhập bình quân đầu người đạt 11,2 triệu đồng/năm. Năm 2008 -2014, tốc độ tăng trưởng GDP đạt xấp xỉ 16%.
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng: Bình quân trong 5 năm
(2008 - 2012) tăng 13,86%; 3 năm gần đây, tăng trưởng bình quân đạt 17,6%, ngành cơ khí, sản xuất nguyên vật liệu... tăng 18 - 25%. Hiện thị xã Sơn Tây có 90 dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư 1.000 tỷ đồng, trong đó có 42 dự án đã đi vào hoạt động thu hút gần 4.000 lao động địa phương.
Thương mại - dịch vụ:Tốc độ tăng trưởng bình quân 17,5%; trong 3
năm gần đây tăng 20,3%. Hiện nay, trên địa bàn thị xã Sơn Tây có hơn 208 doanh nghiệp, tổ chức tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh.
Về du lịch:Sơn Tây đã và đang được khai thác hiệu quả, thu hút được
đông khách du lịch trong và ngoài nước với các điểm du lịch nổi tiếng như hồ Đồng Mô, Làng cổ Đường Lâm, Thành cổ Sơn Tây, Đền Và, Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam.
Về nông nghiệp: Tỷ trọng cơ cấu ngành nông nghiệp giảm mạnh từ
19% năm 2004 còn 12% năm 2010. Giá trị 1ha canh tác năm 2010 đạt 52
triệu đồng (năm 2004 đạt 26 triệu đồng). Kinh tế trang trại và hộ gia đình phát triển mạnh đem lại hiệu quả cao; Hiện nay trên địa bàn thị xã có 168 trang trại (trang trại lâm nghiệp, kết hợp chăn nuôi; cây ăn quả; nuôi trồng thủy sản), trong đó 94 trang trại chăn nuôi công nghiệp, nhiều trang trại lợi nhuận từ 200
- 500 triệu đồng/năm.
Về làng nghề: Sơn Tây có 2 làng nghề đã được công nhận làng nghề
truyền thống là: làng nghề gốm Phú Nhi ở phường Phú Thịnh, làng nghề Thêu ren Ngọc Kiên xã Cổ Đông. Ngoài ra, còn một làng nghề truyền thống đang được khôi phục là nghề bánh tẻ Phú Nhi (phường Phú Thịnh). 8 làng nghề mới đang được phát triển gồm các nghề thêu ren, sinh vật cảnh, mộc, đan lát,
đóng giầy, tơ tằm,… tập trung ở các xã Cổ Đông, Trung Sơn Trầm, Sơn Đồng, Đường Lâm, phường Xuân Khanh…
Về giáo dục:Chất lượng giáo dục và đào tạo của thị xã Sơn Tây luôn
được nâng cao với 99% giáo viên các cấp học đạt chuẩn và trên chuẩn. Số học sinh giỏi và học sinh thi đỗ đại học, cao đẳng hàng năm đạt 30%.
Về y tế:Chất lượng đội ngũ cán bộ y tế của thị xã Sơn Tây được từng
bước nâng cao, cơ sở vật chất tuyến cơ sở từng bước được đầu tư hiện đại.
Công tác y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân được chăm lo và ngày càng
phát triển.
2.1.2. Tình hình cải cách hành chính tại Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội Sơn Tây, Thành phố Hà Nội
2.1.2.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo
Thực hiện Quyết định số 137/QĐ-UBND ngày 28/1/2013 của UBND
thành phố Hà Nội về kế hoạch CCHC giai đoạn 2013 - 2016, UBND thị xã Sơn Tây đã triển khai công tác CCHC cho giai đoạn này.
Hàng năm UBND thị xã luôn tổ chức tuyên truyền, quán triệt Quyết định của UBND Thành phố Hà Nội về kế hoạch CCHC nhà nước, như Quyết định số 2953/QĐ-UBND ngày 24/12/2014 của UBND Thành phố Hà Nội “Ban hành kế hoạch CCHC nhà nước Thành phố Hà Nội năm 2015”.
UBND thị xã đã xây dựng chuyên mục “Cải cách hành chính” phát sóng 2 số/tháng và được phát trên đài phát thanh thị xã và đài phát thanh truyền hình phường.
UBND thị xã cũng đã xây dựng chương trình nhằm phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thểtrong công tác tuyên truyền, vận động hội viên, nhân dân
tham gia đóng góp ý kiến cho các hoạt động CCHC trên địa bàn.
UBND thị xã luôn bám sát các chương trình, kế hoạch CCHC của UBND thành phố, ban hành nhiều văn bản quản lý để triển khia thực hiện các
kế hoạch kiểm soát TTHC năm 2015 trên địa bàn thị xã Sơn Tây”; Kế hioạch số 22/KH-UBND ngày 22/01/2015 “Công tác CCHC năm 2015”; Kế hoạch số 20/KH-UBND ngày 21/01/1015 “Triển khai ứng dụng CCTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước thị xã Sơn tây; Kế hoạch số 60/KH-UBND ngày 20/3/1015 về việc triển khai thưucj hiện đề án xác định chỉ số CCHC theo Quyết định số 501/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hà Nội; Quyết định số 279/QĐ-UBND ngày 10/4/2015 về việc ban hành bộ tiêu chí đánh giá CCHC của UBND các xã, phường…
UBND thị xã quan tâm chỉ đạo việc thực hiện các văn bản QPPL.
Thông qua nhiều hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn thị xã với việc thường xuyên cập nhật các văn bản QPPL của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nên các văn bản QPPL có hiệu lực đều được tổ chức thực hiện nghiêm túc nhằm không ngừng nâng cao ý thức pháp luật của người dân, giữ vững trật tự an ninh xã hội, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
UBND thị xã thực hiện nghiêm túc việc tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện CCHC trên địa bàn: Báo cáo số 31/BC-UBND nagỳ 11/3/2016 “Kết quả triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác CCHC nhà nước 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2016”; Báo cáo số 85/BC-UBND
ngày 03/6/2016 “Tình hình thực hiện công tác kiểm soát TTHC 6 tháng đầu năm 2016 trên địa bàn thị xã Sơn Tây”; Báo cáo số 105/BC-UBND ngày
25/6/2015 “Sơ kết công tác CCHC nhà nước giai đoạn I (2011 – 2015) và đề xuất phương hướng, nhiệm vụ CCHC nhà nước giai đoạn II (2016 – 2020).
2.1.2.2. Cải cách thể chế
Xây dựng và ban hành các văn bản QPPL
Công tác cải cách thể chế tiếp tục được triển khai thực hiện nhằm không ngừng nâng cao chất lượng công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Nhìn chung, công tác soạn thảo, ban hành văn bản QPPL
của HĐND, UBND thị xãcơ bản đúng trình tự, thủ tục, nội dung, thẩm quyền theo quy định của pháp luật, góp phần nâng cao chất lượng văn bản, bảo đảm các văn bản ban hành nhanh chóng đi vào cuộc sống và nâng cao hiệu quả trong quản lý nhà nước.
Công tác rà soát văn bản QPPL:
UBND thị xã chỉ đạo phòng Tư pháp tiến hành rà soát toàn bộ văn bản do HĐND, UBND huyện ban hành từ năm 2010 đến năm 2015. Qua rà soát
1.541 văn bản do HĐND, UBND thị xã ban hành cho thấy phần lớn các văn bản được ban hành đều đảm bảo các yêu cầu về tính hợp pháp và tính hợp lý, có 08 văn bản QPPL và 07 văn bản đang còn hiệu lực thi hành; 01 văn bản đã hết hiệu lực thi hành.
Công tác tự kiểm tra và kiểm tra văn bản QPPL:
UBND thị xã giao phòng Tư pháp thực hiện tự kiểm tra các văn bản
QPPL do UBND thị xã ban hành. Tiến hành kiểm tra 119 văn bản do HĐND cấp xã ban hành. Qua kiểm tra, đã phát hiện một số sai sót về nội dung, kỹ thuật trình bày văn bản, viện dẫn căn cứ thiếu chính xác. Cụ thể: có 34 văn bản vi phạm về căn cứ pháp lý; 29 văn bản có nội dung không đúng quy định và 98 văn bản sai thể thức, kỹ thuật trình bày. Sau kiểm tra, có thông báo kết quả kiểm tra và chấn chỉnh xử lý kịp thời.
2.1.2.3. Cải cách thủ tục hành chínhtheo cơ chế “một cửa”
UBND thị xã đãban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các phòng, ban, đơn vị thuộc UBND thị xã thực hiện nhiệm vụ kiểm soát các TTHC,
niêm yết công khai nội dung, địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính.
UBND các xã, thị trấn thực hiện nhiệm vụ kiểm soát TTHC, trong đó có nội dung rà soát, đơn giản hóa TTHC. Hiện nay, các phòng, ban, đơn vị, UBND xã, thị trấn vừa thực hiện các TTHC do UBND Thành phố ban hành,