CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 1 Đối tượng phải có cam kết bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật Môi trường (Trang 73 - 76)

1. Đối tượng phải có cam kết bảo vệ mơi trường

- Dự án đầu tư có tính chất, quy mơ, cơng suất khơng thuộc danh mục hoặc dưới mức quy định của danh mục các dự án bắt buộc phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.

- Các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư nhưng có phát sinh chất thải sản xuất.

2. Nội dung Bản cam kết bảo vệ môi trường

- Giới thiệu tóm tắt về dự án, gồm: Tên và địa chỉ của chủ dự án; tên và địa điểm thực hiện dự án; quy mô, công suất, công nghệ sản xuất; lượng, chủng loại nguyên liệu, nhiên liệu tiêu thụ trong quá trình thực hiện dự án. Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ của các thông tin, số liệu kê khai;

- Các loại chất thải phát sinh: Tải lượng tối đa, nồng độ tối đa của từng loại chất thải, nếu có;

- Cam kết thực hiện các biện pháp giảm thiểu, xử lý chất thải và tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

3. Hồ sơ đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường

Hồ sơ đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường bao gồm: - Bản cam kết bảo vệ môi trường;

- Dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi) hoặc phương án sản xuất, kinh doanh.

4. Thời điểm đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường

- Đối với dự án thăm dị, khai thác khống sản, chủ dự án phải đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường trước khi đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp, điều chỉnh giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác.

- Đối với dự án thăm dị dầu khí, chủ dự án phải đăng ký bản cam kết bảo vệ mơi trường trước khi khoan thăm dị.

- Đối với dự án đầu tư có hạng mục xây dựng cơng trình thuộc đối tượng phải xin giấy phép xây dựng, chủ dự án phải đăng ký bản cam kết bảo

vệ mơi trường trước khi đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp, điều chỉnh giấy phép xây dựng.

- Đối với các dự án, hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng trên, chủ dự án hoặc chủ cơ sở phải đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường trước khi thực hiện đầu tư, sản xuất, kinh doanh.

5. Tổ chức đăng ký bản cam kết bảo vệ mơi trường

Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức việc đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường. Trong các trường hợp sau đây, Ủy ban nhân dân cấp huyện có thể ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức việc đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường:

- Hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nằm trên địa bàn một (01) xã, không thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi);

- Dự án đầu tư nằm trên địa bàn một (01) xã, không phát sinh chất thải trong quá trình triển khai thực hiện.

Đối với dự án đầu tư, hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thực hiện trên địa bàn từ hai (02) huyện trở lên, chủ dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh được thực hiện việc đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường tại một trong các Ủy ban nhân dân cấp huyện, nơi thuận lợi nhất cho chủ dự án, chủ cơ sở.

Đối với dự án đầu tư thực hiện trên vùng biển chưa xác định được cụ thể trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện, chủ dự án thực hiện việc đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đăng ký xử lý, thải bỏ chất thải của dự án. Trường hợp dự án khơng có chất thải phải đưa vào đất liền để tái chế, tái sử dụng, xử lý, thải bỏ, chủ dự án không phải thực hiện việc đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường.

Chương 5

PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SỐT Ơ NHIỄM MƠI TRƯỜNG KHƠNG KHÍ, NƯỚC, RỪNG MƠI TRƯỜNG KHƠNG KHÍ, NƯỚC, RỪNG

A. PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SỐT Ơ NHIỄM KHƠNG KHÍ I. KHƠNG KHÍ VÀ Ơ NHIỄM KHƠNG KHÍ I. KHƠNG KHÍ VÀ Ơ NHIỄM KHƠNG KHÍ

Trong quá trình hoạt động của mình con người đã gây ra nhiều tác động tiêu cực cho môi trường như: hoạt động công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải, hoạt động sinh hoạt – tiêu dùng. Các tác động tiêu cực này dẫn đến hệ quả là ô nhiễm khơng khí. Ơ nhiễm khơng khí được hiểu là sự thay đổi lớn trong thành phần của khơng khí hoặc có sự xuất hiện các khí lạ làm cho khơng khí khơng sạch, có sự tỏa mùi, làm giảm tầm nhìn xa, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người và sinh vật55. Mặc dù định nghĩa này khơng giới hạn ơ nhiễm khơng khí chỉ do con người gây ra nhưng người ta vẫn thường xun chỉ nói về nó. Những chất khơng mong muốn này có thể gây tác hại cho sức khỏe con người, sinh vật, mơi trường tồn cầu. Rất nhiều vật chất độc hại đã xâm nhập vào bầu khí quyển từ những nguồn phát thải vượt quá khả năng kiểm soát của con người và tập trung phần lớn ở những nơi dân cư đông đúc, đặc biệt là những quốc gia, những thành phố công nghiệp phát triển.

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển và có rất nhiều tỉnh, thành phố phát triển mạnh về công nghiệp nên mức độ ô nhiễm mơi trường khơng khí ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt là ở ba vùng trọng điểm phát triển kinh tế: Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, TP. Hồ Chí Minh – Biên Hịa – Vũng Tàu, Đà Nẵng – Nha Trang – Quảng Ngãi. Chất thải do cơng nghiệp có nồng độ chất độc hại rất cao và tập trung trong khoảng không gian hẹp, thường là hỗn hợp khí và hơi độc hại. Các ngành công nghiệp cơ bản gây ô nhiễm: Cơng nghiệp năng lượng sử dụng nhiên liệu chính là than đá và đã thải vào môi trường hàng triệu tấn CO2, hàng trăm ngàn tấn SO2 và lượng

55 William J.Morz – Air pollution, printed in USA, 1989

bụi khổng lồ; cơng nghiệp hóa chất; cơng nghiệp luyện kim; cơng nghiệp cơ khí; cơng nghiệp vật liệu xây dựng…

Bên cạnh đó, ơ nhiễm mơi trường khơng khí cịn xuất phát từ giao thông vận tải (máy bay, ô tô, tàu hỏa, tàu thủy…), từ sinh hoạt (đun bếp, lò sưởi, máy điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh…).

Từ tất cả những nguyên nhân gây ô nhiễm trên thì phương thuốc được đưa ra đối với các nước phát triển cơng nghiệp trong đó có Việt Nam là kiểm sốt sự phát thải ơ nhiễm khơng khí một cách nghiêm ngặt. Kiểm sốt ơ nhiễm khơng khí được hiểu là các hoạt động do các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân tiến hành để bảo vệ khơng khí khỏi những tác động bất lợi từ phía con người và những biến đổi bất thường của thiên nhiên, cụ thể:

- Kiểm sốt ơ nhiễm khơng khí thơng qua việc xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện hệ thống tiêu chuẩn mơi trường khơng khí;

- Kiểm sốt ơ nhiễm khơng khí thơng qua hoạt động phòng chống, khắc phục ơ nhiễm khơng khí, sự cố mơi trường khơng khí;

- Kiểm sốt ơ nhiễm khơng khí thơng qua việc kiểm sốt chặc chẽ các nguồn thải vào khơng khí;

- Kiểm sốt ơ nhiễm khơng khí thơng qua một hệ thống cơ quan kiểm soát được tổ chức chặc chẽ từ trung ương đến địa phương.

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật Môi trường (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)