Công ước Luật Biển 1982 của Liên Hiệp Quốc Việt Nam trở thành thành viên ngày 5/7

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật Môi trường (Trang 121 - 122)

I. TỔNG QUAN CÁC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VỀ MÔI TRƯỜNG

6. Công ước Luật Biển 1982 của Liên Hiệp Quốc Việt Nam trở thành thành viên ngày 5/7

thành viên ngày 5/71994

Công ước Luật Biển 1982 được xem là Hiến chương của thế giới về biển và đại dương. Những quy định của Công ước này đã tạo ra một khung pháp lý tương đối toàn diện nhằm điều chỉnh việc giữ gìn, bảo vệ mơi trường biển.

Lần đầu tiên một công ước quốc tế đã đưa ra định nghĩa về ô nhiễm biển và các nguồn gây ơ nhiễm chính là ơ nhiễm bắt nguồn từ đất, ơ nhiễm do các hoạt động liên quan đến đáy biển thuộc quyền tài phán quốc gia gây ra như khoan khai thác dầu khí…, ơ nhiễm do các hoạt động tiến hành tại đáy biển cả và lòng đất đáy biển cả gây ra, ô nhiễm do sự nhận chìm, ơ nhiễm do tàu biển gây ra ơ nhiễm có nguồn gốc từ khí quyển.

Để có thể ngăn ngừa ơ nhiễm biển, các quốc gia thành viên phải có nghĩa vụ:

- Ban hành các quy định pháp luật cần thiết, đồng thời thi hành các biện pháp để ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển do bất cứ nguyên nhân ô nhiễm nào gây ra;

- Thi hành mọi biện pháp cần thiết để các hoạt động thuộc quyền tài phán hay quyền kiểm sốt của mình khơng gây tác hại do ơ nhiễm của các quốc gia khác hay cho môi trường của họ và để cho nạn ô nhiễm nảy sinh từ tai nạn hay các hoạt động thuộc quyền tài phán hay quyền kiểm sốt của mình khơng lan ra ngồi các khu vực mà mình thi hành các quyền thuộc chủ quyền theo Công ước;

- Giám sát trực tiếp hoặc qua trung gian của các tổ chức quốc tế có thẩm quyền để giám sát, đo đạc đánh giá và phân tích bằng phương pháp khoa học được thừa nhận các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường biển hay ảnh hưởng của vụ ơ nhiễm đó;

- Hợp tác trực tiếp hoặc qua trung gian các tổ chức quốc tế có thẩm quyền nhằm đẩy mạnh công tác nghiên cứu, thực hiện các chương trình nghiên cứu kế hoạch và khuyến khích việc trao đổi các thơng tin và dữ kiện về ô nhiễm môi trường biển;

- Giúp đỡ các quốc gia đang phát triển trong các lĩnh vực khoa học và kỹ thuật nhằm ngăn ngừa, chế ngự và hạn chế ô nhiễm môi trường biển tới mức tối đa.

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật Môi trường (Trang 121 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)