Chủ thể, nội dung của tranh chấp môi trường

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật Môi trường (Trang 103 - 104)

II. NỘI DUNG PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT SUY THOÁI RỪNG 1 Quyền hạn, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo vệ rừng

2. Chủ thể, nội dung của tranh chấp môi trường

Chủ thể của tranh chấp mơi trường chính là các bên tham gia vào quan hệ tranh chấp môi trường. Tùy thuộc vào nội dung, tính chất, phương thức giải quyết tranh chấp môi trường mà chúng ta xác định chủ thể của tranh chấp môi trường. Theo quy định của pháp luật hiện hành, tranh chấp môi trường thường phát sinh giữa các chủ thể sau:

- Tổ chức, cá nhân sử dụng thành phần mơi trường có tranh chấp với nhau;

- Giữa tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng các thành phần môi trường và tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cải tạo, phục hồi khu vực mơi trường bị ô nhiễm, suy thối, bồi thường thiệt hại về mơi trường.

Việc xác định các chủ thể chủ tranh chấp mơi trường có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc giải quyết tranh chấp môi trường. Điều này được thể hiện ở các khía cạnh:

- Thứ nhất, xác định đúng chủ thể của tranh chấp môi trường sẽ xác định

được tư cách pháp lý tham gia vào q trình giải quyết tranh chấp mơi trường.

- Thứ hai, xác định chính xác chủ thể chịu trách nhiệm pháp lý từ

hành vi vi phạm pháp luật môi trường. Thực tiễn cho thấy, tranh chấp mơi trường có thể nảy sinh ngay từ khi chưa có sự xâm hại thực tế đến các quyền và lợi ích hợp pháp về mơi trường, bởi lẽ, khả năng xâm hại đến môi trường mà con người có thể dự báo thường liên quan đến các dự án đầu tư, thậm chí ngay từ khi dự án chưa đi vào hoạt động. Vào giai đoạn này, mặc dù thiệt hại thực tế chưa xảy ra nhưng các bên xung đột cho rằng nguy cơ nội tại sẽ xảy ra thiệt hại đối với môi trường nếu khơng có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

Về nội dung của tranh chấp môi trường, Luật bảo vệ Môi trường năm 2005 quy định nội dung của tranh chấp môi trường bao gồm:

- Tranh chấp về quyền, trách nhiệm bảo vệ môi trường trong khai thác, sử dụng thành phần môi trường;

- Tranh chấp về việc xác định nguyên nhân gây ra ơ nhiễm, suy thối, sự cố môi trường; về trách nhiệm xử lý, khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại do ơ nhiễm, suy thối, sự cố môi trường gây ra.

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật Môi trường (Trang 103 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)