I. RỪNG VÀ VẤN ĐỀ SUY THOÁI RỪNG
1. Khái niệm và phân loại rừng
Rừng là chiếc ô bảo vệ mặt đất. Thực tế cho thấy, nếu nước mưa trực tiếp xối vào mặt đất thì mỗi năm một hecta đất trồng hoa màu bị xói mịn 20 tấn, đất trồng cỏ bị xói mịn một tấn, trong khi đó đất trồng rừng chỉ bị xói mịn 0,1 tấn. Mặt đất trong rừng có nhiều cành và lá cây khô, nước mưa rơi xuống mặt đất không thể xối thằng vào đất, cũng không thể chảy nhanh mà ngầm chảy từ từ. Ðó là vật cản quan trọng khiến mưa to khơng gây ra lũ lụt và rất có ích đối với việc bảo vệ đồng ruộng, nhà cửa.
Hiện nay, trên thế giới lượng khí cacbonic thải ra ngày một tăng. Biện pháp duy nhất để giải quyết vấn đề này là trồng nhiều cây xanh, vì cây xanh có khả năng hấp thụ khí cacbonic. Trung bình 1 hecta cây tán lá rộng có thể hấp thụ được 1 tấn khí cacbonic/ngày và nhả ra 730kg khí oxy. Lượng khí cacbonic do 1 người thải ra trong 1 ngày sẽ được 10m2 cây xanh hút hết. Ngồi ra cây xanh cịn hấp thụ tiếng ồn, hấp thụ một số chất ơ nhiễm trong khơng khí và một số ngun tố kim loại nặng trong đất.
Cây xanh có khả năng rất lớn trong việc chống gió, giữ nước, chống ơ nhiễm, nhưng khả năng tự bảo vệ của chúng lại có hạn. Chúng cần sự che chở bảo vệ của con người.
Có nhiều tiêu chí để phân loại rừng: - Căn cứ vào nguồn gốc:
+ Rừng tự nhiên. + Rừng nhân tạo.
- Căn cứ vào hình thức sở hữu: + Rừng thuộc sở hữu nhà nước. + Rừng thuộc sở hữu cá nhân. - Căn cứ vào mục đích sử dụng:
+ Rừng đặc dụng. + Rừng phòng hộ.
+ Rừng sản xuất.
Việc phân loại rừng có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, bởi mỗi loại rừng đều có đặc điểm và qui luật riêng, nên cần được bảo vệ bằng những qui chế khác nhau. Việc sử dụng đúng mục đích, khai thác đúng qui luật của từng loại rừng quyết định sự bền vững của nó. Nghiên cứu về rừng để đưa ra hành lang pháp lý bảo vệ rừng thì chúng ta sẽ căn cứ vào mục đích sử dụng rừng để phân loại rừng.
a) Rừng phòng hộ: Là loại rừng được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mịn, hạn chế thiên tai, điều hịa khí hậu, góp phần bảo vệ mơi trường sinh thái.
Rừng phòng hộ bao gồm:
+ Rừng phịng hộ đầu nguồn: Là diện tích rừng thường tập trung ở thượng nguồn các dịng sơng. Nó tác dụng điều tiết nguồn nước để hạn chế lũ lụt, cung cấp nước cho các dòng chảy và hồ trong mùa khơ, hạn chế xói mịn, bảo vệ đất, hạn chế bồi lấp các dịng sơng...
+ Rừng phịng hộ chắn gió, chắn cát bay: Có tác dụng ngăn cản các tác hại của gió, bảo, chắn cát di động để bảo vệ xóm làng, đồng ruộng, đường giao thông và cải tạo bãi cát thành đất canh tác. Loại rừng này thường tập trung chủ yếu ven biển.
+ Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển: Là loại rừng có tác dụng chủ yếu ngăn sóng để bảo vệ các cơng trình ven biển, cố định bùn cát lắng đọng để hình thành đất mới. Rừng phịng hộ chắn sóng, lấn biển thường mọc tự nhiên hoặc được gây trồng ở cửa các dịng sơng.
+ Rừng phịng hộ bảo vệ mơi trường sinh thái: Là các rừng đã và đang xây dựng xung quanh các điểm dân cư, các khu công nghiệp, các đô thị với chức năng điều hịa khí hậu, bảo vệ mơi trường sinh thái ở các khu vực đó.
b) Rừng đặc dụng: Được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen động thực vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh, phục vụ nghỉ ngơi, du lịch,... bao gồm:
+ Rừng bảo tồn thiên nhiên: Đây là khu bảo vệ có giá trị khoa học, giữ nguồn gen động thực vật. Rừng bảo tồn thiên nhiên có thể mở cửa để
phục vụ cho nghiên cứu khoa học, nhưng không mở rộng cho việc phục vụ du lịch và các nhu cầu văn hóa khác.
+ Vườn quốc gia: Là loại rừng đặc dụng có giá tri sử dụng toàn diện về mặt bảo tồn thiên nhiên, nghiên cứu khoa học, bảo tồn các di tích văn hóa, phục vụ tham quan du lịch.
+ Rừng văn hóa - xã hội, nghiên cứu - thí nghiệm: Loại rừng này thường gắn với các di tích lịch sử, văn hóa và các cảnh quan có giá trị thẩm mỹ hoặc giá trị bảo vệ môi trường. Chủ yếu để bảo vệ, tham quan du lịch, giải trí, nghỉ ngơi hoặc -phục vụ việc nghiên cứu khoa học.
c) Rừng sản xuất: Được sử dụng chủ yếu để sản xuất kinh doanh gỗ, các lâm sản khác, đặc sản rừng, động vật rừng, và kết hợp phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái. Tùy giá trị sử dụng và mục đích sản xuất: Rừng sản xuất chia thành rừng đặc sản, rừng giống, rừng kinh doanh gỗ và các lâm sản khác.
2. Hiện trạng tài nguyên rừng
Hiện trạng rừng của nước ta vào thời điểm cuối 1998 đã thể hiện mức báo động về tình hình mơi trường bị tác động theo chiều hướng xấu đi, khắc nghiệt. Trong giai đoạn 1990 đến nay, chiều hướng diễn biến rừng về cơ bản vẫn ở tình trạng suy thối, cịn xa mức ổn định và đạt hiệu quả bảo vệ mơi trường. Một số diện tích rừng thứ sinh tự nhiên được phục hồi, nhưng nhiều diện tích rừng già và rừng trồng chưa đến tuổi khai thác đã bị xâm hại, đốt chặt, phát đốt khai hoang. Trong ba tháng đầu năm 1999 trên địa bàn 17 tỉnh miền núi đã xuất hiện nhiều vụ phá đốt rừng nghiêm trọng mất đi 2002 ha do nguyên nhân chủ yếu là khai hoang vì những lợi ích trước mắt, gây ra những hậu quả môi trường nghiệm trọng. Rừng phòng hộ đầu nguồn trên lưu vực những con sông lớn ở nước ta đang bị xâm hại, độ che phủ chỉ còn dưới 20% (mức báo động 30%) diện tích đất đai khơ hạn, hoang hóa, nhiễm chua phèn do mất rừng. Tuy diện tích rừng trồng hàng năm đã vượt diện tích rừng đã bị mất song về phương diện bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường, rừng trồng không thể so sánh với rừng tự nhiên về chất lượng, sinh khối... do đó tác dụng phịng hộ, bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học của rừng trồng không thể bù đắp được rừng tự nhiên bị mất. Việc bảo vệ rừng tự nhiên hiện vẫn là nhiệm vụ ưu tiên của ngành lâm nghiệp nói riêng, cả nước nói chung. Trong những năm qua, rừng trồng và cây xanh trồng phân tán không đáng kể so với mục tiêu yêu cầu bảo vệ môi trường ở những
vùng xung yếu như khai thác mỏ với quy mô lớn, các khu cơng nghiệp và đơ thị, phịng chống và giải thiểu tác hại của thiên tai, rừng phòng hộ vùng hồ Hịa Bình đang ở mức báo động suy giảm nghiêm trọng, rừng phịng hộ các hồ thủy điện quy mơ lớn như Trị An, Thác Mỏ, Đa Nhim, Đa Mi và Ialy trong tương lai gần đang xuất hiện trình trạng báo động tương tự lưu vực hồ Hịa Bình. Rừng trên các vùng núi đá vơi, rừng ngậm mặn ven biển tiếp diễn những vụ phá rừng ngồi kiểm sốt. Tại ba vùng kinh tế trọng điểm của nước ta, chiến lược phát triển kinh tế có tính quyết định ở cấp quốc gia vào thời điểm mở đầu thế kỷ XXI (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh; Đà Nẵng, Quảng Ngãi, miền Nam có TPHCM, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu) nhưng rừng và hệ thống cây xanh phịng hộ mơi trường ở các vùng này đều ở mức quá thấp64.