I. TỔNG QUAN CÁC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VỀ MÔI TRƯỜNG
1. Công ước Ramsar, 1971, Công ước về vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế đặc biệt như là nơi cư trú của loài chim nước Việt
quan trọng quốc tế đặc biệt như là nơi cư trú của loài chim nước. Việt
Nam trở thành thành viên 20/09/1989
Theo Công ước, Đất ngập nước được hiểu là những vùng đầm lầy,
sình lầy, vùng than bùn hoặc vùng nước dù là tự nhiên hay nhân tạo, thường xuyên hay tạm thời, với nước đọng hay nước chảy, nước ngọt, nước lợ hay nước mặn, bao gồm cả các vùng nước biển có độ sâu khơng quá 6 mét khi thuỷ triều thấp. Chim nước là những loài chim mà về mặt sinh thái phụ
thuộc và các vùng đất ngập nước. Mục đích của Cơng ước nhằm bảo vệ các vùng đất ngập mặn khỏi sự lấn chiếm ngày một gia tăng, sự tổn thất trong hiện tại và tương lai, đồng thời đảm bảo tính đa dạng của các loài chim nước, một nguồn tài nguyên quan trọng khơng chỉ mang tầm quốc gia mà cịn mang tầm quốc tế.
Quyền và nghĩa vụ của các quốc gia thành viên của Công ước được thể hiện:
- Mỗi quốc gia thành viên tham gia sẽ chỉ định những vùng đất ngập nước thích hợp trong phạm vi lãnh thổ của mình để đưa vào Danh mục các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế.
- Các quốc gia thành viên có nghĩa vụ xây dựng và thực hiện quy hoạch của mình nhằm đảy mạnh việc bảo vệ các vùng đất ngập nước đã đưa vào Danh mục. Đồng thời phải thông báo sớm trong thời gian ngắn nhất những thông tin về sự biến đổi các đặc tính sinh thái của bất kỳ vùng đất ngập nước nào trên lãnh thổ của mình đã đưa vào Danh mục do kết quả của các cơng trình phát triển cơng nghệ, sự ơ nhiễm hay sự can thiệp khác của con người.
- Các quốc gia thành viên có nghĩa vụ đẩy mạnh việc bảo vệ các vùng đất ngập nước và loài chim nước bằng cách thiết lập các khu dữ trữ thiên nhiên về đất ngập nước, cho dù chúng có được đưa và Danh mục hay khơng, và bảo đảm quản lý chu đáo các vùng đó.
- Các quốc gia thành viên sẽ khuyến khích việc nghiên cứu và trao đổi số liệu và các ấn phẩm về các vùng đất ngập nước và hệ động và thực vật của chúng. Đồng thời, đẩy mạnh việc đào tạo đội ngũ cán bộ có thẩm quyền trong các lĩnh vực nghiên cứu, quản lý và bảo vệ đất ngập nước.