II. CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP MÔI TRƯỜNG74 1 Khái niệm và yêu cầu của giải quyết tranh chấp môi trường
75 Khoản 3,4 Điều 129 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005.
- Ba là, nếu một trong các chủ thể của tranh chấp môi trường là tổ
chức cá nhân nước ngồi mà tranh chấp mơi trường phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam thì áp dụng pháp luật Việt Nam trừ trường hợp có quy định khác trong điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Do đó, khi giải quyết tranh chấp mơi trường cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp mơi trường cần kiểm tra xem có quy định khác trong điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên liên quan đến tranh chấp mà mình đang giải quyết hay khơng để có lựa chọn luật áp dụng phù hợp.
Xuất phát từ những đặc điểm, mức độ ảnh hưởng của tranh chấp môi trường cũng như yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, việc giải quyết tranh chấp môi trường phải đáp ứng những yêu cầu sau đây76:
- Ưu tiên bảo vệ các quyền và lợi ích chung về mơi trường của cộng đồng, của xã hội. Yêu cầu đặt ra trong quá trình tìm kiếm cơ chế giải quyết tranh chấp là phải làm sao để có thể dung hịa được cả hai loại lợi ích, vừa bảo vệ được lợi ích của từng cá nhân, từng tổ chức, song đồng thời cũng bảo vệ được các lợi ích của cộng đồng, lợi ích của xã hội, lợi ích của số đơng.
- Đảm bảo duy trì mối quan hệ bảo vệ môi trường giữa các bên để hướng tới mục tiêu phát triển bên vững.
- Ngăn chặn sớm nhất sự xâm hại đối với môi trường. Do tính chất khơng thể sửa chữa được đối với những thiệt hại môi trường nên các tranh chấp môi trường nảy sinh khi thiệt hại thực tế chưa xảy ra cũng phải được giải quyết triệt để nhằm ngăn chặn trước hậu quả.
- Đảm bảo xác định một cách có căn cứ giá trị thiệt hại về môi trường. Do thiệt hại về mơi trường thường rất lớn và khó xác định nên việc đánh giá đầy đủ những thiệt hại gây nên đối với môi trường cũng như ảnh hưởng của nó đến các mặt kinh tế, xã hội địi hỏi phải dựa trên những căn cứ khoa học nhất định và sự kết luận của các nhà chuyên môn.
- Giải quyết nhanh chóng, kịp thời các tranh chấp môi trường nảy sinh. Do tranh chấp môi trường thường xảy ra giữa các nhóm xã hội (các cộng đồng dân cư) nên ảnh hưởng về mặt kinh tế - xã hội là rất lớn. Kiểm soát chặc chẽ xung đột môi trường đang tiềm ẩn và giải quyết chúng một
76 Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Giáo trình Luật Mơi trường, NXB Cơng an nhân
cách nhanh chóng, kịp thời sẽ góp phần bảo đảm trật tự xã hội, tránh sự chuyển hóa một cách tự phát những tranh chấp nhỏ, đơn giản, trong phạm vi hẹp thành các cuộc biểu tình chính trị, khiếu kiện kéo dài, gây rối loạn trật tự, xã hội.