Báo cáo hiện trạng môi trường Quốc gia 2010.

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật Môi trường (Trang 88 - 91)

II. NỘI DUNG PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT SUY THOÁI RỪNG 1 Quyền hạn, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo vệ rừng

64 Báo cáo hiện trạng môi trường Quốc gia 2010.

+ Xây dựng chiến lược phát triển lâm nghiệp, quy hoạch các vùng lâm nghiệp, các hệ thống rừng phòng hộ, đặc dụng trong phạm vi cả nước.

+ Xây dựng trình Chính phủ các chính sách, chế độ, thể lệ về quản lý bảo vệ và phát triển rừng, sử dụng rừng, đất rừng và chỉ đạo thực hiện các chính sách, chế độ, thể lệ về quản lý bảo vệ và phát triển rừng, sử dụng rừng, đất rừng đó.

+ Thực hiện thanh tra, kiểm tra về việc chấp hành pháp luật, chính sách chế độ thể lệ về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, xử phạt hoặc khởi tố các hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến tài nguyên rừng.

+ Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng và chỉ đạo thực hiện các quy chế giao và thu hồi rừng, đất trồng rừng.

- Bộ Tài nguyên và Mơi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ về quản lý đất lâm nghiệp.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh tỉnh: Chịu trách nhiệm giúp cơ quan có thẩm quyền chung này thực hiện việc quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ rừng.

- Sở Tài nguyên và Môi trường: Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về đất lâm nghiệp.

- Phịng nơng nghiệp và phát triển nông thôn. - Phịng địa chính.

- Lực lượng kiểm lâm là lực lượng chuyên trách, trực tiếp đảm bảo việc thi hành pháp luật bảo vệ rừng, là cơ quan tham mưu cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân tỉnh tỉnh trong lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ. Hệ thống cơ quan kiểm lâm bao gồm:

+ Cục kiểm lâm: trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. + Chi cục kiểm lâm: trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

+ Hạt kiểm lâm: trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện. Tại các đầu mối giao thông, các trung tâm chế biến lâm sản trường hợp cần thiết còn lập Hạt phúc kiểm lâm sản thuộc Chi cục kiểm lâm.

1.2. Nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ rừng

Điều 8 Luật bảo vệ và phát triển rừng xác định cụ thể về điều tra, phân định ranh giới rừng; lập qui hoạch, kế hoạch và phát triển rừng; qui

định và tổ chức thực hiện các chế độ, thể lệ về quản lý và bảo vệ rừng... Cụ thể một số nội dung quan trọng đó là:

Thứ nhất, giao rừng và đất trồng rừng

Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu của rừng và đất trồng rừng sẽ tiến hành giao rừng và đất trồng rừng cho các tổ chức, cá nhân khi xét thấy họ có đủ những điều kiện cần thiết, nhưng khơng phải là giao vĩnh viễn mà có thể bị thu hồi theo qui định của pháp luật.

- Về thẩm quyền:

+ Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền xác lập và giao: Các khu rừng phịng hộ, rừng đặc dụng có tầm quan trọng quốc gia cho các ban quản lý thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc các cơ quan khác của Chính phủ; các khu rừng sản xuất quan trọng cho tổ chức lâm nghiệp quốc doanh trong trường hợp cần thiết.

+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xác lập và giao: Các khu rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có tầm quan trọng quốc gia theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ; các khu rừng phịng hộ, rừng đặc dụng có tầm quan trọng địa phương cho các ban quản lý thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; các khu rừng sản xuất ở địa phương cho tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, doanh nghiệp tư nhân theo qui định của nhà nước.

+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giáo rừng sản xuất cho các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất và cá nhân theo qui hoạch của tỉnh.

Thứ hai, thu hồi rừng và đất trồng rừng

Cơ quan có thẩm quyền giao rừng, đất trồng nào thì có quyền thu hồi rừng và đất trồng rừng đó. Viêc thu hồi rừng sẽ xảy ra trong một số trường hợp sau:

- Tổ chức giải thể, cá nhân chết mà khơng có người tiếp tục sử dụng. Chủ rừng tự nguyện trả lại.

- Trong 12 tháng liền, chủ rừng không tiến hành các hoạt động bảo vệ, chăm sóc, gây trồng rừng theo phương án đã được duyệt khơng có lý do chính đáng.

- Chủ rừng sử dụng không đúng mục địch hoăc vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, sử dụng rừng, đất trồng rừng.

- Cần sử dụng rừng, đất rừng cho nhu cầu quan trọng của nhà nước, xã hội, cho nhu cầu khẩn cấp của chiến tranh, phòng chống thiên tai.

Thứ ba, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các chế độ thể lệ về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

- Nhằm nâng cao ý thức pháp luật, ý thức trách nhiệm của cá nhân, tổ

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật Môi trường (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)