Hiệp ước Tolaten về phi hạt nhân hóa khu vực Mỹ Latinh 1976 Hiệp ước về phi hạt nhân hóa khu vực Đông Nam Á 1995.

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật Môi trường (Trang 122 - 127)

Các phế thải nguy hiểm và các phế thải khác là đối tượng của việc chuyên chở phải được đóng gói, dán nhãn hiệu và vận chuyển phù hợp với những thể lệ và tiêu chuẩn quốc tế đã được chấp nhận và thừa nhận rộng rãi về lĩnh vực đóng gói, dán nhãn hiệu và vận chuyển và phải chiếu cố tới những thực tế được quốc tế chấp nhận về vấn đề này. Các phế thải nguy hiểm và các phế thải khác phải được kèm theo các giấy tờ di chuyển đi từ nơi gốc đến nơi tiêu huỷ. Các phế thải nguy hiểm hoặc các phế thải khác được dự kiến xuất khẩu phải được quản lý theo các phương pháp thích hợp về sinh thái tại quốc gia nhập khẩu hoặc bất cứ nơi nào khác.

Những quốc gia sản sinh ra phế thải nguy hiểm và các phế thải khác phải có nghĩa vụ xử lý các phế thải này hợp lý với hệ sinh thái chứ không được chuyển nghĩa vụ này cho quốc gia nhập khẩu hoặc quá cảnh. Quốc gia xuất khẩu thông báo bằng văn bản qua cơ quan có thẩm quyền của quốc gia xuất khẩu, cho cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia liên quan đến vận chuyển qua biên giới phế thải nguy hiểm và các phế thải khác hoặc đòi hỏi người sản sinh hoặc xuất khẩu phế thải phải làm như vậy.

9. Công ước Rio de Janairo, 1992, Công ước về đa dạng sinh học. Việt

Nam trở thành thành viên 16/11/1994

Mục đích của Cơng ước nhằm bảo tồn đa dạng sinh học và sử dụng bền vững các bộ phận hợp thành của nó, phân phối cơng bằng hợp lý lợi ích có được nhờ sự khai thác và sử dụng nguồn gen, bao gồm cả việc tiếp cận hợp lý nguồn gen, chuyển giao thích hợp cơng nghệ cần thiết và các nguồn tài trợ thích đáng.

Theo nội dung của Cơng ước, các quốc gia thành viên sẽ hợp tác tối đa và thích hợp nhất ở những khu vực nằm ngồi phạm vi quyền hạn quốc gia về các vấn đề có lợi ích chung một cách trực tiếp hoặc thơng qua các tổ chức quốc tế có thầm quyền nếu điều đó là thích hợp cho bảo tồn và sử dụng bền lâu đa dạng sinh học. Để làm được điều này thi các quốc gia phải thực hiện các biện pháp:

- Triển khai chiến lược, kế hoạch hoặc chương trình bảo tồn và sử dụng lâu bền đa dạng sinh học hoặc điều chỉnh lại các chiến lược, kế hoạch hoặc chương trình hiện hành cho phù hợp với mục đích này sao cho chúng phản ánh được các biện pháp trình bày trong Cơng ước này thích hợp với từng bên;

- Hợp nhất tối đa và thích đáng bảo tồn sử dụng lâu bền đa dạng sinh học vào các kế hoạch, chương trình và chính sách ngành hoặc liên ngành phù hợp.

10. Công ước khung về thay đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (Ký kết tại NiuYooc, UNFCCC, 1992). Việt Nam trở thành thành viên ngày NiuYooc, UNFCCC, 1992). Việt Nam trở thành thành viên ngày 16/11/1994

Theo Cơng ước này, trong các hành động của mình nhằm đạt tới mục tiêu của Công ước và thi hành các điều khoản của Công ước, các quốc gia thành viên sẽ tuân theo những nguyên tắc sau: Các quốc gia phải bảo vệ hệ thống khí hậu vì lợi ích của các thế hệ hiện nay và mai sau của nhân loại, trên cơ sở công bằng và phù hợp với những trách nhiệm chung nhưng có phân biệt và những khả năng của mỗi nước. Theo đó, các quốc gia phát triển phải đi đầu trong việc đấu tranh chống thay đổi khí hậu và những ảnh hưởng có hại của nó; cần phải xem xét đầy đủ những nhu cầu riêng và những hoàn cảnh đặc thù của các nước đang phát triển, nhất là những nước đặc biệt dễ bị những ảnh hưởng có hại của sự thay đổi khí hậu của các nước nhất là các nước đang phát triển sẽ phải gánh chịu gánh nặng bất thường hoặc không cân xứng theo Công ước; các nước phải thực hiện những biện pháp phịng ngừa để đốn trước, ngăn ngừa hoặc làm giảm những nguyên nhân của đổi khí hậu và làm giảm nhẹ những ảnh hưởng có hại của nó, ở những nơi có các mối đe doạ bị thiệt hại nghiêm trọng hoặc không thể đảo ngược, việc thiếu của sự chắc chắn đầy đủ về khoa học khơng được dùng làm lý do để trì hỗn những biện pháp ấy, lưu ý rằng các chính sách và biện pháp đối phó với thay đổi khí hậu phải là chi phí có hiệu quả để bảo đảm những lợi ích tồn cầu ở mức phí tổn thấp nhất có thể được. Ðể đạt được điều đó, những chính sách và biện pháp như vậy phải tính đến những tình huống kinh tế - xã hội khác nhau, phải toàn diện, bao trùm mọi nguồn, bể hấp thị và bể chứa các khí nhà kính, sự tích ứng và bao gồm mọi lĩnh vực kinh tế. Những nỗ lực đối phó với thay đổi khí hậu được thực hiện một cách hợp tác bởi các quốc gia quan tâm; các nước phải hợp tác để đẩy mạnh một hệ thống kinh tế quốc tế mở cửa và tương trợ, hệ thống này sẽ dẫn tới sự phát triển và tăng trường kinh tế lâu bền ở tất cả các nước, đặc biệt các nước đang phát triển, như vậy làm cho họ có thể đối phó tốt hơn với các vấn đề của sự thay đổi khí hậu. Các biện pháp dùng để chống lại sự thay đổi khí hậu, bao gồm các

biện pháp đơn phương không được tạo thành một phương tiện phân biệt đối xử tuỳ tiện hoặc khơng chính đáng hoặc một sự hạn chế trá hình về thương mại quốc tế.

11. Công ước về thông báo sớm các sự cố hạt nhân hoặc cấp cứu về phóng xạ, IAEA, 1985. Việt Nam trở thành thành viên ngày 29/9/1987 phóng xạ, IAEA, 1985. Việt Nam trở thành thành viên ngày 29/9/1987

Công ước này sẽ áp dụng trong trường hợp xảy ra bất kỳ sự cố hạt nhân nào dính líu đến các thiết bị, cơ sở hoặc các hoạt động ở: Lò phản ứng hạt nhân ở bất kỳ địa điểm nào; thiết bị dùng cho chu trình nhiên liệu hạt nhân; cơ sở quản lý chất thải phóng xạ; việc vận chuyển hay lưu giữ nhiên liệu hạt nhân hoặc chất thải phóng xạ; việc chế tạo, sử dụng, lưu giữ, sở hữu và vận chuyển đồng vị phóng xạ dùng cho nông nghiệp, công nghiệp, y tế và các mục đích nghiên cứu khoa học, và việc sử dụng đồng vị phóng xạ để phát năng lượng trong các vật thể vũ trụ của một Quốc gia tham gia Công ước, của các cá thể hoặc thực thể luật pháp có quyền hạn hoặc quyền kiểm sốt đối với các thiết bị hoặc cơ sở đó. Sự cố đó dẫn đến thất thốt vật liệu phóng xạ hoặc tương tự và gây ra hoặc có thể gây ra lan truyền phóng xạ quốc tế, làm ảnh hưởng đến an toàn bức xạ đối với các Quốc gia khác.

Trong trường hợp xảy ra một sự cố, Quốc gia tham gia Cơng ước phải có trách nhiệm: Ngay lập tức, bằng cách trực tiếp hoặc qua Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế thông báo cho các Quốc gia bị hoặc có thể bị ảnh hưởng do ngẫu nhiên và Cơ quan về sự cố hạt nhân; trực tiếp hoặc thông qua Cơ quan chuyên trách, cung cấp ngay cho các Quốc gia những thơng tin có được liên quan đến việc giảm đến mức tối thiểu hậu quả phóng xạ ở các Quốc gia đó.

12. Cơng ước chống sa mạc hoá của Liên Hiệp Quốc, UNCCD, 1992. Việt Nam trở thành thành viên 8/1998 Việt Nam trở thành thành viên 8/1998

Để thực hiện mục tiêu của Công ước các quốc gia thành viên sẽ: Xây dựng một phương pháp đồng bộ nhằm giải quyết các vấn đề về lý học, sinh học, kinh tế xã hội của q trình sa mạc hố; quan tâm đến các nước đang phát triển hiện đang bị ảnh hưởng bởi sa mạc và khô hạn, buôn bán quốc tế, nợ nước ngoài để xây dựng một nền kinh tế bền vững; kết hợp chiến lược xố đói giảm nghèo với phịng chống sa mạc hoá; tăng cường hợp tác giữa các nước bị sa mạc và hạn hán để bảo vệ môi trường, nguồn đất và nước;

tăng cường hợp tác quốc tế, vùng và tiểu vùng; hợp tác giữa các tổ chức liên chính phủ; thành lập các tổ chức cần thiết, tránh sự trùng lập; tăng cường sử dụng hệ thống tài chính song phương và đa phương hiện có để có thể huy động và hỗ trợ các nước bị ảnh hưởng bởi sa mạc hoá và hạn hán.

Bên cạnh đó, các nước bị ảnh hưởng bởi sa mạc hoá và hạn hán có nghĩa vụ: Tập trung ưu tiên chống sa mạc hoá và giảm nhẹ ảnh hưởng của hạn hán và huy động đủ nguồn lực theo khả năng của mình; xây dựng chiến lược và các ưu tiên trong khuôn khổ kế hoạch phát triển bền vững hoặc trong các chính sách để phịng chống sa mạc hố và giảm bớt hạn hán. Khắc phục các nguyên nhân dẫn đến sa mạc hoá và chú ý đến các nhân tố kinh tế xã hội dẫn đến q trình sa mạc hóa; tăng cường nhận thức và sự tham gia của người dân đặc biệt là phụ nữ và thanh niên trong cơng tác phịng chống sa mạc hố; tạo mơi trường pháp lý thông qua việc tăng cường hiệu lực của các văn bản pháp luật hiện có, ban hành các luật mới, các chính sách và chương trình hoạt động dài hạn. Các nước đã phát triển có nghĩa vụ: hỗ trợ tích cực, cá nhân hay tập thể, giúp các nước đang phát triển đang bị ảnh hưởng bởi sa mạc hoá nhất là các nước Châu Phi, và các nước kém phát triển nhất, chống sa mạc hoá và giảm bớt ảnh hưởng của hạn hán; cung cấp nguồn tài chính và các hình thức hỗ trợ khác giúp các nước bị sa mạc hoá trong các nước đang phát triển đặc biệt là các nước tại Châu Phi nhằm thực hiện có hiệu quả các kế hoạch và chiến lược dài hạn của họ về chống sa mạc hoá; tăng cường huy động nguồn vốn mới từ các tổ chức cá nhân và phi chính phủ; tăng cường và tạo điều kiện giúp các nước bị ảnh hưởng bởi sa mạc, hỗ trợ kỹ thuật và kiến thức.

Trên đây là những Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. Trong thời gian tới Việt Nam đang xem xét để ký kết một số công ước, thỏa thuận quốc tế về bảo vệ môi trường, như:

- Công ước quốc tế về trách nhiệm hình sự đối với thiệt hại do ô nhiễm dầu, 1969.

- Công ước quốc tế liên quan tới can thiệp vào các biểu vĩ độ cao trong trường hợp thiệt hại do ô nhiễm dầu, 1969.

- Công ước về ngăn ngừa ô nhiễm biển do đổ chất thải và các chất khác, 1972.

- Hiệp định ASEAN về bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên, 1985.

- Cơng ước quốc tế về sự chuẩn bị ứng phó và hợp tác đối với ô nhiễm dầu, 1990.

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật Môi trường (Trang 122 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)