TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ Ô NHIỄM TÀI NGUYÊN NƯỚC 1 Khái niệm tài nguyên nước

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật Môi trường (Trang 78 - 81)

1. Khái niệm tài nguyên nước

Nước là thành phần cơ bản, là yếu tố quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là nguồn tài ngun thiên nhiên vơ cùng q giá đối với mỗi quốc gia cũng như của toàn nhân loại. 70% diện tích của Trái Đất được nước che phủ nhưng chỉ 0,3% tổng lượng nước trên Trái Đất nằm trong các nguồn có thể khai thác dùng làm nước uống. Nước có vai trị tầm quan trọng với mọi mặt hoạt động của đời sống kinh tế xã hội biểu hiện cụ thể: Trong sinh hoạt hàng ngày của con người, nước là yếu tố không thể thiếu và không thể thay thế được, là “thực phẩm” thiết yếu ni sống con người và các lồi động thực vật; trong sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản nước quyết định sự tồn tại và phát triển của cây trồng, vật nuôi; trong sản xuất cơng

nghiệp, nước đóng vai trị đặc biệt quan trọng đối với giao thông vận tải đường thủy; thủy điện, sản xuất chế biến thực phẩm, nước giải khát và một số ngành cơng nghiệp khác; nước có vai trị quan trọng trong việc phục vụ các nhu cầu nghỉ ngơi, chữa bệnh, du lịch; một số vùng sinh thái ngập nước là nơi cư trú của các loài động thực vật đặc hữu, q hiếm; nước có ảnh hưởng, tác động đối với “chu trình tuần hồn tự nhiên” của các thành phần môi trường khác.

Nước đóng vai trị quan trọng trong đời sống xã hội bao gồm các dạng rắn, lỏng và cả ở dạng khí. Vì vậy, chúng ta có thể xem nước là một tài nguyên, là các dạng vật chất được tạo thành trong quá trình hình thành, phát triển của tự nhiên, cuộc sống sinh vật và con người. Tài nguyên nước theo quy định tại khoản 1, Điều 2 Luật Tài nguyên nước 1998: “Tài nguyên nước

theo quy định trong Luật này bao gồm các nguồn nước mặt, nước mưa, nước dưới đất, nước biển thuộc lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nước biển, nước dưới đất thuộc vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa được quy định tại các văn bản pháp luật khác. Nước khống, nước nóng thiên nhiên do Luật khoáng sản quy định”.

Luật Tài nguyên nước 2012 tại khoản 1 Điều 2 quy định:” Tài nguyên

nước bao gồm nguồn nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước biển thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Và khoản 2

Điều 1 về phạm vi điều chỉnh quy định:” Nước dưới đất và nước biển thuộc

vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nước khống, nước nóng thiên nhiên khơng thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này”.

Như vậy, Luật Tài nguyên nước 1998 và Luật Tài nguyên nước 2012 cơ bản đều quy định giống nhau về nội dung của Tài nguyên nước “bao gồm

nguồn nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước biển thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Tuy nhiên, khác với Luật Tài

nguyên nước năm 1998, Luật Tài nguyên nước năm 2012 tách biệt “nước

dưới đất và nước biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nước khống, nước nóng thiên nhiên”

ở một phần khác thuộc phạm vi điều chỉnh.

Từ những khái niệm trên chúng ta có thể rút ra được Tài nguyên nước là một dạng tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, bao gồm nước mặt,

nước mưa, nước dưới đất, nước biển và các loại nước khác nằm trên lãnh thổ của nước Việt Nam, được người dân sử dụng trong các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt… phục vụ hoạt động sinh hoạt, phát triển kinh tế - xã hội của con người và hoạt động sống của sinh vật. Đối với nước dưới đất (nước ngầm), nước biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và nước khống, nước thiên nhiên khơng thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Tài nguyên nước, không được xem là tài nguyên nước của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tài nguyên nước tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau:

- Căn cứ vào đặc tính lý hóa: Nước mặn, nước ngọt, nước nhạt, nước lợ, nước khống, nước nóng thiên nhiên.

- Căn cứ vào trạng thái tồn tại của nước ta có: Nước bề mặt, nước ngầm, nước trong khơng khí, núi băng tuyết.

2. Thực trạng tài nguyên nước

Trái đất hiện có gần 1,4 tỉ km3 (97% nước biển, 3% nước ngọt và các loại nước khác). Trong số đó 73% dùng trong nơng nghiệp, 21% dùng trong cơng nghiệp, 6% phục vụ nhu cầu sinh hoạt. Nhu cầu sử dụng nước tăng lên, tình trạng khan hiếm diễn ra khắp châu lục do nhiều nguyên nhân. Thế giới hiện có khoảng 2 tỷ người đang ở trong tình trạng thiếu nước, chưa từng được tiếp cận nước sạch, 1,9 triệu người khơng có được nước để tắm gội, trên 3 tỉ người mắc bệnh do phải dùng nước bẩn60.

Nguyên nhân làm suy giảm tài nguyên nước rất nhiều nhưng phải kể đến các nguyên nhân cơ bản sau:

- Nạn phá rừng, làm giảm diện tích rừng che phủ, mất khả năng giữ nước của cây rừng, hạn chế khả năng thẩm thấu nước mưa của đất. Mặt khác, nước mưa xối trực tiếp xuống mặt đất đã làm tăng các chất ô nhiễm vào nguồn nước mặt.

- Việc khai thác các nguồn nước quá mức và không đúng kỹ thuật. - Chất thải không được xử lý mà thải trực tiếp vào các nguồn nước, gây ô nhiễm.

- Việc sử dụng các chế phẩm vi sinh, phân hóa học, thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp một cách tùy tiện, làm hàm lượng hóa chất độc hại trong nước tăng lên.

- Trong thời gian dài pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước không được xây dựng đồng bộ, hoàn chỉnh. Luật tài nguyên nước ra đời nhưng vẫn chưa áp dụng rộng rãi.

- Tuyên truyền - giáo dục pháp luật trong lĩnh vực này còn chưa thường xuyên và kém hiệu quả.

- Quản lý nhà nước trong công tác bảo vệ tài nguyên nước còn yếu kém.

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật Môi trường (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)