NGHIÊN CỨU KHẢ THI

Một phần của tài liệu Bài giảng phân tích lập dự án (Trang 28 - 29)

Chương I : TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ

2.3 NGHIÊN CỨU KHẢ THI

Mục đích của nghiên cứu khảthi là bước nghiên cứu cuối cùng để có thể lựa chọn được dự

án tối ưu, đưa ra các kết luận có độ tin cậy cao về tính hiệu quả và khả thi của dựán đầu tư. Nghiên cứu khảthi là bước cuối cùng trước khi dựán đầu tư đưa vào triển khai trên thực tế nên chủđầu tư

phải tiến hành nghiên cứu hết sức chi tiết, cẩn trọng, toàn diện những nội dung có liên quan tới dự án như thịtrường, tài chính, nhân sự, kỹ thuật, nguyên vật liệu, công tác tiếp thị hàng hóa dịch vụ, hậu mãi sau bán hàng,... Trong nghiên cứu khảthi có tính đến những yếu tố bất định có thể xảy ra

tác động tới hiệu quả dự án theo các kịch bản cụ thể. Nghiên cứu tiền khả thi và khả thi có các nội dung nghiên cứu là như nhau. Giữa hai bước nghiên cứu khác nhau về tính chất, mức độ chuyên sâu của việc nghiên cứu.

Sản phẩm của bước nghiên cứu khả thi là báo cáo nghiên cứu khả thi hay còn gọi là dự án

đầu tư hay luận chứng kinh tế kỹ thuật. Báo cáo nghiên cứu khả thi là tài liệu phản ánh một cách

đầy đủ và chính xác các toàn bộ các kết quả của quá trình nghiên cứu lập dựán đầu tư một cách cụ

thể, có hệ thống, toàn diện các vấn đề tài chính, thịtrường, kỹ thuật, xã hội, môi trường có tác động

đến việc triển khai đầu tư và vận hành khai thác thương mại dựán trong tương lai.

Báo cáo nghiên cứu khả thi là tài liệu quan trọng và cơ bản nhất được sử dụng trong nhiều mục đích :

- Là căn cứ chủ yếu để chủđầu tư quyết định về việc đẩu tư hay không đầu tư, đầu tư theo kế hoạch nào.

- Là cơ sởđể chủđầu tư huy động sự tài trợ từ các tổ chức quốc tế, các chính phủ, các ngân hàng, các cá nhân và tổ chức khác trong nền kinh tế.

- Là cơ sở chủđầu tư theo dõi, giám sát tiến trình thực hiện đầu tư, điều chỉnh các kế hoạch đầu tư

trong quá trình triển khai thực tế nếu cần.

- Là cơ sởđểcác cơ quan quản lý nhà nước phê duyệt, cấp giấy phép đẩu tư và cho hưởng ưu đãi trong đầu tư.

Nội dung của Báo cáo nghiên cứu khảthi thường bao gồm: + Mục lục của bản dự án

+ Tóm tắt dự án + Thuyết minh dự án + Thiết kếcơ sở của dự án + Kết luận, kiến nghị

+ Phụ lục (nếu có)

Công tác lập dự án cần phải được thực hiện một cách cẩn trọng, trung thực, chính xác, chuẩn mực và toàn diện thì mới có được dựán đầu tư khả thi nhất. Tính khả thi của dự án thể hiện qua 2 khía cạnh:

Tính kh thi v mt k thut: Quy trình hoạt động và sản xuất của dự án cần đảm bảo có thể

vận hành được trên thực tếởquy mô thương mại một cách có hiệu quảvà đảm bảo năng lực tạo ra sản phẩm đạt yêu cầu thiết kế về chất lượng. Với các dự án sử dụng côn nghệ mới lần đầu được áp dụng hoặc được triển khai ở khu vực có điều kiện vận hành khác với thiết kếban đầu thì cần có tham vấn kỹ thuật từ nhà sản xuất một cách cẩn trọng.

Tính kh thi v mt kinh tế: Đề cập tới khảnăng sinh lời kỳ vọng của dự án. Quy mô và tỷ

suất sinh lời của dự án xuất phát từ dòng tiền ròng hàng năm. Tính ổn định và chắc chắn của dòng tiền này quyết định hiệu quả tài chính của dự án. Tuy nhiên bản thân dòng tiền này lại chịu ảnh

hưởng của rất nhiều nhân tố bao gồm các nhân tố nội tại dự án có thể kiểm soát được như: giá cả

nguyên liệu đầu vào, chi phí nhân công, khấu hao thiết bịnhà xưởng, giá bán hàng hóa dịch vụ ra thịtrường,…và cả các nhân tố ngoại sinh vượt ngoài tầm kiểm soát của chủđầu tư như: tốc độtăng trưởng của nền kinh tế, tỷ lệ lạm phát, thay đổi trong các chính sách thuế, chính sách hải quan, biến

động tại thị trường nước nhập khẩu,…Các nhân tố này cần được xem xét trong một tương quan động thì mới có thể phản ánh sát thực tế diễn biến trên thị trường tương lai của dự án.

Nghiên cứu khả thi có những đặc điểm sau: Sử dụng thông tin chi tiết và có độ chính xác cao

(thường là ± 10%), nghiên cứu kĩlưỡng mọi mặt, đề cập đến mọi nhân tốliên quan đến dựán, đề

cập sâu đến một sốlĩnh vực như huy động vốn, thịtrường,.. tùy thuộc vào đặc thù của từng dự án.

Như vậy có thể thấy dựán đầu tư là tài liệu đánh giá toàn diện về mọi hoạt động của dự án

trong tương lai.

2.4 NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ2.4.1 Nghiên cứu môi trường chính trị, pháp lý

Một phần của tài liệu Bài giảng phân tích lập dự án (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)