CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU

Một phần của tài liệu Bài giảng phân tích lập dự án (Trang 109)

Giá trị hiện tại ròng là chênh lệch giữa tổng các khoản thu nhập và tổng các khoản chi phí của toàn bộ dự án quy về thời điểm hiện tại. Chúng ta không thể xác định được chính xác giá trị thị trường hay giá trị thực tế của một dự án cho đến khi dự án kết thúc chu kỳ hoạt động của mình. Mục tiêu lúc này là ước tính giá trị NPV cho dự án. Thông thường NPV chỉ số tốt nhất để đánh giá khả năng sinh lời của dự án vì nó cho biết mức lãi ròng của toàn bộ dự án sau khi đã kết thúc mọi hoạt động.

Giá trị hiện tại ròng cũng có thể hiểu là giá trị hiện tại của mọi dòng tiền sau thuế (CFAT) liên quan đến dự án (bao gồm các khoản mục thu và các khoản mục chi trong tương lai) bao gồm cả các giá trị thu hồi. Công thức tính toán cụ thể:

𝑁𝑃𝑉 = ∑ (1 + 𝑟)𝐵𝑖 𝑛− ∑ (1 + 𝑟)𝐶𝑖 𝑛 𝑛 𝑖=0 𝑛 𝑖=0 Trong đó:

Bi : khoản thu của năm i (doanh thu, giá trị thanh lý, thu hồi vốn lưu động) Ci : chi phí năm i (vốn đầu tư ban đầu, chi phí vận hành)

r : tỷ suất chiết khấu n : số năm chiết khấu

Quy trình chi tiết đánh giá dự án dựa trên NPV thu được từước tính dòng tiền tương lai dự án gồm các bước sau:

Bước 1. Ước tính dòng tiền tương lai từ dự án.

Bước 2. Đánh giá rủi ro và xảc định tỷ suất chiết khấu dòng tiền tương lai. Bước 3. Tính giá trị hiện tại của dòng tiền tương lai.

Bước 4. Kết luận.

Dự án có tính khả thi chỉ khi NPV > 0. Trong khi tính toán giá trị hiện tại ròng, nếu vốn đầu tư được giải ngân trong nhiều năm thì giá trị của các khoản đầu tư này cũng phải quy chuyển về năm gốc để tính toán.

- Ưu điểm: Cho biết quy mô lợi nhuận ròng của toàn dự án, có xét đến giá trị thời gian của tiền tệ và quy mô của dự án, tính đến toàn bộ dòng tiền của dự án.

- Nhược điểm: NPV phụ thuộc vào suất chiết khấu mà việc xác định suất chiết khấu rất phức tạp với các dự án dài hạn, khó khăn khi lựa chọn các dự án đầu tư phức tạp nếu chỉ dùng đơn thuần chỉ tiêu NPV.

- Quy tắc ra quyết định thông thường cho 1 dự án dựa vào chỉ tiêu NPV: NPV > 0: chấp thuận dự án

NPV < 0: loại bỏ dự án

Nếu chủ đầu tư phải cân nhắc giữa nhiều dự án thì lựa chọn dự án có NPV lớn nhất.

Ví dụ 6.1: Công ty Nam Cường dựtính đầu tư một dự án sản xuất hàng may mặc xuất khẩu với số vốn đầu tư ban đầu là 12.000 triệu đồng với tỷ suất chiết khấu là 12%. Dòng tiền dự kiến hàng năm như sau:

Năm 0 1 2 3 4 5 6

CF -12.000 6.000 6.800 7.300 7.320 7.500 8.000

Bảng 6.1 Ví dụ 6.1

Kết luận: Vậy Công ty Nam Cường nên thực hiện dự án. - Trong một số trường hợp đặc biệt:

+ Nguồn vốn bị giới hạn: Tính chỉ tiêu PI (Profitability Index) PI = NPV/ Tổng vốn đầu tư

+ Không đồng nhất về thời gian

Trường hợp 1: có doanh thu, chi phí. NPV là lợi nhuận ròng của dự án.

EAB : thu nhập hiện tại ròng tương đương hàng năm. Để tính NPV trước hết tính giá trị hiện tại ròng tương đương hàng năm EA. Từ đó tính EAB.

Trường hợp 2: bài toán chi phí, không quan tâm đến các khoản thu. Ví dụ: mua sắm máy móc mới. Giá trị NPV tính tổng chi phí cảđời dự án quy về hiện tai. Tính chỉtiêu EAC là dòng chi phí đều hàng năm của cả đời dự án.

6.5.2 Thời gian hoàn vốn (Thv/PP – Payback period)

Thời gian hoàn vốn là khoảng thời gian cần thiết mà dự án phải hoạt động để thu hồi đủ số vốn đầu tư đã bỏ ra ban đầu.

Việc tính thời gian hoàn vốn chủ yếu tập trung vào giai đoạn đầu của quá trình vận hành dự án mà không xét đến tính hiệu quả của hoạt động dự án sau thời gian thu hồi vốn.

Các xác định thời gian hoàn vốn của dự án:

+ Thời gian hoàn vốn giản đơn (không tính đến yếu tố thời gian của tiền tệ)

T = Năm ngay trước năm hòa vốn + Số tiền còn thiếu/Dòng tiền của năm hòa vốn Ưu điểm: đơn giản, dễ tính toán

Nhược điểm: không tính đến yếu tố thời gian và rủi ro, không xem xét toàn bộ dòng tiền + Thời gian hoàn vốn có tính đến yếu tố thời gian của tiền tệ

 Phương pháp cộng dồn

∑ (𝑊 + 𝐷)𝑖𝑃𝑉

𝑇

𝑖=1 →≫ 𝐼𝑣𝑜

 Phương pháp trừ dần

Nếu Ivi là vốn đầu tư phải thu hồi ở năm i (W+D)i là lợi nhuận thuần và khấu hao ởnăm i

Ta có: Ivi+1 = ∆i (1+r) hay Ivi = ∆i-1 (1+r) Khi ∆i → 0 thì t → T.

6.5.3 Suất hoàn vốn nội bộ (IRR – Internal Rate of Return)

Một chỉ tiêu khác ngoài NPV được dùng phổ biến trong phân tích tài chính dự án là suất hoàn vốn nội bộ IRR (Internal rate of return). IRR là tỷ suất chiết khấu mà tại đó NPV=0. Cụ thể:

∑ (1 + 𝐼𝑅𝑅)𝐵𝑖 𝑖− ∑𝑛 (1 + 𝐼𝑅𝑅)𝐶𝑖 𝑖 = 0

𝑖=0 𝑛

𝑖=0

Ý nghĩa của chỉ tiêu IRR: IRR đo lường tỷ lệ hoàn vốn của một dự án đầu tư và là chỉ tiêu cơ bản trong phân tích tài chính dự án. IRR cho biết mức lãi suất tối đa mà chủ đầu tư có thể chấp nhận vay.

- Ưu điểm: Có xét đến giá trị thời gian của tiền tệ, xét đến rủi ro của dự án, tính toán đến toàn bộ dòng tiền của dự án

- Nhược điểm: Có thể không xác định được IRR hoặc IRR đa trị, không xét đến quy mô của dự án - Quy tắc ra quyết định:

+ Nếu lãi suất vay < IRR thì chấp nhận dự án + Nếu lãi suất vay > IRR thì loại bỏ dự án - Các phương pháp xác định IRR:

+Phương phápđại số: giải phương trình NPV =0 để tìm IRR + Phương pháp đồ thị

Hình 6.1 Đồ thị IRR

+ Phương pháp nội suy:

Xác định r1, r2 với r1< r2 và (r2 – r1) ≤ 5% tương ứng với 2 giá trị NPV1 > 0 và NPV2< 0

r r r N N N I

𝐼𝑅𝑅 = 𝑟1+𝑁𝑃𝑉𝑁𝑃𝑉1

1− 𝑁𝑃𝑉2∗ (𝑟2− 𝑟1)

+ Sử dụng phần mềm vi tính: ví dụ như Excel + Phương pháp thử: thử dần các giá trị của r

Khi phân tích phương trình tính toán NPV cho thấy nó phụ thuộc vào tỷ suất chiết khấu r và chu kỳ dự án, trong khi đó IRR có thể đa trị nếu dòng tiền hàng năm biến động đảo dấu nhiều lần. Khi có 2 dự án đều có IRR cao hơn tỷ suất chiết khấu r, thì không nhất thiết chọn dự án có IRR cao nhất mà chủ đầu tư còn quan tâm đến giá trị lợi ích ròng thu được và tốc độ thu hồi vốn của từng phương án.

Ví dụ 6.2: Một dự án có dòng tiền hàng năm như sau: (đơn vịtính: trăm triệu đồng)

Năm 0 1 2 3 4 5

CF -100 30 20 30 60 60

Bảng 6.2 Ví dụ 6.2

Với r1 = 20%, NPV1 = 9,3 Với r2 = 25%, NPV2 = - 3,6

Thay các giá trị vào công thức nội suy ta tính được IRR = 24%.

6.5.4 Tỷ số Lợi ích / Chi phí (B/C – Benefits/Cost Ratio)

Tỷ số lợi ích trên chi phí là tỷ số giữa lợi ích thu được và chi phí bỏ ra. 𝐵 𝐶 = ∑ 𝐵𝑖 (1+𝑟)𝑛 𝑛 𝑖=0 ∑ 𝐶𝑖 (1+𝑟)𝑛 𝑛 𝑖=0 - Quy tắc ra quyết định:

+ Trường hợp lựa chọn giữa nhiều dự án: chọn dự án có B/C max

+ Trường hợp chỉ có một dự án thì nếu B/C >1 thì dựán được chấp thuận

- Ưu điểm: cho biết lợi ích thu về trên một đồng chi phí bỏ ra, là thông số cho biết hiệu quả đầu tư. - Nhược điểm: chỉ tiêu B/C không cho biết thu nhập ròng của dự an.

6.5.5 Điểm hòa vốn (BEP – Break even Point)

Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó doanh thu vừa đủ trang trải các khoản chi phí bỏ ra. Nói cách khác tại điểm hào vốn, lợi nhuận hoạt động của dự án bằng 0.

Mục đích phân tích điểm hòa vốn là nhằm xác định điểm cân bằng tại đó doanh thu bán hàng bằng với chi phí của sản phẩm bán ra, dự án sẽ hòa vốn. Khi sản lượng hàng bán nằm dưới điểm cân bằng này công ty sẽ bị lỗ.

Khi tính toán các giá trị hòa vốn, các giả định sau cần được thỏa mãn: sản lượng hàng hóa sản xuất tương đương với sản lượng hàng bán được, nói cách khác dự án không ghi nhận hàng háo thành phẩm tồn kho; chi phí hoạt động cố định là không đổi với mọi mức sản lượng sản xuất, chi phí biến đổi trên từng đơn vị sản phẩm là không đổi, tổng chi phí biến đổi thay đổi theo khối lượng sản xuất và tỷ lệ với khối lượng sản xuất; giá bán cho một sản phẩm không đổi cho tẩt cả các mức sản lượng tại các thời điểm khác nhau; các giá trị hòa vốn được tính toán trên một sản phẩm; trong trường hợp của một tập hợp sản phẩm tỷ lệ giữa các khối lượng sản xuất cần phải được giữ không đổi.

Vì các giả định nói trên không phải lúc nào cũng đúng trong thực tế cho nên điểm hòa vốn cũng cần phải được phân tích với các kịch bản đầu vào thay đổi.

- Công thức tính sản lượng hòa vốn:

𝑥 =𝑝 − 𝑣𝑓

- Công thức tính doanh thu hòa vốn:

𝑂ℎ𝑣 = 𝑝. 𝑥 = 𝑓

1 −𝑣𝑝

Trong đó:

x: sản lượng tại điểm hòa vốn

f: chi phí cố định (của một năm hoặc cả đời dự án) p: đơn giá bán sản phẩm

v: chi phí biến đổi

- Ưu điểm: dựđoán được sốlượng hoặc giá trị hàng hóa cần đểbù đắp chi phí, có thể sử dụng làm chỉ tiêu bổ trợ trong việc so sánh để lựa chọn các dự án.

- Nhược điểm: chỉ có thể chỉ ra được khối lượng tiêu thụ sản phẩm tối thiểu cần thiết ở một mức giá nhất định, khi sản phẩm của dự án đa dạng thì dự án phân tích điểm hòa vốn sẽ phức tạp và độ chính xác không cao.

6.6 ĐÁNH GIÁ ĐỘ AN TOÀN VỀ MẶT TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN 6.6.1 An toàn về vốn 6.6.1 An toàn về vốn

𝑉ố𝑛 𝑡ự 𝑐ó 𝑉ố𝑛 𝑣𝑎𝑦 ≥ 1 - Hệ số vốn tự có trong tổng vốn đầu tư

𝑉ố𝑛 𝑡ự 𝑐ó

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑣ố𝑛 đầ𝑢 𝑡ư ≥ 50%

6.6.2 An toàn về khảnăng thanh toán ngắn hạn và khảnăng trả nợ

- Khả năng thanh toán nghĩa vụ tài chính ngắn hạn

𝐾ℎả 𝑛ă𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 ℎ𝑖ệ𝑛 ℎà𝑛ℎ =𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑙ư𝑢 độ𝑛𝑔

𝑁ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 - Khả năng trả nợ:

𝑇ỷ 𝑠ố 𝑘ℎả 𝑛ă𝑛𝑔 𝑡𝑟ả 𝑛ợ =𝑁ợ 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả ℎà𝑛𝑔 𝑛ă𝑚 (𝑔ố𝑐 𝑣à 𝑙ã𝑖)𝑁𝑔𝑢ồ𝑛 𝑡𝑟ả 𝑛ợ ℎà𝑛𝑔 𝑛ă𝑚

- An toàn cho các chỉ tiêu hiệu quả (tính chắc chắn của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính)

6.7 PHÂN TÍCH ĐỘ NHẠY DỰ ÁN

Phân tích độ nhạy là xem xét sựthay đổi các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án khi các yếu tốcó liên quan đến chỉtiêu đó thay đổi. Mục đích nhằm xác định tính hiệu quả về tài chính của dự án trong điều kiện biến động của các yếu tố có liên quan đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính

- Nội dung phân tích độ nhạy:

+ Bước 1: Xác định xem những nhân tố nào có khả năng biến động theo chiều hướng xấu (F)

+ Bước 2 : Trên cơ sở các nhân tố đã lựa chọn,dựđoán biên độ biến động có thể xảy ra (tức là xác định mức sai lệch tối đa là bao nhiêu so với giá trị chuẩn ban đầu (ΔX)

+ Bước 3 : Chọn một chỉ tiêu hiệu quả để đánh giá độ nhạy (ví dụ :phân tích độ nhạy theo chỉ

tiêu NPV hoặc IRR)

+ Bước 4 : Tiến hành tính toán lại NPV hoặc IRR theo các biến số mới trên cơ sở cho các biến

số tăng giảm cùng một tỷ lệ % nào đó. - Chỉ sốđộ nhạy :

𝐸 = |∆𝐹∆𝑋|

Trong đó :

E : chỉ số độ nhạy

ΔF : mức biến động của chỉ tiêu hiệu quả (%) ΔX : mức biến động của nhân tố ảnh hưởng (%)

 Chỉ số E cho biết 1% thay đổi của X làm cho chỉ tiêu hiệu quả giảm bao nhiêu %

 So sánh E tính được với E định mức hay E trung bình để biết mức độ nhạy cảm của nhân tố

biến động có ở mức chấp nhận được không.

 So sánh E của các nhân tố biến động để xem nhân tố nào là nhân tố có sự biến động gây ảnh hưởng nhiều nhất đến chỉ tiêu hiệu quả để từ đó có những biện pháp quản lý phù hợp.

+ Ưu điểm của phân tích độ nhạy:

 Giúp chủ đầu tư xác định được các yếu tố nhạy cảm của dựa án => Có biện pháp quản lý dự án phù hợp

 Xác định được dự án có độ an toàn cao

+ Nhược điểm của phân tích độ nhạy:

 Không đánh giá được tác động đồng thời của nhiều yếu tố đến dự án

 Không tính đến xác suất xảy ra của các biến rủi ro

- Phương pháp 3: cho các yếu tố thay đổi trong giới hạn có thể chấp nhận được -> kịch bản khác nhau. Phân tích dựán dưới sựtác động đồng thời của các yếu tố trong các tình huống khác nhau có tính tới phân bố xác suất và giá trị có thể của các biến số yếu tốđó.

- Khái niệm và mục đích

+ Khái niệm : là phương pháp phân tích kết quả của dự án dưới sự tác động đồng thời của các yếu

tố trong các tình huống khác nhau có tính tới phân bố xác suất và giá trị có thể của các yếu tố đó. + Mục đích: Xem xét đồng thời sự kết hợp của các yếu tố ,có tính tới mối quan hệ của các yếu tố.

- Nội dung phân tích mô phỏng Monter-Carlo

+ Bước 1 :Lựa chọn các biến làm biến quan trọng đưa vào mô hình phân tích.

+ Bước 2 : Xác định mô hình biến động của các yếu tốảnh hưởng trong mối quan hệ của chúng với biến ngẫu nhiên.

+ Bước 3 :Xác định các xác suất.

+ Bước 4 : Sử dụng mô hình mô phỏng xác định các kết quả phân tích.

- Phương pháp 4: sử dụng độ lệch chuẩn, hệ số biến thiên. Sử dụng trong phân tích đánh giá dựán trong trường hợp có nhiều khảnăng và rủi ro để lựa chọn phương án tối ưu.

- Khái niệm và mục đích :

+ Khái niệm :Phương pháp toán xác suất đánh giá dự án trong trường hợp có nhiều khả năng và

+ Mục đích : Lượng hóa các biến cố ở tương lai trong điều kiện bất định của các biến cố,đặc biệt

là trong trường hợp sự xuất hiện cảu một biến cốnào đó sẽ loại trừ sự xuất hiện của bất kỳ biến cố nào khác. - Giá trị kỳ vọng : 𝐸𝑉 = ∑ 𝑃𝑖𝑋𝑖 𝑛 𝑖=1 Trong đó : EV : giá trị kỳ vọng

Pi :Xác suất xảy ra biến cố i Xi : Giá trị của biến cố i - Phương sai và độ lệch tiêu chuẩn

Phương sai là một số đo cho biết kết quả mà chúng ta thu được khác với giá trị mong đợi như thế nào. 𝜎2 = ∑ 𝑝𝑖(𝑥𝑖 − 𝜇) 𝑛 𝑖=1 Trong đó : б :Độ lệch chuẩn xi :giá trị của biến cố i

µ : Giá trị trung bình của các biến cố

6.8 VÍ DỤ MINH HỌA

Phân tích tài chính d án Tropical Pub

Căn cứ tính toán:

a. Chi phí đầu tư ban đầu cho trang thiết b:

STT Nội dung ĐVT lượSống Đơn giá Thành tiền

TÀI SẢN CỐĐỊNH 840.000.000

2. Bàn DJ Denon X 1800 Prime Bộ 1 40.000.000 40.000.000 TÀI SẢN LƯU ĐỘNG 484.730.000 1. Dụng cụ pha chế, cốc, ly.. 71.000.000 2. Phần mền + két thu ngân Bộ 1 11.000.000 11.000.000 3. Các loại game Cái 20 400.000 8.000.000

4. Thiết bị điện trong nhà +

ngoài 10.000.000

5. Tủ mát Cái 3 8.300.000 24.900.000

6. Điều hòa Daikin 1 chiều Cái 5 8.000.000 40.000.000 7. Máy tính laptop Dell Cái 1 8.000.000 8.000.000

8. Bàn bi lắc Cái 2 8.000.000 16.000.000 9. Bàn ghế salon Bộ 4 10.000.000 40.000.000 10. Nhạc cụ cho ban nhạc 4 7.000.000 28.000.000 11. Máy ép Kuving 621 2 6.200.000 12.400.000

Một phần của tài liệu Bài giảng phân tích lập dự án (Trang 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)