Chương I : TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ
6.3 XÁC ĐỊNH CƠ CẤU TÀI TRỢ
Việc tính toán và huy động tài trợ vốn cho một dự án là một công việc khó khăn và tốn kém. Nó yêu cầu đạt được một sựđồng thuận tài chính giữa tất các các bên có liên quan tham gia tài trợ vốn và chủđầu tư. Các nguồn vốn huy động của dự án có thể bao gồm:
- Vốn tự có của chủ đầu tư: thông thường là chủ đầu tư đảm bảo đối ứng được một phần nhất định vốn đầu tư ban đầu bằng vốn tự có của mình, làm cơ sở tạo sự tin tưởng cho các đối tác khác. Ưu điểm của nguồn vốn này là chi phí vốn thấp, vốn sở hữu của chủ đầu tư nên có tính ổn định và chắc chắn cao và chủ đầu tư có toàn quyền chủ động quyết định sử dụng chúng. Tuy nhiên nếu dùng nhiều vốn tự có sẽ làm giảm tác dụng của lá chắn thuế khi vay vốn tạo ra.
- Vốn vay: Khi lượng vốn tự có không đủđể thực hiện dự án, chủđầu tư có thể huy động thêm bằng cách vay từ các nhà tài trợ và phải trả lãi cho các khoản tiền vay này. Phần vốn vay này có tác dụng tạo ra là chắn thuế cho dự án trong tương lai. Dự án cần cân nhắc huy động một lượng vốn vay vừa phải, tránh lạm dụng đòn bẩy tài chính để có thể đảm bảo khả năng chi trả nợ và ổn định tài chính của dự án.
- Vốn cổ phần: khi khả năng huy động từ nguồn khác bị hạn chế, các chủ đầu tư có thể tìm kiếm nguồn tài trợ mới bằng cách tăng vốn cổ phần. Đặc điểm của việc tài trợ bằng vốn cổ phần là những người nắm giữ những cổ phần này sẽ cũng là chủ dự án, có tiếng nói đối với các quyết định nội bộ trong tương lai; dự án không phải trả lãi cho vốn cổ phần đã huy động được nhưng phải chia lợi tức cổ phần cho các chủ sở hữu những cổ phần này nếu dự án kinh doanh có lợi nhuận.