NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ

Một phần của tài liệu Bài giảng phân tích lập dự án (Trang 29)

Sựổn định về chính trịcũng như đảm bảo về mặt pháp lý liên quan đến quyền sở hữu và tài sản có ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến ý định và hành vi của nhà đầu tư. Trong quá trình đánh giá dự án cần xem xét toàn bộ các yếu tố sau:

+ Hệ thống pháp luật, chính sách, các quy định của Nhà nước có liên quan đến hoạt động đầu

tư: quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của quốc gia, ngành, vùng; quy hoạch kiến trúc xây dựng, luật ngân sách, bộ luật dân sự, luật đất đai, luật doanh nghiệp, luật đầu tư, luật xây dựng, luật thuế

thu nhập doanh nghiệp, luật thuế xuất nhập khẩu,...và các văn bản hướng dẫn dưới luật có liên quan.

+ Các cơ sởpháp lý liên quan đến hoạt động của dự án: các giấy tờ chứng minh pháp lý về

quyền sử dụng đất, giấy đăng ký kinh doanh nếu là doanh nghiệp, quyết định thành lập với các tổ

chức,…

Sựổn định về mặt chính trị, luật pháp nghiêm minh và các chính sách nhất quán sẽ mang lại sựan tâm cho các nhà đầu tư. Các chính sách phát triển, cải cách và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

phản ánh sựđổi mới tư duy trong quản lý, tạo thuận lợi cho môi trường đầu tư.

2.4.2 Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tếvĩ mô có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động đầu tư. Điều kiện kinh tếvĩ

mô tác động đến tất cảcác giai đoạn của dự án từ khi mới hình thành ý tưởng đến khi dự án triển khai trên thực tếvà đi vào hoạt động. Với vai trò quan trọng như vậy, việc đánh giá các điều kiện kinh tếvĩ mô là hết sức cần thiết. Trong quá trình đánh giá, chủđầu tư cần lưu tâm tới các vấn đề

sau:

+ Đánh giá tính hình phát triển kinh tế của đất nước, của địa phương và tình hình sản xuất

kinh doanh các ngành, lĩnh vực có liên quan đến dự án.

+ Lãi suất: nếu mức lãi suât cao sẽ gây khó khăn cho các dự án cần huy động vốn từ bên

ngoài và ngược lại.

+ Tỷ lệ lạm phát: mức lạm phát trong thời kỳđầu tư ảnh hưởng mạnh mẽđến hiệu quả tài chính thực của dự án. Mức lạm phát càng cao thì lợi nhuận ròng thực thu về của dự án sẽ càng thấp.

+ Tình hình xuất nhập khẩu, chính sách thuế quan với hàng hóa xuất nhập khẩu, chính sách tỷ giá,... có tác động mạnh đến các dự án có hoạt động xuất nhập khẩu.

+ Quy mô đầu tư công trong ngân sách: quy mô đầu tư công càng lớn thì càng kích thích mạnh mẽ nền kinh tế nói chung và hoạt động đầu tư nói riêng. Bản thân hoạt động đầu tư công cũng tạo ra rất nhiều việc làm và giải ngân một nguồn vốn lớn cho các thành phần kinh tế phát triển.

+ Các chính sách điều tiết vĩ mô của Nhà nước: bao gồm các chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, chiến lược phát triển kinh tế, các ưu tiên phát triển trong từng giai đoạn nhất định,…có tác động tăng tốc hoặc kìm hãm hoạt động đầu tư tùy theo hoàn cảnh và lĩnh vực cụ thể.

2.4.3 Môi trường văn hóa – xã hội

Văn hoá là một hệ thống các giá trị, quan niệm, niềm tin, truyền thống và các chuẩn mực giao tiếp ứng xử của một cộng đồng được được hình thành trong những điều kiện nhất định về vật chất, môi trường tự nhiên, lịch sử của cộng đồng và được cộng đồng đó giữ gìn, phát triển cùng với các nền văn hoá khác.

Thói quen tiêu dùng của khách hàng cũng như hành vi ứng xửtrong đàm phán của các đối tác chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hoá của dân tộc họ. Do vậy, chủđầu tư cần hiểu biết môi

trường văn hoá tại quốc gia mà họ dựđịnh đầu tư để tùy biến hoạt động đầu tư cho phù hợp với

môi trường văn hoá đó.

Ví dụ: Gia đình trong một số quốc gia châu Á là một điều thiêng liêng, quan trọng. Các nhà quảng cáo tại khu vực này thường lấy hình ảnh gia đìnhđầm ấm vui vẻ khi sử dụng sản phẩm để

quảng cáo cho hàng hoá của họ. Hay khi đàm phán, người Nhật không có thói quen từ chối thẳng

như người phương Tây.

Việc am hiểu môi trường văn hóa xã hội trong một số trường hợp sẽ quyết định sự thành bại của cả một dự án.

2.4.4 Môi trường tự nhiên và nguồn tài nguyên thiên nhiên

Nghiên cứu vềđịa hình, địa chất, khí hậu, nguồn nước, chất đất, nguồn tài nguyên... có ảnh

hưởng đến việc lựa chọn các nguồn lực, đến việc thực hiện, khảnăng thành công và phát huy hiệu quả của dự án sau này. Hoạt động đầu tư khai thác tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên khoáng sản, có đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế thông qua một số phương diện: thu

hút đầu tư nước ngoài, tạo ra nhiều việc làm, tạo nguồn thu thuế cho chính phủ, thu ngoại hối cho quốc gia, thúc đẩy các ngành khác phát triển theo. Tuy nhiên mặt trái của những hoạt động này

thường gây ô nhiễm tàn phá môi trường khu vực khai thác một cách nặng nề và khó có khảnăng

phục hồi hoặc chi phí phục hồi quá tốn kém.

Đối với một số ngành, một số quốc gia, môi trường tự nhiên tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực đó. Sự thay đổi của môi trường tự nhiên có thể dẫn đến những

thay đổi trong hoạt động của các dự án hay doanh nghiệp nói chung. Khi sự quan tâm của chính quyền và người dân đến bảo vệmôi trường, xu hướng phát triển bền vững thì áp lực đối với các dự

án trong quá trình triển khai hoạt động sản xuất như việc sử dụng nguyên liệu từ thiên nhiên tiết kiệm với hiệu suất cao, sử dụng công nghệ xử lý chất thải… ngày càng tăng cao, tạo ra những thách thức không nhỏđối với dự án. Tùy từng dự án mà yếu tốmôi trường tựnhiên được nghiên cứu ở

các mức độ khác nhau.

2.4.5 Quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế

Phân tích các quy hoạch, kế hoạch không những là một trong những căn cứ phát hiện cơ

hội đầu tư mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với chất lượng và hiệu quả của hoạt động đầu tư. Các

dự án chỉđược thực hiện khi nằm trong quy hoạch của nhà nước, của địa phương. Một dự án có

được hưởng các ưu đãi đầu tư hay không phụ thuộc vào vị trí của nó trong việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của ngành, vùng. Bên cạnh đó, khi lập quy hoạch, kế hoạch, Nhà nước cần phải dựa trên các cơ sở khoa học đểđảm bảo những mục tiêu kinh tế xã hội trong dài hạn. Việc cụ

lợi ích lâu dài cho dự án. Vì vậy, để tránh những tổn thất, lãng phí khi phải điều chỉnh, di dời dự án, đảm bảo tính hiệu quả thì ngay trong quá trình lập dự án cần dành sự quan tâm thỏa đáng đến hoạt động quy hoạch. Cụ thể:

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của cảnước, của vùng, của địa phương.

- Quy hoạch phát triển ngành. - Quy hoạch phát triển đô thị. - Quy hoạch xây dựng. - Quy hoạch kiến trúc

2.4.6 Sự phát triển của khoa học, công nghệ và kỹ thuật

Dưới tác động của khoa học, công nghệ và kỹ thuật, trình độ sản xuất trong nền kinh tế sẽ ngày càng được nâng cao, năng lực sản xuất của nền kinh tế nhìn chung sẽtăng lên. Việc chuyển giao công nghệ hiện đại trên thế giới so với trước tuy có những thuận lợi hơn, song cũng không

kém phức tạp. Do vậy, khi tiếp nhận công nghệ mới, dự án cần phải thận trọng, tránh những sai lầm, tránh được lãng phí vốn do nhập công nghệ lạc hậu gây ra. Dự án bắt kịp với xu hướng mới, cải tiến công nghệ giúp giảm chi phí sản xuất, tăng khảnăng kinh doanh.

Ngoài ra, với tốc độ phát triển khoa học công nghệnhanh như hiện nay cũng đặt ra yêu cầu cập nhật công nghệ mới cho các dựán, đòi hỏi chi phí cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) trong nội bộ dự án.

2.5 VÍ DỤ MINH HỌA

Gii thiệu sơ lược v d án:

 Tên quán: “Tropical Pub ”

 Địa điểm: Lô C307 – C308, Dãy phố cổ Hạ Long Park, TP Hạ Long, Quảng Ninh

 Ngành nghề kinh doanh: cung cấp dịch vụ giải trí phục vụ các thức uống có cồn như cocktail, rượu, bia,..đồ uống giải khát khác và tổ chức sự kiện.

Mc tiêu ca d án:

 Đạt được lợi nhuận trong năm đầu hoạt động.

 Tạo môi trường giao lưu năng động, kết bạn, thư giãn, giải trí, văn hóa lành mạnh cho khách hàng.

 Thiết kế, concept đi theo xu hướng mới của giới trẻ

 Tối đa hóa sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ

 Đạt được uy tín với các bên có liên quan: nhà cung cấp, khách hàng.

Các loại đồ uống giải khát, hoa quảtươi, đồăn vặt không hợp vệsinh, không được kiểm tra, kiểm soát một cách chặt chẽđang lan tràn trên thịtrường. Việc phân biệt bằng mắt thường là điều rất khó khăn. Điều này đã gây lo lắng không nhỏđối với người tiêu dùng về sức khỏe.

Mặt khác, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao, trình độ dân trí ngày

càng tăng nênngười dân có điều kiện quan tâm tới sức khỏe vừa mong muốn thỏa mãn nhu cầu

vui chơi giải trí của họ.

Nghiên cu tin kh thi:

a. Khía cnh kinh tế - xã hi:

Quảng Ninh là một đỉnh trong tam giác kinh tế của Miền Bắc nối với Hà Nội và Hải Phòng. Hạ tầng đô thị không ngừng được đầu tư nâng cấp ở Quảng Ninh. Với hàng loạt thành phố, thịxã được nâng cấp và thành lập mới đã đưa vùng trở thành khu vực đô thị của cảnước. Trong những năm vừa qua, tỉnh Quảng Ninh thành lập một số thành phố, thị xã mới trên cơ sở các huyện, thịxã đã có. Quảng Ninh đang tiếp tục đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, cải tạo và nâng cấp đô

thịđể hứng tới trởthành đô thị loại 1 trực thuộc trung ương vào những năm tới. Khu vực này tập trung nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh của Việt Nam. Các dự án sân golf, khu nghỉ mát chuẩn quốc tếđã và đang được đầu tư xây dựng, đặc biệt là tại khu vực xung quanh di sản thế giới Vịnh Hạ Long.

Vùng kinh tế này là một trong những trung tâm năng lượng hàng đầu của cảnước, là nơi sản xuất và xuất khẩu than đá (Quảng Ninh), nhiệt điện (Uông Bí - Quảng Ninh).

Về giao thông, cảng Cái Lân - Quảng Ninh là một trong những cụm cảng nước sâu hàng đầu cảnước. Trong tương lai gần, một dự án với tổng vốn đầu tư khoảng 15 tỷ USD phát triển đô thị

và cảng container tại Quảng Ninh do các tổng công ty và tập đoàn trong nước (ban đầu là Tổng công ty Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Công

nghiệp tàu biển Vinashin) với năng lực ước tính khoảng 100 triệu tấn/năm, có thể đón tàu có tải trọng trên 100.000 tấn cập cảng.

Hàng không có sân bay ởVân Đồn Quảng Ninh có công suất đón 2,5 triệu khách/năm.

b. Nhu cu ca thtrường:

Ngày nay, sựthay đổi vềmôi trường, văn hóa, đã làm thay đổi nhu cầu của khách hàng. Đòi

hỏi các quán café, pub, bar,.. phải nâng cao chất lượng đồ uống phù hợp với người tiêu dùng. Tropical Pub sẽđược xây dưng có tính chủ đề rõ nét là quán Pub tiêu thụđồ cồn mix với trái cây nhiệt đới để tạo nên cocktail duy nhất và đặc biệt luôn bắt kịp xu hướng trên thế giới. Do quán là hình thức pub nên có nhiều đối thủ cạnh tranh, vì thế mà chủ quán phát triển đổi mới menu cho

Nghiên cứu các điều kiện vĩ mô

Các căn cứ pháp lý:

Việc lập Dựán đầu tư “ Pub” dựa trên những cơ sở pháp lý sau:

Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 của Chính phủ về Qui định chi tiết Luật

Thương mại về hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chếkinh doanh và kinh doanh có điều kiện. Nghịđịnh số40/2008/NĐ-CP ngày 07/4/2008 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu.

Thông tư số 10/2008/TT-BCT ngày 25/7/2008 của BộCông Thương vềhướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 40/2008/NĐ-CP ngày 07/4/2008 của Chính phủ về sản xuất, kinh

doanh rượu.

Thông tin pháp lý:

 Nghị định 40/2008/NĐ-CP ngày 07/4/2008 và Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 7/2/2005 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu.

 Nghịđịnh số89/2006/NĐ-CP ngày 30/9/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa.

 Quyết định 21/2007/QĐ-BYT ngày 12/3/2007 của Bộtrưởng Bộ y tế vềban hành “quy định vềđiều kiện sức khỏe đối với những người tiếp xúc trực tiếp trong quá trình chế biến thực phẩm bao gói sẵn và kinh doanh thực phẩm ăn ngay”.

 Quyết định 42/2005/QĐ-BYT ngày 08/12/2005 về việc ban hành “Quy chế công bố về tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm”.

 Quyết định 39/2005/QĐ-BYT quy định vềcác điều kiện vệsinh chung đối với cơ sở sản xuất thực phẩm.

 Thông tư 10/2008/TT-BCT ngày 25/7/2008 hướng dẫn thực hiện một sốđiều của Nghịđịnh số 40/2008/NĐ-CP ngày 07/4/2008 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu.

 Thông tư 04/2004/TT-BCA ngày 31/3/2004 hướng dẫn thi hành Nghịđịnh số35/2003/NĐ-CP.  Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7043:2002 (Rượu trắng –Quy định kỹ thuật) năm 2002 của Bộ

KH và CN.

 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7044:2002 (Rượu mùi –Quy định kỹ thuật) của Bộ KH và CN

năm 2002.

 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7045:2002 (Rượu vang –Quy định kỹ thuật) của Bộ KH và CN

năm 2002.

 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1052:1971 (Etanol tinh chế – Yêu cầu KT) của Bộ KH và CN

năm 2002.

Phân tích tình hình kinh tế xã hi:

Tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 và 8 tháng năm 2017 có nhiều chuyển biến tích cực và rất khả quan:

Chỉ sốtiêu dùng (CPI) tháng 8 tăng 0,2 % so với cùng kỳvà CPI bình quân 8 tháng tăng 3,84 % so với cùng kỳnăm 2016. Lạm phát được kiểm soát, thịtrường tiền tệ, tín dụng ổn định. Các chỉ số về sản xuất nông nghiệp, công nghiệp có chiều hướng tăng cao so với cùng kỳnăm ngoái.

Giải ngân vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước của 8 tháng ước đạt trên 137 nghìn tỷđồng, bằng 38,4% tổng kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước được Quốc hội giao, xấp xỉ bằng cùng kỳnăm trước (39%) và bằng 44,3% kế hoạch vốn đã được Thủtướng Chính phủ giao. Sau gần 1 tháng thực hiện Nghị quyết 70/NQ-CP, có 11/44 Bộ, ngành và 15/63 địa phương có tỉ lệ giải ngân cao trên 60%; tuy nhiên vẫn còn 13/44 Bộngành và 4/63 địa phương có tỉ lệ giải ngân dưới 30%.

Tổng lượng khách quốc tếđến Việt Nam trong tháng này ước đạt 1,23 triệu lượt, tăng 35,1% so với cùng kỳnăm 2016, đây là tháng đón lượng khách quốc tế lớn nhất từtrước đến nay.

b. Tình hình phát trin kinh tế xã hi tnh Qung Ninh.

Số liệu mới nhất năm 2017:

6 tháng năm 2017, kinh tế của tỉnh tăng trưởng 9,6%, mức tăng cao nhất so với cùng kỳ từ năm 2012 đến nay, đứng trong nhóm đầu các tỉnh, thành phố vùng trọng điểm Bắc Bộ và các địa

phương lớn của cả nước. Giá trị tăng thêm của 3 khu vực kinh tế tăng 9,9% cùng kỳ; trong đó:

Một phần của tài liệu Bài giảng phân tích lập dự án (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)